Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7203/TCHQ-TXNK | Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2020 |
Kính gửi: | - Cục Thuế XNK; |
Qua rà soát tổng thể trên hệ thống nghiệp vụ Hải quan, Tổng cục Hải quan phát hiện một số sai phạm trong công tác phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế tại một số đơn vị hải quan tỉnh, thành phố. Cụ thể như sau:
1. Hàng hóa chưa được khai báo đầy đủ tên hàng, thành phần, tính chất, cấu tạo, hàm lượng... để đáp ứng các tiêu chí về tên gọi, mô tả hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam để phân loại mã số nhưng vẫn được chấp nhận thông quan, ví dụ:
- Mặt hàng khai báo là “Băng keo bằng nhựa”, được chấp nhận thông quan theo mã số 3919.10.99 dù mô tả hàng hóa không đủ các tiêu chí về thành phần, kích thước.
- Mặt hàng khai báo là “Lá đồng” được chấp nhận thông quan theo mã số 7410.11.00 nhưng không nêu rõ thông tin bằng đồng tinh luyện hay hợp kim, đã hay chưa được bồi.
- Mặt hàng khai báo là “Cúc dập, khuy dập” được chấp nhận thông quan theo mã số 9606.10.90 dù mô tả hàng hóa không đủ thông tin về chất liệu.
(cụ thể tại Phụ lục I)
2. Các lô hàng có mô tả hàng hóa giống nhau nhưng được chấp nhận thông quan với các mã số khác nhau, ví dụ:
- Mặt hàng khai báo là “Catalogue sản phẩm” được chấp nhận thông quan theo các mã số 4901.10.00 (thuế suất 0%), 4811.49.90 (thuế suất 15%), 4911.10.90 (thuế suất 20%).
- Mặt hàng khai báo là “Bình chứa nitơ lỏng để bảo quản tinh dịch động vật bằng nhôm” được chấp nhận thông quan theo các mã số khai báo là 7613.00.00 (thuế suất 3%) và 7612.90.90 (thuế suất 15%).
(cụ thể tại Phụ lục II)
3. Mô tả hàng hóa không phù hợp với mã số khai báo nhưng được chấp nhận thông quan, ví dụ:
- Mặt hàng “Norfloxacin” phù hợp phân loại vào mã số 2933.59.90 nhưng được chấp nhận thông quan theo các mã số khai báo là 2921.59.00, 2941.30.00, 2941.90.00.
- Mặt hàng “Rong biển ăn liền” phù hợp phân loại vào mã số 2008.99.30 nhưng đã được chấp nhận thông quan theo mã số khai báo là 2008.99.90.
(cụ thể tại Phụ lục III)
4. Trường hợp Tổng cục Hải quan đã có công văn hướng dẫn cụ thể về mã số nhưng vẫn còn tình trạng một số Cục Hải quan chưa thực hiện đúng theo chỉ đạo. Cụ thể: Tổng cục Hải quan đã có công văn số 1870/TCHQ-TXNK ngày 28/4/2011 gửi Cục Hải quan các tỉnh, thành phố về việc phân loại mặt hàng Nitrat amon thuộc mã số 3102.30.00, tuy nhiên, qua rà soát mặt hàng vẫn được chấp nhận thông quan theo mã số 2834.29.90.
(cụ thể tại Phụ lục IV)
5. Khai báo mã số, áp dụng mức thuế tại các Biểu xuất khẩu, Biểu nhập khẩu thông thường, Biểu thuế FTA chưa chính xác, cụ thể:
- Về Biểu thuế xuất khẩu: Tổng cục Hải quan đã có công văn số 832/TCHQ-TXNK ngày 09/2/2018 và 2774/TCHQ-TXNK ngày 21/5/2018 chấn chỉnh việc không khai báo thuế xuất khẩu, tuy nhiên, qua rà soát vẫn còn tình trạng chấp nhận thông quan Tờ khai xuất khẩu mà chưa khai báo mã số đủ 10 số, ví dụ, mặt hàng nhôm thỏi, trong 6 tháng đầu năm 2020 có 41 dòng hàng không khai báo đủ 10 mã số.
- Về Biểu thuế nhập khẩu thông thường: Tổng cục Hải quan đã có công văn số 1693/TCHQ-TXNK ngày 30/3/2018 và 2168/TCHQ-TXNK ngày 23/4/2018 và 3128/TCHQ-TXNK ngày 5/6/2018 yêu cầu kiểm tra, rà soát việc áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu thông thường, tuy nhiên, qua rà soát vẫn còn tình trạng chấp nhận thông quan đối với Tờ khai nhập khẩu khai báo sai mã Biểu thuế, ví dụ, Tờ khai 103182010960/A11 ngày 3/5/2020, nước nhập khẩu Sudan khai báo mã biểu B01.
- Về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt (Biểu FTAs): qua rà soát vẫn còn tình trạng chấp nhận thông quan đối với Tờ khai nhập khẩu mà chưa khai báo mã số đủ 10 số, ví dụ, Tờ khai 103339089121/A11 ngày 30/5/2020, khai báo mã số 1211.90.99, mã biểu B05, tuy nhiên, căn cứ Biểu ACFTA, phân nhóm 1211.90.99 gồm 2 mã số 1211.90.99.10 và 1211.90.99.90
(cụ thể tại Phụ lục V)
6. Về việc khai báo đơn vị tính trên tờ khai hải quan:
Theo hướng dẫn tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 thì Số lượng (1) và Số lượng (2) là các chỉ tiêu thông tin người khai hải quan phải khai báo.
Theo số liệu do Cục CNTT & TKHQ cung cấp thì chỉ có khoảng 2% doanh nghiệp thực hiện khai báo chỉ tiêu Số lượng (2) trên tờ khai hải quan.
Ngoài ra, khi kiểm tra hồ sơ hải quan (trường hợp tờ khai luồng vàng, luồng đỏ), công chức hải quan thường không kiểm tra việc khai báo chỉ tiêu Số lượng (2) trên tờ khai hải quan, do đó không yêu cầu người khai hải quan phải khai bổ sung khi chỉ tiêu Số lượng (2) bị bỏ trống, không khai. Do đó, việc thống kê, kiểm tra, đánh giá và xây dựng chính sách quản lý (cụ thể như chính sách về giá) đối với các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu không đảm bảo chính xác, gặp nhiều khó khăn.
Để chuẩn hóa cơ sở dữ liệu về phân loại hàng hóa, đảm bảo áp dụng thống nhất mã số hàng hóa và khắc phục các tồn tại nêu trên, Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị triển khai các nhiệm vụ sau:
1. Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố:
(1) Rà soát thông tin về các mặt hàng có dấu hiệu vi phạm tại các Phụ lục đính kèm để có biện pháp chấn chỉnh và áp dụng thống nhất mã số, đồng thời, rà soát toàn bộ dữ liệu tại đơn vị đối với các trường hợp tương tự. Báo cáo kết quả thực hiện về Tổng cục Hải quan (Cục Thuế XNK), bản mềm gửi về hòm thư phongphanloai@customs.gov.vn trước ngày 31/12/2020 theo Mẫu 1 và 2 đính kèm.
(2) Báo cáo kết quả rà soát dữ liệu hàng Quý đối với các trường hợp một mặt hàng áp dụng nhiều mã số khác nhau và việc khai báo, áp dụng mức thuế tại các Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu thông thường, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN), Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt (FTA) theo Mẫu 1 và 2 đính kèm, gửi về Tổng cục Hải quan (Cục Thuế XNK), bản mềm gửi về hòm thư phongphanloai@customs.gov.vn.
(3) Hướng dẫn doanh nghiệp khai báo đầy đủ mô tả hàng hóa để tránh tin dẫn tới phân loại sai, không chính xác; cán bộ hải quan thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra mô tả hàng hóa, mã số, mức thuế khai báo theo đúng quy định tại Quy trình 1921/QĐ-TCHQ ngày 28/6/2018.
(4) Hướng dẫn doanh nghiệp khai báo đầy đủ số lượng (1) và số lượng (2) trên tờ khai hải quan theo đúng hướng dẫn tại Phụ lục I Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018; kiểm tra, rà soát việc khai báo đơn vị tính trên tờ khai hải quan của người khai hải quan khi kiểm tra hồ sơ hải quan (đối với tờ khai luồng vàng, đỏ) hoặc kiểm tra sau khi hàng hóa đã được thông quan (đối với tờ khai luồng xanh).
2. Cục Kiểm tra sau thông quan và Cục Điều tra chống buôn lậu:
Báo cáo số liệu các trường hợp xử lý vi phạm về mã số theo Mẫu 3 đính kèm khi có phát sinh, gửi về Tổng cục Hải quan (Cục Thuế XNK), bản mềm gửi về hòm thư phongphanloai@customs.gov.vn.
3. Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan và Cục Quản lý rủi ro:
- Phối hợp các đơn vị triển khai các biện pháp ngăn ngừa gian lận thông qua thiết lập các thông số của Hệ thống, tiêu chí phân luồng và tiếp nhận các thông tin về mã số khi có các thay đổi về Danh mục, Biểu thuế do Cục Thuế XNK chuyển để thiết lập các thông số của hệ thống nghiệp vụ liên quan.
- Cục CNTT&TK Hải quan xây dựng chức năng trên phần mềm khai báo hải quan (đầu doanh nghiệp) đối với trường hợp không cập nhật đơn vị tính theo quy định tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam tại trường thông tin Số lượng (2).
4. Cục Kiểm định Hải quan:
Rà soát các Thông báo kết quả phân tích kèm mã số hàng hóa đảm bảo áp dụng thống nhất mã số, báo cáo kết quả thực hiện hàng Quý gửi về Cục Thuế XNK theo Mẫu 4 để tổng hợp.
5. Cục Thuế XNK:
- Rà soát dữ liệu Thông báo kết quả phân loại để đảm bảo áp dụng thống nhất mã số theo Mẫu 4 hàng Quý.
- Tổng hợp kết quả thực hiện của các đơn vị và báo cáo Lãnh đạo Tổng cục kết quả thực hiện hàng Quý để có chỉ đạo kịp thời, thống nhất.
(Tài liệu các Phụ lục tại đĩa CD đính kèm công văn này).
Tổng cục Hải quan thông báo để các đơn vị được biết và thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 4042/TCHQ-TXNK năm 2019 về doanh nghiệp tự rà soát, kê khai nộp thuế chênh lệch do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2Công văn 4960/TCHQ-TXNK năm 2019 về rà soát văn bản do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Công văn 5961/TCHQ-GSQL năm 2020 về rà soát, kiểm tra các tờ khai hàng hóa nhập khẩu được đưa hàng về bảo quản do Tổng cục Hải quan ban hành
- 1Công văn 1870/TCHQ-TXNK về phân loại mặt hàng Nitrat amon do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Công văn 1693/TCHQ-TXNK năm 2018 về rà soát việc áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu thông thường do Tổng cục Hải quan ban hành
- 4Công văn 2168/TCHQ-TXNK năm 2018 về rà soát việc áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu thông thường do Tổng cục Hải quan ban hành
- 5Quyết định 1921/QĐ-TCHQ năm 2018 về quy trình phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 6Công văn 4042/TCHQ-TXNK năm 2019 về doanh nghiệp tự rà soát, kê khai nộp thuế chênh lệch do Tổng cục Hải quan ban hành
- 7Công văn 4960/TCHQ-TXNK năm 2019 về rà soát văn bản do Tổng cục Hải quan ban hành
- 8Công văn 5961/TCHQ-GSQL năm 2020 về rà soát, kiểm tra các tờ khai hàng hóa nhập khẩu được đưa hàng về bảo quản do Tổng cục Hải quan ban hành
Công văn 7203/TCHQ-TXNK năm 2020 về rà soát dữ liệu do Tổng cục Hải quan ban hành
- Số hiệu: 7203/TCHQ-TXNK
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 11/11/2020
- Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
- Người ký: Lưu Mạnh Tưởng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra