- 1Bộ luật Lao động 1994
- 2Nghị định 41/2002/NĐ-CP về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước
- 3Luật Phá sản 2004
- 4Nghị định 132/2007/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế
- 5Nghị định 91/2010/NĐ-CP quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 672/LĐTBXH-LĐTL | Hà Nội, ngày 12 tháng 03 năm 2012 |
Kính gửi: Tổng công ty Cà phê Việt Nam
Trả lời công văn số 137/TCT-TCCB ngày 02/03/2012 của Tổng công ty cà phê Việt Nam về việc giải quyết chế độ cho người lao động khi công ty phá sản, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
1. Theo quy định tại điểm b, Khoản 5, Điều 10 Nghị định số 91/2010/NĐ-CP ngày 20/8/2010 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thì việc giải quyết chế độ lao động dôi dư được thực hiện theo nguyên tắc một lần. Đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cà phê Quảng Trị trước đây đã thực hiện chính sách lao động dôi dư theo Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ thì khi thực hiện phá sản công ty không thuộc đối tượng tiếp tục áp dụng chế độ lao động dôi dư theo Nghị định số 91/2010/NĐ-CP nêu trên. Việc giải quyết chế độ với người lao động khi thực hiện phá sản Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cà phê Quảng Trị được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Phá sản doanh nghiệp.
2. Về việc giải quyết chế độ đối với viên chức quản lý theo Nghị định số 132/2007/NĐ-CP của Chính phủ, đề nghị Tổng công ty trao đổi với Bộ Nội vụ để được giải đáp.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời để Tổng công ty Cà phê Việt Nam biết và thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước.
Nơi nhận: | TL. BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 3415/LĐTBXH-LĐTL trợ cấp đối với người lao động dôi dư khi cổ phần hóa doanh nghiệp do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Công văn 3374/LĐTBXH-LĐTL giải quyết chế độ lao động dôi dư đối với 05 công ty cà phê thuộc tỉnh Đắk Lắk do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Công văn 1939/LĐTBXH-LĐTL năm 2014 giải quyết chế độ cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Công văn 4268/LĐTBXH-LĐTL năm 2014 giải quyết chế độ cho người lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Công văn 3089/BTP-TCTHADS năm 2016 về thi hành quyết định của Tòa án liên quan đến giải quyết phá sản do Bộ Tư pháp ban hành
- 1Bộ luật Lao động 1994
- 2Nghị định 41/2002/NĐ-CP về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước
- 3Luật Phá sản 2004
- 4Nghị định 132/2007/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế
- 5Nghị định 91/2010/NĐ-CP quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu
- 6Công văn 3415/LĐTBXH-LĐTL trợ cấp đối với người lao động dôi dư khi cổ phần hóa doanh nghiệp do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 7Công văn 3374/LĐTBXH-LĐTL giải quyết chế độ lao động dôi dư đối với 05 công ty cà phê thuộc tỉnh Đắk Lắk do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 8Công văn 1939/LĐTBXH-LĐTL năm 2014 giải quyết chế độ cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 9Công văn 4268/LĐTBXH-LĐTL năm 2014 giải quyết chế độ cho người lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 10Công văn 3089/BTP-TCTHADS năm 2016 về thi hành quyết định của Tòa án liên quan đến giải quyết phá sản do Bộ Tư pháp ban hành
Công văn 672/LĐTBXH-LĐTL giải quyết chế độ cho người lao động khi công ty phá sản do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 672/LĐTBXH-LĐTL
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 12/03/2012
- Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Người ký: Tống Thị Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 12/03/2012
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết