- 1Quyết định 31/2006/QĐ-BTM về quy tắc xuất xứ áp dụng đối với bốn mươi mặt hàng được hưởng ưu đãi thuế quan theo Bản thỏa thuận giữa Bộ Thương mại Việt Nam và Bộ Thương mại Cam-pu-chia về các mặt hàng nông sản có xuất xứ Cam-pu-chia được hưởng ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu Việt Nam bằng 0% do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành
- 2Quyết định 33/2006/QĐ-BTM về việc nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan đối với hàng hóa có xuất xứ Campuchia với thuế suất thuế nhập khẩu 0% do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành
- 3Quyết định 11/2007/QĐ-BCT về việc nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan năm 2008 và 2009 đối với hàng hoá có xuất xứ Campuchia do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 4Quyết định 13/2007/QĐ-BCT về Quy tắc xuất xứ và Thủ tục thực hiện Quy tắc xuất xứ cho Bản thỏa thuận giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Cam-pu-chia do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 5Quyết định 08/2008/QĐ-BTC về thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu có xuất xứ từ Campuchia do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7361/BTC-TCHQ | Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2009 |
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ
Trên cơ sở Bản thỏa thuận giữa hai Chính phủ Việt Nam-Campuchia ký kết ngày 03/08/2006 và ngày 05/11/2007 cùng một số văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện có liên quan về việc Việt Nam dành ưu đãi cho hàng hóa của Campuchia nhập khẩu vào Việt Nam, Bộ Tài chính đã áp dụng mức thuế suất 0% cho một số mặt hàng nông sản có xuất xứ thuần túy Campuchia, có giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) mẫu S do cơ quan có thẩm quyền của Campuchia phát hành. Bộ Tài chính xin báo cáo như sau:
I. Nội dung vụ việc:
Quá trình kiểm tra thực tế cuối năm 2008 tại hải quan địa phương đã cho thấy một vấn đề tồn tại là trên một số C/O mẫu S của các lô hàng nhập khẩu từ Cambodia không thể hiện trị giá FOB ở cột số 8 nhưng đã được cơ quan hải quan chấp nhận cho hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt. Theo quy định hiện hành thì C/O không ghi trị giá FOB được coi là không hợp lệ và không được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt. Riêng tại Cục Hải quan Tây Ninh, nếu không chấp nhận tất cả các C/O ghi thiếu trị giá FOB thì số tiền thuế dự kiến truy thu đối với các tờ khai trong hai năm 2007 và 2008 là hơn 67 tỉ đồng.
Việc truy thu liên quan đến việc thực hiện ưu đãi giữa hai chính phủ theo thỏa thuận song phương và sẽ phải tiến hành trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay.
II. Phương án xử lý
1. Cơ sở pháp lý để thực hiện ưu đãi trong thương mại giữa Việt Nam-Cambodia:
- Quyết định số 31/2006/QĐ-BTM ngày 04/10/2006 của Bộ Công Thương (Bộ Thương mại cũ) về Quy tắc xuất xứ C/O mẫu S.
- Quyết định số 13/2007/QĐ-BCT ngày 27/12/2007 của Bộ Công Thương, thay thế Quyết định số 31/2006/QĐ-BTM.
- Quyết định số 33/2006/QĐ-BTM ngày 16/10/2006 của Bộ Công Thương (Bộ Thương mại cũ) về hạn ngạch thuế quan đối với gạo và lá thuốc lá khô cho năm 2006-2007.
- Quyết định số 11/2007/QĐ-BCT ngày 21/12/2007 của Bộ Công Thương về hạn ngạch thuế quan đối với gạo và lá thuốc lá khô cho năm 2008-2009.
- Quyết định số 08/2008/QĐ-BTC ngày 30/01/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế nhập khẩu cho các mặt hàng nông sản có xuất xứ Campuchia (thay thế Quyết định số 60/2006/QĐ-BTC ngày 25/10/2006).
(Xin gửi kèm theo đây các Quyết định liên quan)
2. Nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến vấn đề tồn tại trên:
- Các văn bản pháp luật ban hành trước Quyết định số 13/2007/QĐ-BCT ngày 27/12/2007 của Bộ Công Thương đều không rõ ràng (chưa có quy định về thủ tục cấp và kiểm tra C/O, cơ chế khiếu nại, xử lý vi phạm,…), cơ quan Hải quan rất khó thực hiện vì thiếu cơ sở pháp lý, việc thực hiện không thống nhất tại các đơn vị. Từ thực trạng này, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đã có công văn đề nghị Bộ Công Thương có hướng dẫn cụ thể hơn. Đến ngày 27/12/2007, Bộ Công Thương mới ban hành Quyết định số 13/2007/QĐ-BCT, thay thế Quyết định số 31/2006/QĐ-BTM; theo đó, việc thực hiện ưu đãi theo C/O mẫu S được áp dụng quy định thích hợp trong quy chế xuất xứ C/O mẫu D.
- Các đơn vị cơ sở chưa kịp thời báo cáo vướng mắc để Bộ Tài chính xem xét, chỉ đạo giải quyết.
3. Phương án đề nghị xử lý:
Sau khi xin ý kiến của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính đề xuất như sau:
Không truy thu thuế đối với các lô hàng nhập khẩu theo các tờ khai đăng ký đến hết ngày 31/12/2008 (kể từ ngày 1/1/2009, cơ quan hải quan đã không chấp nhận các C/O không có trị giá FOB) vì các lý do sau:
+ Chưa có cơ sở pháp lý đầy đủ để xử lý các trường hợp tờ khai hải quan nhập khẩu đăng ký trước ngày có hiệu lực của Quyết định 13/2007/QĐ-BCT ngày 27/12/2007 của Bộ Công Thương. Đối với tờ khai hải quan nhập khẩu đăng ký sau ngày hiệu lực của Quyết định 13/2007/QĐ-BCT thì các C/O mẫu S này đều đã hết hiệu do vậy không thể yêu cầu cơ quan cấp C/O của Campuchia cấp thay thế.
+ Số tiền thuế dự kiến truy thu khá lớn, doanh nghiệp khó có khả năng hoàn trả do hàng hóa đã được thông quan và hiện nay các doanh nghiệp đều gặp khó khăn về tài chính, về sản xuất kinh doanh vì tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu.
+ Việc áp dụng thuế suất nhập khẩu 0% đối với hàng hóa có C/O mẫu S của Campuchia là thực hiện chính sách ưu đãi của Chính phủ Việt Nam dành riêng cho Chính phủ Campuchia theo thỏa thuận song phương. Hàng hóa đều là nông sản có xuất xứ thuần túy của Campuchia nên ít có khả năng vi phạm về xuất xứ. C/O không có trị giá FOB là không hợp lệ nhưng về bản chất không ảnh hưởng đến xuất xứ của hàng hóa.
+ Chưa có cơ sở kết luận doanh nghiệp vi phạm.
Bộ Tài chính báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để có cơ sở thực hiện (xin gửi kèm theo công văn số 1323/BCT-XNK ngày 18/02/2009 của Bộ Công Thương tham gia ý kiến xử lý C/O mẫu S không ghi trị giá FOB).
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn số 3619/VPCP-KTTH về việc xử lý vướng mắc C/O mẫu S đối với hàng nông sản nhập khẩu từ Campuchia do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Công văn 8284/VPCP-KTTH về việc xử lý vướng mắc C/O mẫu S của Campuchia do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Công văn 17824/BTC-TCHQ xử lý vướng mắc về C/O mẫu S của Campuchia do Bộ Tài chính ban hành
- 4Công văn 2613/TCHQ-GSQL giải quyết vướng mắc về C/O do Tổng cục Hải quan ban hành
- 5Công văn 15934/BTC-TCHQ vướng mắc về C/O mẫu S do Bộ Tài chính ban hành
- 1Quyết định 31/2006/QĐ-BTM về quy tắc xuất xứ áp dụng đối với bốn mươi mặt hàng được hưởng ưu đãi thuế quan theo Bản thỏa thuận giữa Bộ Thương mại Việt Nam và Bộ Thương mại Cam-pu-chia về các mặt hàng nông sản có xuất xứ Cam-pu-chia được hưởng ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu Việt Nam bằng 0% do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành
- 2Quyết định 33/2006/QĐ-BTM về việc nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan đối với hàng hóa có xuất xứ Campuchia với thuế suất thuế nhập khẩu 0% do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành
- 3Quyết định 60/2006/QĐ-BTC về thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ Campuchia do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Quyết định 11/2007/QĐ-BCT về việc nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan năm 2008 và 2009 đối với hàng hoá có xuất xứ Campuchia do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 5Quyết định 13/2007/QĐ-BCT về Quy tắc xuất xứ và Thủ tục thực hiện Quy tắc xuất xứ cho Bản thỏa thuận giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Cam-pu-chia do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 6Quyết định 08/2008/QĐ-BTC về thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu có xuất xứ từ Campuchia do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7Công văn số 1323/BCT-XNK về việc C/O Mẫu S không ghi giá FOB do Bộ Công thương ban hành
- 8Công văn số 3619/VPCP-KTTH về việc xử lý vướng mắc C/O mẫu S đối với hàng nông sản nhập khẩu từ Campuchia do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 9Công văn 8284/VPCP-KTTH về việc xử lý vướng mắc C/O mẫu S của Campuchia do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 10Công văn 17824/BTC-TCHQ xử lý vướng mắc về C/O mẫu S của Campuchia do Bộ Tài chính ban hành
- 11Công văn 2613/TCHQ-GSQL giải quyết vướng mắc về C/O do Tổng cục Hải quan ban hành
- 12Công văn 15934/BTC-TCHQ vướng mắc về C/O mẫu S do Bộ Tài chính ban hành
Công văn 7361/BTC-TCHQ vướng mắc về C/O mẫu S do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 7361/BTC-TCHQ
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 25/05/2009
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Đỗ Hoàng Anh Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/05/2009
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực