BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 69/LĐTBXH-TTr | Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2023 |
Kính gửi: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Năm 2022, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (sau đây viết tắt là LĐTBXH) đã chỉ đạo và triển khai trong toàn quốc về thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về trẻ em và phòng, chống xâm hại trẻ em. Trên cơ sở báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra của các địa phương, Báo cáo số 44/TTr-BC ngày 20/12/2022 của Thanh tra Bộ LĐTBXH, Bộ LĐTBXH nhận thấy:
1. Một số địa phương chưa thực sự chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về trẻ em và phòng, chống xâm hại trẻ em, cụ thể:
- Còn 04/63 Sở LĐTBXH chưa thực hiện thanh tra (thành phố Đà Nẵng, tỉnh Long An, tỉnh Tiền Giang, tỉnh Bình Dương); 25/59 cuộc thanh tra, kiểm tra của Sở LĐTBXH không bảo đảm thực hiện được ít nhất 02 đơn vị cấp huyện (chiếm tỷ lệ 42,37%); chưa bảo đảm 100% UBND huyện thực hiện kiểm tra (đã thực hiện 470/703 cấp huyện, đạt tỷ lệ 66,85%); chưa bảo đảm 100% UBND cấp xã thực hiện tự kiểm tra (đã thực hiện 6.837/10.561 cấp xã, đạt tỷ lệ 64,73%); chưa thanh tra, kiểm tra 100% cơ sở trợ giúp xã hội (đã thanh tra, kiểm tra 265/439 cơ sở, đạt tỷ lệ 60,4%).
- Chất lượng thanh tra, kiểm tra chưa phát hiện được nhiều thiếu sót, sai phạm để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục trong khi thực tế đang xảy ra nhiều vụ việc trẻ em bị xâm hại: tổng số thiếu sót, sai phạm được phát hiện 645/8.577 đơn vị cấp huyện và cấp xã được thanh tra, kiểm tra (trung bình 0,075/đơn vị); 28/59 cuộc thanh tra do Sở LĐTBXH thực hiện chưa phát hiện thiếu sót, sai phạm (chiếm tỷ lệ 47,45%); hầu hết các cuộc kiểm tra của UBND huyện, tự kiểm tra của UBND xã thực hiện chưa phát hiện thiếu sót, sai phạm.
- Một số vấn đề nổi cộm được phát hiện qua thanh tra, kiểm tra: nhiều cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em hoạt động chưa đúng quy định pháp luật (phát hiện 202/645 tổng số thiếu sót, sai phạm, chiếm tỷ lệ 31,3%): chưa đảm bảo điều kiện về nhân sự và cơ sở vật chất, chưa đánh giá nhu cầu chăm sóc, trợ giúp và xây dựng kế hoạch chăm sóc, trợ giúp đối với trẻ em, chưa thực hiện kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho trẻ em, 28/265 cơ sở chưa đăng ký hoạt động (chiếm tỷ lệ 10,5%); còn tình trạng trẻ em chưa được cấp giấy khai sinh; UBND cấp huyện và cấp xã: chưa rà soát, thống kê về trẻ em có nguy cơ bị xâm hại, chưa đánh giá mức độ tổn hại đối với trẻ em bị xâm hại để có kế hoạch hỗ trợ, can thiệp phù hợp.
2. Để bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và trách nhiệm của UBND các cấp, các ngành, đoàn thể trong thực hiện quyền trẻ em, Bộ LĐTBXH đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục chỉ đạo thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về trẻ em và phòng, chống xâm hại trẻ em trong năm 2023 như sau:
- Chỉ đạo Sở LĐTBXH tiến hành thanh tra tại ít nhất 01 địa bàn cấp huyện; các cơ sở trợ giúp xã hội do cấp tỉnh thành lập và tổ chức, đơn vị chăm sóc, nuôi dưỡng, cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em nhưng không đăng ký hoạt động hoặc không được cấp phép hoạt động chưa được thanh tra trong năm 2022. Đối với Sở LĐTBXH thành phố Đà Nẵng, tỉnh Long An, tỉnh Tiền Giang, tỉnh Bình Dương chưa thực hiện thanh tra trong năm 2022 phải thanh tra tại ít nhất 03 địa bàn cấp huyện và các cơ sở trợ giúp xã hội, tổ chức, đơn vị chăm sóc, nuôi dưỡng, cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em.
- UBND cấp huyện tiếp tục thực hiện kiểm tra, UBND cấp xã thực hiện tự kiểm tra và kiểm tra tại các cơ sở trợ giúp xã hội do cấp huyện, xã thành lập chưa được kiểm tra trong năm 2022.
- Nội dung thanh tra, kiểm tra trọng tâm về thực hiện chính sách đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; rà soát, thống kê về trẻ em có nguy cơ bị xâm hại, trẻ em bị xâm hại và thực hiện can thiệp, hỗ trợ; thanh tra, kiểm tra toàn diện hoạt động của các cơ sở trợ giúp xã hội, các quỹ từ thiện.
- Giao Sở LĐTBXH đầu mối tổng hợp, báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra của toàn tỉnh/thành phố gửi về Bộ LĐTBXH (qua Thanh tra Bộ LĐTBXH) trước ngày 20/11/2023 (mẫu báo cáo đăng tại http://thanhtralaodong.gov.vn/tai-lieu).
Trân trọng./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 1179/VPCP-KGVX năm 2020 báo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em của Chính phủ gửi Đoàn Giám sát Quốc hội do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1472/QĐ-TTg năm 2020 triển khai Nghị quyết 121/2020/QH14 về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Công văn 338/LĐTBXH-TTr năm 2022 về thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về trẻ em và phòng, chống xâm hại trẻ em do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Công văn 3554/TLĐ-NC năm 2022 về phòng ngừa tình trạng hành hạ, xâm hại trẻ em trong công nhân, viên chức, lao động do Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 5Thông báo 2264/TB-BGDĐT năm 2023 Kết luận của Trưởng đoàn kiểm tra liên ngành về tình hình thực hiện Luật Trẻ em, thực hiện quyền trẻ em tại tỉnh Lạng Sơn do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1Công văn 1179/VPCP-KGVX năm 2020 báo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em của Chính phủ gửi Đoàn Giám sát Quốc hội do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1472/QĐ-TTg năm 2020 triển khai Nghị quyết 121/2020/QH14 về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Công văn 338/LĐTBXH-TTr năm 2022 về thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về trẻ em và phòng, chống xâm hại trẻ em do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Công văn 3554/TLĐ-NC năm 2022 về phòng ngừa tình trạng hành hạ, xâm hại trẻ em trong công nhân, viên chức, lao động do Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 5Thông báo 2264/TB-BGDĐT năm 2023 Kết luận của Trưởng đoàn kiểm tra liên ngành về tình hình thực hiện Luật Trẻ em, thực hiện quyền trẻ em tại tỉnh Lạng Sơn do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Công văn 69/LĐTBXH-TTr năm 2023 thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về trẻ em và phòng, chống xâm hại trẻ em do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 69/LĐTBXH-TTr
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 09/01/2023
- Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Người ký: Nguyễn Thị Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/01/2023
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực