BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6644/BTC-TCHQ | Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm 2015 |
Kính gửi: | - Bộ Y tế; |
Triển khai công văn số 9325/VPCP-KTTH ngày 21/11/2014 của Văn phòng Chính phủ về việc triển khai đo thời gian giải phóng hàng xuất nhập khẩu năm 2015; Quyết định số 91/QĐ-BTC ngày 21/01/2015 của Bộ Tài chính về việc thành lập Ban chỉ đạo và Tổ chuyên môn liên ngành thực hiện đo thời gian giải phóng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu năm 2015 (gọi tắt là cuộc đo năm 2015); căn cứ trên nội dung trao đổi trực tiếp và ý kiến tham gia của các đơn vị thuộc Bộ, ngành theo nội dung công văn số 3899/TCHQ-CCHĐH ngày 27/4/2015, Bộ Tài chính đã hoàn thiện Kế hoạch chi tiết thực hiện đo thời gian giải phóng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên ngành năm 2015.
Bộ Tài chính xin gửi tới quý Bộ nội dung Kế hoạch chi tiết thực hiện đo thời gian giải phóng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên ngành năm 2015 nêu trên (kèm theo công văn), và đề nghị quý Bộ:
1. Quán triệt nội dung Kế hoạch chi tiết thực hiện cuộc đo thời gian giải phóng hàng xuất khẩu, nhập khẩu liên ngành năm 2015 đến các đơn vị thuộc quý Bộ tham gia cuộc đo để biết, triển khai và phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện các công việc đã nêu trong Kế hoạch; đảm bảo đúng thời gian và tiến độ thực hiện theo Kế hoạch đã đặt ra.
Trong đó, thời gian thực hiện thu thập dữ liệu:
- Đối với cơ quan Hải quan: Thu thập dữ liệu các tờ khai hải quan đăng ký trong 06 ngày làm việc liên tục (từ thứ 2 đến hết thứ 7), từ ngày 15/6/2015 đến ngày 20/6/2015; và tiếp tục theo dõi các dữ liệu đối với tờ khai đã lựa chọn nhưng không quá 30 ngày làm việc liên tục kế tiếp kể từ ngày 20/6/2015;
- Đối với các cơ quan kiểm tra chuyên ngành: Thu thập dữ liệu đối với các hồ sơ đăng ký kiểm tra từ ngày 01/6/2015 đến ngày 20/6/2015, sau đó thực hiện theo dõi để thu thập đầy đủ dữ liệu đo của các hồ sơ đã được chọn là mẫu đo trong thời gian trên, nhưng không quá 30 ngày làm việc liên tục kế tiếp kể từ ngày 20/6/2015;
- Đối với cơ quan Biên phòng và cơ quan Kiểm dịch y tế: Thực hiện thu thập dữ liệu đối với hàng hóa nhập khẩu và các phương tiện vận tải nhập cảnh chứa hàng hóa nhập khẩu trong thời gian 06 ngày làm việc liên tục (từ thứ 2 đến hết thứ 7), từ ngày 15/6/2015 đến ngày 20/6/2015;
2. Trong quá trình triển khai, nếu có vướng mắc đề nghị đơn vị liên hệ: Đ/c Hoàng Thị Hồng Nhung - Phó trưởng phòng - Ban Cải cách Hiện đại hóa - Tổng cục Hải quan, ĐT: 0915.502968; Đ/c Nguyễn Thị Huyền - Chuyên viên - Ban Cải cách Hiện đại hóa, ĐT: 0907.689668; email: huyennd@customs.gov.vn;
Bộ Tài chính rất mong nhận được sự hợp tác tích cực của các đơn vị, Bộ, Ngành./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
KẾ HOẠCH CHI TIẾT
THỰC HIỆN ĐO THỜI GIAN GIẢI PHÓNG HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU LIÊN NGÀNH NĂM 2015
A. CÁC HƯỚNG DẪN CHUNG
I. Phạm vi, quy mô:
1. Phạm vi đo:
1.1. Phạm vi cuộc đo:
- Đối với hàng nhập khẩu: phạm vi cuộc đo gồm các khoảng thời gian xử lý tác nghiệp của các đơn vị từ khi hàng được vận chuyển đến cảng/cửa khẩu đến khi hàng đã được quyết định thông quan/giải phóng hàng rời khỏi khu vực giám sát Hải quan.
- Đối với hàng xuất khẩu: phạm vi cuộc đo gồm các khoảng thời gian xử lý tác nghiệp của các đơn vị từ khi doanh nghiệp đăng ký tờ khai hải quan đến khi cơ quan Hải quan quyết định thông quan/giải phóng hàng cho lô hàng.
Cuộc đo thời gian giải phóng hàng có sự tham gia của cơ quan Hải quan và các cơ quan liên quan khác có tác nghiệp trực tiếp đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu trong khoảng thời gian nêu trên.
1.2. Các đơn vị tham gia:
- Bộ Tài chính: Tổng cục Hải quan
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
+ Cơ quan kiểm dịch động vật: Cục Thú y;
+ Cơ quan kiểm dịch thực vật: Cục Bảo vệ thực vật;
+ Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản.
- Bộ Y tế:
+ Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm: Cục An toàn thực phẩm;
+ Kiểm dịch y tế: Cục Y tế dự phòng
- Bộ Giao thông vận tải:
+ Quản lý về phương tiện vận tải xuất nhập cảnh: Cục Hàng hải, Cục Hàng không;
+ Quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm: Cục Đăng kiểm;
- Bộ Khoa học công nghệ:
+ Quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm: Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng;
- Bộ Quốc phòng: Bộ đội Biên phòng (Cục Cửa khẩu - Bộ Tư lệnh bộ đội biên phòng);
- Các đơn vị quản lý cảng biển, cảng hàng không (cảng vụ);
- Các công ty kinh doanh kho bãi, cảng; Các công ty logistic;
- Doanh nghiệp thực hiện thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hóa;
- Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam.
2. Quy mô cuộc đo:
2.1. Địa điểm tổ chức đo: Cuộc đo sẽ được thực hiện tại 11 Chi cục Hải quan cảng/cửa khẩu đã thực hiện đo năm 2013, gồm:
* Tuyến đường biển:
1. Chi cục Hải quan CK Cảng Hải Phòng KVI - Cục Hải quan Hải Phòng;
2. Chi cục Hải quan CK cảng Đình Vũ - Cục Hải quan Hải Phòng;
3. Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư - Gia công - Cục Hải quan Hải Phòng;
4. Chi cục Hải quan CK Cảng Hải Phòng KVII - Cục Hải quan Hải Phòng;
5. Chi cục Hải quan CK cảng Sài Gòn KVI - Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh;
6. Chi cục Hải quan cảng Cái Mép - Cục Hải quan Bà Rịa - Vũng Tàu;
* Tuyến đường hàng không:
7. Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Nội Bài - Cục Hải quan Hà Nội;
8. Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất - Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh;
* Tuyến đường bộ:
9. Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo - Cục Hải quan Quảng Trị;
10. Chi cục Hải quan cửa khẩu Mộc Bài - Cục Hải quan Tây Ninh;
11. Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị - Cục Hải quan Lạng Sơn;
2.2. Phương thức làm thủ tục Hải quan: Thực hiện đo đối với thủ tục hải quan điện tử;
2.3. Loại hình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu: Thực hiện đo đối với tất cả các loại hình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện thủ tục tại đơn vị (loại trừ các loại hình: hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu, hàng hóa chuyển phát nhanh, hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ, gia công xuất nhập khẩu chuyển tiếp, hàng hóa xuất nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại);
2.4. Tuyến đường vận chuyển hàng hóa: Tuyến đường biển, tuyến đường không, tuyến đường bộ.
II. Xác định các kết quả cần đạt được của cuộc đo:
1. Thời gian từ khi hàng nhập khẩu đến cảng/cửa khẩu đích cho đến khi hàng đã có quyết định thông quan/giải phóng hàng ra khỏi khu vực giám sát Hải quan;
2. Thời gian từ khi tiếp nhận đăng ký chính thức tờ khai hải quan cho đến khi cơ quan hải quan ra quyết định thông quan/giải phóng hàng;
3. Các khoảng thời gian tác nghiệp cụ thể trong quy trình thủ tục của cơ quan hải quan:
3.1. Thời gian kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan;
3.2. Thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa;
3.3. Thời gian hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế;
3.4. Thời gian làm thủ tục qua khu vực giám sát hải quan;
4. Thời gian tác nghiệp của các cơ quan có liên quan (cơ quan biên phòng, cơ quan kiểm tra chuyên ngành) phát sinh trong khoảng thời gian từ khi hàng nhập khẩu đến cảng/cửa khẩu đến khi hàng đã được thông quan/giải phóng hàng rời khỏi khu vực giám sát hải quan và từ khi đăng ký chính thức tờ khai hải quan rời khỏi khu vực giám sát hải quan và từ khi đăng ký chính thức tờ khai hải quan hàng xuất khẩu đến khi cơ quan hải quan ra quyết định thông quan/giải phóng hàng.
4.1. Thời gian tác nghiệp của các cơ quan kiểm tra chuyên ngành:
- Thời gian từ khi đăng ký kiểm tra chuyên ngành đến khi cấp giấy chứng nhận/thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành;
- Thời gian từ khi cấp giấy chứng nhận/thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành đến khi trả giấy chứng nhận/thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành cho doanh nghiệp;
- Thời gian từ khi doanh nghiệp nhận giấy chứng nhận/thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành đến khi doanh nghiệp nộp giấy chứng nhận/thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành cho cơ quan hải quan để được thông quan lô hàng.
4.2. Thời gian tác nghiệp của cơ quan Biên phòng: Thời gian từ khi bắt đầu kiểm tra đến khi kết thúc kiểm tra biên phòng đối với phương tiện vận tải nhập cảnh chứa hàng hóa nhập khẩu tại cửa khẩu/cảng.
5. Các khoảng thời gian tác nghiệp cụ thể trong quy trình thực hiện thủ tục của các cơ quan quản lý chuyên ngành có liên quan đến quá trình làm thủ tục đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:
- Thời gian làm thủ tục đăng ký kiểm tra;
- Thời gian lấy mẫu;
- Thời gian kiểm tra, thử nghiệm;
- Thời gian cấp giấy chứng nhận;
….
6. Trên cơ sở dữ liệu thu thập được của cuộc đo, xác định các kết quả thời gian phù hợp với các tiêu chí khảo sát của Ngân hàng thế giới (WB) đối với Báo cáo môi trường kinh doanh (Doing Bussiness -DB):
6.1. Thời gian từ khi hàng đến cảng TP. Hồ Chí Minh đến khi hàng rời khỏi khu vực giám sát hải quan đối với mặt hàng có mã HS 8708 nhập khẩu từ Nhật Bản;
6.2. Thời gian từ khi tiếp nhận đăng ký chính thức tờ khai hải quan đến khi hải quan ra quyết định thông quan/giải phóng hàng đối với mặt hàng có mã HS 8708 nhập khẩu từ Nhật Bản cập cảng TP. Hồ Chí Minh;
6.3. Thời gian từ khi tiếp nhận đăng ký chính thức tờ khai hải quan đến khi ra quyết định thông quan/giải phóng hàng đối với mặt hàng thuộc mã HS 85 xuất khẩu cho Nhật Bản từ cảng TP. Hồ Chí Minh;
6.4. Thời gian tác nghiệp các cơ quan quản lý chuyên ngành trong quá trình làm thủ tục từ khi hàng nhập khẩu đến cảng TP. Hồ Chí Minh đến khi hàng rời khỏi khu vực giám sát hải quan và từ khi đăng ký chính thức tờ khai hải quan hàng xuất khẩu đến khi hải quan ra quyết định thông quan/ giải phóng hàng đối với các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu nêu trên.
III. Phương pháp lấy mẫu và thời gian thu thập dữ liệu:
Mẫu chung của cuộc đo là các tờ khai hải quan được đăng ký làm thủ tục với cơ quan hải quan trong 06 ngày làm việc liên tục từ thứ 2 đến hết thứ 7 (sau đây gọi là tuần đo). Cơ quan hải quan và các cơ quan quản lý chuyên ngành thực hiện thu thập các dữ liệu thông tin liên quan đến quá trình làm thủ tục từ khi hàng nhập khẩu đến cảng/cửa khẩu đến khi hàng đã được thông quan/giải phóng hàng rời khỏi khu vực giám sát hải quan và từ khi đăng ký chính thức tờ khai hải quan hàng xuất khẩu đến khi cơ quan hải quan ra quyết định thông quan/giải phóng hàng đối với các tờ khai hải quan được chọn là mẫu trong thời gian 06 ngày nêu trên.
1. Đối với các khoảng thời gian tổng quát:
1.1. Khoảng thời gian (1) (từ khi hàng nhập khẩu đến cảng/cửa khẩu đến khi hàng đã được thông quan/giải phóng hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan): Tiến hành thu thập dữ liệu đối với 100% các tờ khai hải quan được đăng ký trong vòng 6 ngày làm việc liên tục (từ thứ 2 đến hết thứ 7) (tuần đo) trên hệ thống thông quan điện tử hải quan và trên cơ sở dữ liệu do các đơn vị kinh doanh cảng, kho bãi cung cấp.
Đối với tuyến đường bộ: thực hiện ghi chép thủ công thời điểm hàng đến.
1.2. Khoảng thời gian (2) (từ khi đăng ký chính thức tờ khai hải quan đến khi cơ quan hải quan ra quyết định thông quan/giải phóng hàng): Tiến hành thu thập dữ liệu trên hệ thống xử lý dữ liệu hải quan điện tử đối với 100% các tờ khai hải quan được đăng ký trong vòng 6 ngày làm việc liên tục (từ thứ 2 đến hết thứ 7) (tuần đo).
1.3. Các khoảng thời gian (4)
a. Các khoảng thời gian (4.1) (Thời gian tác nghiệp của các cơ quan kiểm tra chuyên ngành): Tiến hành thu thập dữ liệu đối với 100% các tờ khai hải quan đăng ký trong vòng 6 ngày làm việc liên tục (từ thứ 2 đến hết thứ 7) (tuần đo) có phát sinh kiểm tra chuyên ngành.
Doanh nghiệp có thể thực hiện đăng ký kiểm tra chuyên ngành trước khi đăng ký tờ khai hải quan, do đó thời gian lấy mẫu của các cơ quan kiểm tra chuyên ngành có thể diễn ra trước tuần đo (Các cơ quan kiểm tra chuyên ngành sẽ thực hiện thu thập dữ liệu đối với 100% các hồ sơ đăng ký kiểm tra từ 1 tuần đến 2 tuần làm việc trước tuần đo đến hết tuần đo).
Cơ quan hải quan sẽ xác định các tờ khai hải quan là mẫu đo và chuyển danh sách (theo số tờ khai, số vận đơn (nếu có), số giấy đăng ký và số giấy chứng nhận/thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành) cho các cơ quan quản lý chuyên ngành để cung cấp thông tin.
b. Khoảng thời gian (4.2) (Thời gian tác nghiệp của cơ quan Biên phòng): Thực hiện thu thập dữ liệu đối với các phương tiện nhập cảnh chứa hàng hóa nhập khẩu tại cửa khẩu/cảng trong tuần đo (từ thứ 2 đến hết thứ 7).
2. Đối với các khoảng thời gian tác nghiệp cụ thể:
2.1. Thời gian tác nghiệp của cơ quan hải quan (khoảng thời gian (3):
a. Đối với các chi cục đường bộ (Hữu Nghị, Lao Bảo, Mộc Bài) và chi cục Cái Mép: Tiến hành thu thập dữ liệu của 100% tờ khai đăng ký trong tuần đo.
b. Đối với các chi cục còn lại thuộc tuyến đường biển và đường hàng không: Tiến hành thu thập dữ liệu của tất cả các tờ khai làm thủ tục kiểm tra hồ sơ, kiểm hóa, nộp thuế, giám sát trong 03 ngày thứ 4,5,6 của tuần đo.
Riêng đối với các tờ khai có phát sinh kiểm tra chuyên ngành thì phải tiến hành theo dõi, thu thập dữ liệu toàn bộ quá trình làm thủ tục của 100% tờ khai có phát sinh kiểm tra chuyên ngành.
2.2. Thời gian tác nghiệp của các cơ quan quản lý chuyên ngành khác có liên quan (các khoảng thời gian (5)): Cơ quan quản lý chuyên ngành thực hiện xác định mẫu theo nhu cầu quản lý thuộc phạm vi đang đảm trách.
Mẫu có thể xác định theo loại hàng, hình thức, mức độ kiểm tra, đơn vị phát sinh kiểm tra,...
3. Thời gian thu thập dữ liệu:
- Thực hiện thu thập dữ liệu đối với các tờ khai hải quan đăng ký trong 06 ngày làm việc liên tục (từ thứ 2 đến hết thứ 7) (tuần đo), từ ngày 15/06/2015 đến ngày 20/06/2015;
- Sau đó, đối với các mẫu đã được lựa chọn thu thập trong 06 ngày trên nhưng chưa có đủ thông tin cần thu thập (mẫu chưa đủ thông tin) thì tiếp tục theo dõi và ghi nhận đầy đủ dữ liệu của mẫu này trong các ngày tiếp theo, nhưng không quá 30 ngày làm việc liên tục kế tiếp kể từ ngày kết thúc tuần đo.
- Đối với các cơ quan kiểm tra chuyên ngành: Thực hiện thu thập dữ liệu đối với các hồ sơ đăng ký kiểm tra từ trước tuần đo 1-2 tuần đến hết tuần đo, sau đó thực hiện theo dõi để thu thập đầy đủ dữ liệu của các bộ hồ sơ đã được chọn là mẫu đo trong thời gian trên, nhưng không quá 30 ngày làm việc liên tục kế tiếp kể từ ngày kết thúc tuần đo.
- Đối với cơ quan Biên phòng và cơ quan Kiểm dịch y tế: Thực hiện thu thập dữ liệu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và các phương tiện vận tải nhập cảnh chứa hàng hóa nhập khẩu trong thời gian 06 ngày làm việc liên tục (từ thứ 2 đến hết thứ 7) tuần đo, từ ngày 15/06/2015 đến ngày 20/06/2015.
IV. Áp dụng biểu mẫu và hướng dẫn chi tiết thông tin cần thu thập thuộc các biểu mẫu
1. Biểu mẫu gồm:
- Biểu các thông tin cần thu thập dữ liệu đối với hàng nhập khẩu: Mẫu biểu 01-NK;
- Biểu các thông tin cần thu thập dữ liệu đối với hàng xuất khẩu: Mẫu biểu 01-XK;
- Biểu tổng hợp thông tin;
(Chi tiết theo phụ lục I - các loại biểu mẫu)
Các đơn vị Bộ, Ngành căn cứ vào Biểu mẫu các thông tin cần thu thập dữ liệu thuộc Kế hoạch chi tiết cuộc đo liên ngành để xây dựng biểu thu thập dữ liệu riêng của từng Bộ, Ngành phù hợp với quy trình thủ tục và yêu cầu quản lý của đơn vị mình.
2. Hướng dẫn chi tiết về các thông tin cần thu thập trên Biểu mẫu
(Chi tiết theo phụ lục II - hướng dẫn chi tiết các thông tin cần thu thập dữ liệu tại các Biểu mẫu)
V. Các giai đoạn triển khai cuộc đo và thời hạn thực hiện
Thời gian thực hiện: Cuộc đo được thực hiện từ tháng 1/2015 đến tháng 9/2015 theo 03 giai đoạn (giai đoạn chuẩn bị từ tháng 1/2015 đến hết tháng 3/2015, giai đoạn triển khai từ tháng 4/2015 đến hết tháng 7/2015, giai đoạn tổng hợp, báo cáo từ tháng 8/2015 đến tháng 9/2015).
B. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI CUỘC ĐO
I. Thành lập Ban chỉ đạo và Tổ chuyên môn liên ngành thực hiện cuộc đo
(Theo nội dung tại Quyết định số 91/QĐ-BTC ngày 21/01/2015 của Bộ Tài chính về việc thành lập Ban chỉ đạo và Tổ chuyên môn liên ngành thực hiện đo thời gian giải phóng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu năm 2015)
II. Đối với các cơ quan, tổ chức ngoài ngành Hải quan tham gia cuộc đo:
1. Các cơ quan quản lý nhà nước thuộc các Bộ, Ngành liên quan:
1.1. Thành lập Tổ chuyên môn thực hiện cuộc đo của từng Bộ, Ngành
Nhiệm vụ của Tổ chuyên môn từng Bộ, Ngành là: Xây dựng kế hoạch đo trong phạm vi từng Bộ/Ngành; Triển khai thực hiện cuộc đo theo kế hoạch đã xây dựng; Cung cấp dữ liệu, thông tin cho Tổ chuyên môn liên ngành để tổng hợp kết quả chung; Tổng hợp và công bố kết quả đo của từng Bộ, Ngành.
1.2. Xây dựng kế hoạch đo của từng Bộ, Ngành
- Xác định mục tiêu, phạm vi, các đơn vị cơ sở triển khai đo: Phạm vi đo có thể nằm trong phạm vi cuộc đo quốc gia (Các đơn vị cơ sở phụ trách các chi cục hải quan được lựa chọn đo) hoặc mở rộng thêm tùy nhu cầu quản lý, đánh giá của từng Bộ, Ngành.
- Xác định mẫu đo và cách thức lấy mẫu: Xác định số lượng mẫu cần thu thập, các tiêu chí cụ thể để xác định mẫu (ví dụ loại hàng, mức độ kiểm tra,...), cách thức lựa chọn mẫu để thu thập dữ liệu.
- Xác định các khoảng thời gian cần đánh giá, các thời điểm cần thu thập dữ liệu;
- Xây dựng các mẫu biểu thu thập dữ liệu và các hướng dẫn điền thông tin vào biểu mẫu;
- Phân công nhiệm vụ cho cán bộ thu thập thông tin, cán bộ giám sát.
1.3. Triển khai thực hiện cuộc đo trong phạm vi từng Bộ, Ngành theo kế hoạch đã xây dựng:
a) Tổ chuyên môn:
- Tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho các cán bộ thu thập dữ liệu;
- Đôn đốc, giám sát quá trình thu thập dữ liệu;
- Giải đáp các vướng mắc phát sinh trong quá trình thu thập dữ liệu;
- Kiểm tra, rà soát các dữ liệu thu thập đảm bảo đầy đủ, khách quan, chính xác;
- Cung cấp dữ liệu, thông tin cho Tổ chuyên môn liên ngành để tổng hợp kết quả chung;
b) Tổ triển khai đo thuộc các đơn vị cơ sở:
- Thực hiện ghi chép thông tin vào biểu mẫu theo đúng hướng dẫn và nộp cho Tổ chuyên môn để tổng hợp;
- Đảm bảo các thông tin thu thập trên biểu mẫu đầy đủ và chính xác;
- Đảm bảo các mẫu thu thập đầy đủ theo số lượng mẫu đã đặt ra trong kế hoạch;
1.4. Tổng hợp và công bố kết quả đo của từng Bộ, Ngành,
- Xây dựng biểu tổng hợp thông tin và các công thức tính toán kết quả;
- Tính toán các kết quả thời gian đã xác định trong kế hoạch;
- Xây dựng báo cáo kết quả của riêng từng Bộ, Ngành;
- Thực hiện công bố kết quả của từng Bộ, Ngành theo yêu cầu của Lãnh đạo;
2. Các doanh nghiệp có liên quan:
- Các doanh nghiệp kinh doanh cảng, doanh nghiệp logistic, doanh nghiệp kinh doanh kho bãi (cảng biển/cảng hàng không): Ghi nhận dữ liệu về thời gian phương tiện vận tải chở hàng nhập khẩu đến, thời gian hàng đã làm thủ tục hải quan được vận chuyển ra khỏi cổng cảng và cung cấp cho các chi cục Hải quan quản lý địa bàn kinh doanh của doanh nghiệp;
III. Cơ quan Hải quan:
1. Tổng cục Hải quan
1.1. Thành lập Ban triển khai Tổng cục Hải quan thực hiện cuộc đo:
Ban triển khai Tổng cục Hải quan có nhiệm vụ hỗ trợ Tổ chuyên môn liên ngành trong quá trình chuẩn bị, xây dựng các nội dung kế hoạch chi tiết của toàn bộ cuộc đo, triển khai cuộc đo và tổng hợp, báo cáo kết quả cuộc đo; đồng thời xác định các nội dung cụ thể cần triển khai trong nội bộ ngành Hải quan.
1.2. Nhiệm vụ của Ban triển khai Tổng cục Hải quan:
a) Hỗ trợ Tổ chuyên môn liên ngành xây dựng Kế hoạch chi tiết chung cho toàn bộ cuộc đo trình Ban chỉ đạo liên ngành phê duyệt;
b) Xây dựng những nội dung kế hoạch chi tiết triển khai cuộc đo trong phạm vi ngành Hải quan;
c) Tổ chức tập huấn nội dung chi tiết của cuộc đo cho đại diện các Tổ triển khai các Cục Hải quan được lựa chọn đo;
d) Tổ chức triển khai cuộc đo trong nội bộ ngành Hải quan; Hướng dẫn, giải đáp các thắc mắc, các vấn đề phát sinh cho các Tổ triển khai Cục hải quan trong quá trình tập huấn, đo thử nghiệm, đo chính thức;
e) Tiếp nhận dữ liệu từ các cơ quan ngoài Ngành tham gia cuộc đo để tổng hợp các kết quả chung của cuộc đo;
h) Tổng hợp, xử lý dữ liệu sau khi kết thúc cuộc đo.
i) Thực hiện phân tích, đánh giá các kết quả, hoàn thiện Báo cáo kết quả đo thời gian trung bình giải phóng hàng của ngành Hải quan;
k) Hỗ trợ Tổ chuyên môn Liên ngành xây dựng báo cáo Tổng kết cuộc đo liên ngành trình Lãnh đạo phê duyệt.
1.3. Thành lập Tổ triển khai đo Tổng cục Hải quan
Nhiệm vụ của Tổ triển khai đo Tổng cục Hải quan là tổ chức triển khai thu thập dữ liệu tại các Chi cục Hải quan được lựa chọn đo, cụ thể:
- Hỗ trợ Tổ triển khai cấp Cục tập huấn cho các cán bộ thu thập dữ liệu tại các chi cục;
- Giám sát, đôn đốc quá trình thu thập dữ liệu tại các chi cục;
- Hướng dẫn, giải đáp thắc mắc phát sinh trong quá trình thu thập dữ liệu tại chi cục;
- Tiếp nhận các biểu thu thập dữ liệu từ Tổ triển khai cục, phối hợp với Tổ triển khai cục nhập dữ liệu vào biểu tổng hợp, chuyển cho Ban triển khai Tổng cục để tổng hợp và tính toán kết quả;
2. Các chi cục Hải quan được lựa chọn thực hiện:
2.1. Thành lập các Tổ triển khai cấp Cục và Chi cục:
Nhiệm vụ của Tổ triển khai cấp Cục và Chi cục: Tuyên truyền về nội dung cuộc đo cho các đơn vị quản lý cấp cơ sở của các cơ quan, Ban, Ngành tham gia cuộc đo và toàn thể cộng đồng doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan tại Chi cục trước và trong cuộc đo; Tổ chức triển khai cuộc đo tại các Chi cục được lựa chọn đo; Tổng hợp và cung cấp các dữ liệu thông tin đo đã thu thập cho Tổ triển khai Tổng cục và chịu trách nhiệm về các thông tin đã cung cấp.
2.2. Tổ chức triển khai cuộc đo tại các khu vực được lựa chọn:
- Tuyên truyền nội dung cuộc đo toàn bộ công chức hải quan, cộng đồng doanh nghiệp và các đơn vị quản lý chuyên ngành cấp cơ sở trên địa bàn;
- Tập huấn cho các cán bộ thu thập dữ liệu tại các chi cục được lựa chọn đo;
- Tiến hành đo thử nghiệm ½ ngày;
- Tổ chức thu thập dữ liệu đo theo biểu mẫu và các yêu cầu, hướng dẫn đã đưa ra trong kế hoạch;
- Phối hợp với các đơn vị kinh doanh cảng, kinh doanh kho, bãi để thu thập các dữ liệu liên quan (thời gian hàng đến và thời gian hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan,...)
- Tổng hợp dữ liệu, chịu trách nhiệm về các thông tin đã thu thập và báo cáo Tổ triển khai Tổng cục;
IV. Cách thức phối hợp giữa Hải quan và các Bộ, Ngành tham gia cuộc đo liên ngành:
1. Đối với Cơ quan Hải quan:
- Cán bộ thu thập thông tin khi tiếp nhận chứng từ kiểm tra chuyên ngành từ doanh nghiệp (giấy đăng ký kiểm tra, giấy chứng nhận/thông báo kết quả kiểm tra) thực hiện ghi chép lại số giấy đăng ký kiểm tra, số giấy chứng nhận kết quả/giấy chứng thư/thông báo kết quả, ngày giờ nộp giấy cho cơ quan hải quan vào biểu thu thập thông tin và chuyển cho cán bộ tổng hợp.
- Khi kết thúc thu thập dữ liệu, cơ quan Hải quan sẽ tổng hợp các tờ khai thuộc điện kiểm tra chuyên ngành kèm theo số giấy đăng ký, số giấy chứng nhận kết quả/giấy chứng thư/thông báo kết quả, số tờ khai hải quan, số vận đơn và chuyển cho các cơ quan Bộ, Ngành có liên quan để cung cấp các thông tin về thời gian tác nghiệp của cơ quan quản lý chuyên ngành có ảnh hưởng đến thời gian giải phóng hàng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (theo các thời điểm đã được xác định tại phần IV, phần A)
- Cơ quan Hải quan có trách nhiệm tổng hợp, tính toán các kết quả thời gian cụ thể của từng Bộ, Ngành có ảnh hưởng đến thời gian thông quan/giải phóng hàng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, xác định tác nghiệp của từng Bộ, Ngành trong các khoảng thời gian làm thủ tục đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Đối với các Bộ, Ngành liên quan:
a. Các cơ quan quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:
- Các đơn vị cơ sở thuộc các Bộ, Ngành thực hiện quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại các chi cục lựa chọn đo thực hiện ghi chép, lưu giữ các thông tin về thời gian tác nghiệp trong quá trình làm thủ tục quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu làm thủ tục hải quan tại các chi cục được lựa chọn đo trong khoảng thời gian nêu tại điểm 3, mục III, phần A, gồm các thông tin:
+ Thời điểm cấp giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành và số giấy đăng ký;
+ Thời điểm lấy mẫu để thực hiện kiểm tra chuyên ngành;
+ Thời điểm cấp giấy chứng nhận kết quả/giấy chứng thư/thông báo kết quả và số giấy chứng nhận/chứng thư/thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành;
+ Thời điểm trả giấy chứng nhận kết quả/giấy chứng thư/thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành cho doanh nghiệp;
- Tổ chuyên môn của các Bộ, Ngành có trách nhiệm tổng hợp, lưu trữ các thông tin dữ liệu đo do các đơn vị cơ sở thu thập gửi về và cung cấp các thông tin thu thập nêu trên vào biểu do Tổ chuyên môn của Tổng cục Hải quan gửi và chuyển lại cho cơ quan Hải quan để tổng hợp, tính toán các kết quả.
Riêng cơ quan kiểm dịch y tế sẽ cung cấp các thông tin thời gian tác nghiệp cho cơ quan Hải quan theo số hiệu/số chuyến phương tiện vận tải nhập cảnh chứa hàng hóa nhập khẩu.
b) Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng:
- Các đơn vị quản lý trực tiếp tại các cửa khẩu/cảng nơi tiến hành ghi chép thời gian tác nghiệp theo thực tế công việc phát sinh đối với các phương tiện vận tải nhập cảnh chứa hàng hóa nhập khẩu trong tuần đo, bao gồm:
+ Thời gian bắt đầu kiểm tra;
+ Thời gian kết thúc kiểm tra;
- Cung cấp các thông tin đã thu thập cho Tổ chuyên môn liên ngành của Tổng cục Hải quan theo số hiệu/số chuyến của phương tiện vận tải nhập cảnh chứa hàng hóa nhập khẩu để tổng hợp.
PHỤ LỤC I
CÁC LOẠI BIỂU MẪU
Mẫu 01-NK
BIỂU MẪU CÁC THÔNG TIN CẦN THU THẬP DỮ LIỆU
ĐỐI VỚI HÀNG NHẬP KHẨU NĂM 2015
Tên chi cục Hải quan:
A | THÔNG TIN CHUNG |
| |||||||||
1*. | Số Tờ khai: | 2*. | Số vận đơn: |
| |||||||
3*. | Tên và số hiệu PTVT: | 4*. | Khai báo HQ trước khi hàng về: Có □ Không □ |
| |||||||
6*. | Phương thức gửi hàng FCL □ LCL □ Hàng rời □ Khác □ |
| |||||||||
5. | Người thực hiện khai báo: Chủ hàng □ Đại lý □ Khác □ |
| |||||||||
7*. | Tên nhóm/loại mặt hàng: | 8. | Chế độ ưu tiên (AEO): Có □ Không □ |
| |||||||
B | THÔNG TIN HÀNG ĐẾN |
| |||||||||
9*. | Thời điểm PTVT chuyên chở hàng nhập khẩu đến cảng: Ngày: / Giờ : |
| |||||||||
C | TIẾP NHẬN, KIỂM TRA, ĐĂNG KÝ TỜ KHAI |
| |||||||||
10*. | Thời điểm đăng ký chính thức (IDC) Tờ khai điện tử Ngày: / Giờ : | 11*. | Kết quả phân luồng tờ khai: Xanh □ Vàng □ Đỏ □ |
| |||||||
D | KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH (nếu có) |
| |||||||||
12*. | Lô hàng phải thực hiện kiểm tra: Kiểm tra CLNN □ Đăng kiểm □ Kiểm tra VSATTP □ Kiểm dịch y tế □ Kiểm dịch thực vật □ Kiểm dịch động vật □ Khác (ghi rõ): □ Giấy phép cấp lần đầu/giấy phép riêng cấp cho từng lô hàng □ |
| |||||||||
13. | Trao đổi thông tin qua Cổng thông tin một cửa quốc gia? Không □ Có □ |
| |||||||||
14 | Tên cơ quan kiểm tra chuyên ngành: |
| |||||||||
14a. | Thời điểm cấp giấy đăng ký Ngày: / Giờ : | 14e. | Thời điểm cấp giấy chứng nhận kết quả/chứng thư: Ngày: / Giờ : |
| |||||||
14b. | Số giấy đăng ký: | 14f. | Số giấy chứng nhận kết quả/chứng thư: |
| |||||||
14c. | Lô hàng phải lấy mẫu hoặc kiểm tra trực tiếp Có □ Không □ | 14g. | Thời điểm trả giấy chứng nhận /chứng thư cho DN: Ngày: / Giờ : |
| |||||||
14d. | Thời điểm bắt đầu lấy mẫu hoặc kiểm tra trực tiếp: Ngày: / Giờ : | 14h. | Thời điểm Hải quan nhận được giấy chứng nhận/chứng thư: Ngày: / Giờ : |
| |||||||
15 | Tên cơ quan kiểm tra chuyên ngành: |
| |||||||||
15a. | Thời điểm cấp giấy đăng ký Ngày: / Giờ : | 15e. | Thời điểm cấp giấy chứng nhận kết quả/chứng thư: Ngày: / Giờ : |
| |||||||
15b. | Số giấy đăng ký: | 15f. | Số giấy chứng nhận kết quả/chứng thư: |
| |||||||
15c. | Lô hàng phải lấy mẫu hoặc kiểm tra trực tiếp: Có □ Không □ | 15g. | Thời điểm trả giấy chứng nhận /chứng thư cho DN: Ngày: / Giờ : |
| |||||||
15d. | Thời điểm bắt đầu lấy mẫu hoặc kiểm tra trực tiếp: Ngày: / Giờ : | 15h. | Thời điểm Hải quan nhận được giấy chứng nhận /chứng thư: Ngày: / Giờ : |
| |||||||
16. | Tên cơ quan kiểm tra chuyên ngành: (Đối với cơ quan kiểm tra chất lượng nhà nước) |
| |||||||||
16a. | Thời điểm cấp giấy đăng ký Ngày: / Giờ : | 16d. | Thời điểm cơ quan kiểm tra nhà nước thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng: Ngày: / Giờ : |
| |||||||
16b. | Số giấy đăng ký: | 16e. | Số giấy đăng ký kết quả: |
| |||||||
16c. | Thời điểm Tổ chức đánh giá sự phù hợp cấp chứng chỉ chất lượng/kết quả đánh giá sự phù hợp: Ngày: / Giờ : | 16f. | Thời điểm Hải quan nhận được giấy thông báo kết quả: Ngày: / Giờ : |
| |||||||
E | KIỂM TRA CHI TIẾT HỒ SƠ HẢI QUAN |
| |||||||||
17*. | Thời điểm phân công công chức xử lý Ngày: / Giờ : | 18a*. | Thời điểm bắt đầu kiểm tra Ngày: / Giờ : |
| |||||||
20a. | Kiểm tra tính lại thuế sau khi kiểm hóa (nếu có) Có □ Không □ | 18b* | Thời điểm kết thúc kiểm tra: Ngày: / Giờ : |
| |||||||
20b*. | Thời điểm kết thúc kiểm tra tính lại thuế sau kiểm hóa Ngày: / Giờ : | 19. | Nghi vấn và phát hiện sai phạm ?
|
| |||||||
F | KIỂM TRA THỰC TẾ HÀNG HÓA |
| |||||||||
21a*. | Hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa Máy soi □ Trực tiếp □ | 21b. | Thời điểm phân công công chức xử lý: Ngày: / Giờ : |
| |||||||
22a. | Công chức xử lý: | 22b* | Thời điểm công chức thông báo cho DN về hình thức, địa điểm, thời gian kiểm tra Ngày: / Giờ : |
| |||||||
23a. | Thời điểm bắt đầu kiểm tra bằng máy soi Ngày: / Giờ : | 23b. | Thời điểm kết thúc kiểm tra bằng máy soi Ngày: / Giờ : |
| |||||||
23c. | Có phát hiện vi phạm qua kết quả soi chiếu không? Có □ Không □ | 23d. | Đề xuất kiểm tra trực tiếp hàng? Có □ Không □ |
| |||||||
24a* | Thời điểm bắt đầu kiểm tra trực tiếp hàng: Ngày: / Giờ : | 24b* | Thời điểm kết thúc kiểm tra trực tiếp hàng Ngày: / Giờ : |
| |||||||
24c. | Công chức xử lý: | 24d. | Có phát hiện vi phạm không? Có □ Không □ |
| |||||||
G | KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN NGHĨA VỤ THUẾ |
| |||||||||
25*. | Phương thức thực hiện nghĩa vụ thuế: BL riêng □ BL chung □ TT ngay □ | 26*. | Thời điểm doanh nghiệp nộp tiền thuế: Ngày: / Giờ : |
| |||||||
27a. | Thời điểm bắt đầu kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ thuế theo quy định: Ngày: / Giờ : | 27b* | Thời điểm kết thúc kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ thuế theo quy định: Ngày: / Giờ : |
| |||||||
H. | ĐƯA HÀNG VỀ BẢO QUẢN (nếu có) | I | THÔNG QUAN/GIẢI PHÓNG HÀNG |
| |||||||
28* | Thời điểm quyết định đưa hàng về bảo quản: Ngày: / Giờ : | 29*. | Thời điểm quyết định thông quan/giải phóng hàng: Ngày: / Giờ : |
| |||||||
J | HÀNG RỜI KHỎI KHU VỰC GIÁM SÁT HẢI QUAN |
| |||||||||
30. | Thời gian bắt đầu làm thủ tục giám sát Ngày: / Giờ : | 31*. | Thời điểm xác nhận hàng qua khu vực giám sát hải quan Ngày: / Giờ : |
| |||||||
|
| 32. | Thời điểm ra khỏi cổng cảng Ngày: / Giờ : |
| |||||||
K | NHẬN XÉT CHUNG |
| |||||||||
33. | Lý do ảnh hưởng đến thời gian (nếu có) |
| |||||||||
33.1. | Kiểm tra chi tiết chứng từ: |
| |||||||||
| □ DN chậm xuất trình hồ sơ □ Tham vấn giá, ấn định thuế □ Xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá | □ Chứng từ chưa hoàn chỉnh, cần bổ sung □ Chờ kết quả phân tích, phân loại | □ Sửa tờ khai lần thứ… □ Chờ kết quả giám định hàng hóa. □ Khác (ghi rõ): | □ Chờ kết quả xử lý VPHC về hải quan □ Kiểm tra lại trị giá tính thuế sau khi kiểm hóa |
| ||||||
33.2 | Kiểm tra thực tế hàng hóa |
| |||||||||
| □ DN chậm xuất trình hàng | □ Lô hàng chờ đến lượt để kiểm tra | □ Người khai HQ xin bổ sung hồ sơ | □ Hàng kiểm tra 100% |
| ||||||
□ Hàng bị phát hiện VPPL và tạm dừng làm thủ tục HQ cho kết quả xử lý của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan □ Khác (ghi rõ): | □ Hàng khó xác định mã, phải bổ sung tài liệu kỹ thuật |
|
| ||||||||
33.3 | □ Hệ thống CNTT bị lỗi |
| |||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
Mẫu 01-XK
BIỂU MẪU CÁC THÔNG TIN CẦN THU THẬP DỮ LIỆU
ĐỐI VỚI HÀNG XUẤT KHẨU NĂM 2015
Tên chi cục Hải quan:
A | THÔNG TIN CHUNG | |||||||||||
1*. | Số Tờ khai (số/mã loại hình) | |||||||||||
2. | Người thực hiện khai báo: Chủ hàng □ Đại lý hải quan □ Khác □ | |||||||||||
3*. | Tên nhóm/loại mặt hàng: | |||||||||||
B. | TIẾP NHẬN, KIỂM TRA, ĐĂNG KÝ TỜ KHAI | |||||||||||
4*. | Thời điểm đăng ký chính thức (IDC) Tờ khai điện tử Ngày: / Giờ : | 5*. | Kết quả phân luồng tờ khai: Xanh □ Vàng □ Đỏ □ | |||||||||
C | KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH (nếu có) | |||||||||||
6*. | Lô hàng phải thực hiện kiểm tra. Kiểm tra CLNN □ Giấy phép □ Kiểm tra VSATTP □ Kiểm dịch y tế □ Kiểm dịch thực vật □ Kiểm dịch động vật □ Khác (ghi rõ): □ | |||||||||||
7. | Trao đổi thông tin qua Cổng thông tin một cửa quốc gia? Không □ Có □ | |||||||||||
8. | Tên cơ quan kiểm tra chuyên ngành: | |||||||||||
8a. | Thời điểm cấp giấy đăng ký Ngày: / Giờ : | 8e. | Thời điểm cấp giấy chứng nhận kết quả/chứng thư: Ngày: / Giờ : | |||||||||
8b. | Số giấy đăng ký: | 8f. | Số giấy chứng nhận kết quả/chứng thư: | |||||||||
8c. | Lô hàng phải lấy mẫu hoặc kiểm tra trực tiếp Có □ Không □ | 8g. | Thời điểm trả giấy chứng nhận /chứng thư cho DN: Ngày: / Giờ : | |||||||||
8d.
| Thời điểm bắt đầu lấy mẫu hoặc kiểm tra trực tiếp: Ngày: / Giờ : | 8h. | Thời điểm Hải quan nhận được giấy chứng nhận /chứng thư: Ngày: / Giờ : | |||||||||
D | KIỂM TRA CHI TIẾT HỒ SƠ HẢI QUAN | |||||||||||
9*. | Thời điểm phân công công chức xử lý Ngày: / Giờ : | 10a* | Thời điểm bắt đầu kiểm tra Ngày: / Giờ : | |||||||||
12a. | Kiểm tra tính lại thuế sau khi kiểm hóa (nếu có) Có □ Không □ | 10b* | Thời điểm kết thúc kiểm tra: Ngày: / Giờ : | |||||||||
12b* | Thời điểm kết thúc kiểm tra tính lại thuế sau kiểm hóa Ngày: / Giờ : | 11. | Nghi vấn và phát hiện sai phạm ?
| |||||||||
E | KIỂM TRA THỰC TẾ HÀNG HÓA | |||||||||||
13a* | Hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa Máy soi □ Trực tiếp □ | 13b* | Thời điểm phân công công chức xử lý: Ngày: / Giờ : | |||||||||
14a. | Công chức xử lý: | 14b* | Thời điểm công chức thông báo cho DN về hình thức, địa điểm, thời gian kiểm tra Ngày: / Giờ : | |||||||||
15a. | Thời điểm bắt đầu kiểm tra bằng máy soi Ngày: / Giờ : | 15b. | Thời điểm kết thúc kiểm tra bằng máy soi Ngày: / Giờ : | |||||||||
15c. | Có phát hiện vi phạm qua kết quả soi chiếu không? Có □ Không □ | 15d. | Đề xuất kiểm tra trực tiếp hàng? Có □ Không □ | |||||||||
16a* | Thời điểm bắt đầu kiểm tra trực tiếp hàng: Ngày: / Giờ : | 16b* | Thời điểm kết thúc kiểm tra trực tiếp hàng Ngày: / Giờ : | |||||||||
16c. | Công chức xử lý: | 16d. | Có phát hiện vi phạm không? Có □ Không □ | |||||||||
F | KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN NGHĨA VỤ THUẾ | |||||||||||
17*. | Phương thức thực hiện nghĩa vụ thuế: BL riêng □ BL chung □ TT ngay □ | 18*. | Thời điểm doanh nghiệp nộp tiền thuế: Ngày: / Giờ : | |||||||||
19a. | Thời điểm bắt đầu kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ thuế theo quy định: Ngày: / Giờ : | 19b* | Thời điểm kết thúc kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ thuế theo quy định: Ngày: / Giờ : | |||||||||
G | THÔNG QUAN | |||||||||||
20*. | Thời điểm quyết định thông quan Ngày: / Giờ : | |||||||||||
H | NHẬN XÉT CHUNG | |||||||||||
21. | Lý do ảnh hưởng đến thời gian (nếu có) | |||||||||||
21.1. | Kiểm tra chi tiết chứng từ: | |||||||||||
| □ DN chậm xuất trình hồ sơ □ Tham vấn giá, ấn định thuế □ Xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá | □ Chứng từ chưa hoàn chỉnh, cần bổ sung □ Chờ kết quả phân tích, phân loại | □ Sửa tờ khai lần thứ… □ Chờ kết quả giám định hàng hóa. □ Khác (ghi rõ): | □ Chờ kết quả xử lý VPHC về hải quan □ Kiểm tra lại trị giá tính thuế sau khi kiểm hóa | ||||||||
21.2 | Kiểm tra thực tế hàng hóa | |||||||||||
| □ DN chậm xuất trình hàng | □ Lô hàng chờ đến lượt để kiểm tra | □ Người khai HQ xin bổ sung hồ sơ | □ Hàng kiểm tra 100% | ||||||||
□ Hàng bị phát hiện VPPL và tạm dừng làm thủ tục HQ cho kết quả xử lý của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan □ Khác (ghi rõ): | □ Hàng khó xác định mã, phải bổ sung tài liệu kỹ thuật |
| ||||||||||
21.3 | □ Hệ thống CNTT bị lỗi | |||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC II
HƯỚNG DẪN, GIẢI THÍCH CHI TIẾT CÁC THÔNG TIN THU THẬP TẠI BIỂU MẪU
1. Biểu mẫu gồm: Biểu các thông tin cần thu thập dữ liệu đối với hàng nhập khẩu và đối với hàng xuất khẩu: Mẫu biểu 01-NK; biểu 01-XK;
2. Hướng dẫn thông tin cần thu thập trên các Biểu mẫu:
Các tiêu chí trong biểu có dấu (*) là các tiêu chí có ghi nhận, lưu trữ thông tin trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan
2.1. Mục A - Thông tin chung:
- Người thực hiện khai báo hải quan: là người thực hiện khai báo hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại cảng/cửa khẩu (chủ hàng hóa xuất, nhập khẩu; chủ hàng được ủy quyền; đại lý làm thủ tục hải quan, khác)
- Phương thức gửi hàng: gồm các phương thức đóng gói hàng hóa dùng trong vận chuyển quốc tế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (hàng lẻ/đóng chung cont (LCL), hàng nguyên container (FCL), hàng rời,...)
- Tên nhóm/ loại mặt hàng: Là tên nhóm mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu chính được khai báo trên tờ khai;
2.2. Mục B - Thông tin hàng đến:
- Thời điểm hàng được vận chuyển đến cảng/cửa khẩu:
+ Đối với đường biển: là ngày, giờ tàu đến cảng theo thông báo của hãng vận tải trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan (trường hợp hãng vận tải thực hiện khai báo điện tử) hoặc là ngày, giờ cơ quan hải quan đóng dấu lên bản khai hàng nhập khẩu (trường hợp hãng vận tải thực hiện khai báo thủ công).
Riêng đối với trường hợp PTVT chuyên chở hàng hóa là tàu nhỏ (chuyển tải), xà lan hoặc hàng trên xe chuyển cảng từ các nơi khác đến: Là ngày giờ phương tiện vận tải tới cảng được lưu trong hồ sơ của đơn vị kinh doanh cảng hoặc do đội giám sát ghi chép lại.
+ Đối với đường hàng không: là ngày, giờ hạ cánh thực tế của máy bay do cảng vụ hàng không cung cấp.
+ Đối với đường bộ: là ngày, giờ PTVT chuyên chở hàng đến cổng tiếp giáp biên giới (cổng/barie 1), được ghi trên tờ khai PTVT qua cửa khẩu hoặc trên sổ theo dõi PTVT. Nếu hàng nhập khẩu của 01 tờ khai được vận chuyển đến trên nhiều PTVT đến, thực hiện ghi nhận thời gian của PTVT đầu tiên đến cổng/barie 1.
2.3. Mục C - Tiếp nhận, đăng ký tờ khai:
- Thời điểm đăng ký chính thức (IDC) tờ khai Hải quan điện tử: là ngày, giờ Hệ thống thông báo kết quả phân luồng tờ khai hải quan sau khi nhận thông tin khai chính thức (IDC) của người khai hải quan;
2.4. Mục D - Kiểm tra chuyên ngành:
- Tên cơ quan kiểm tra chuyên ngành: Tên đầy đủ của cơ quan quản lý nhà nước thực hiện tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra và cấp, trả giấy chứng nhận/chứng thư/thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành cho doanh nghiệp.
- Thời điểm cấp giấy đăng ký: là ngày, giờ cơ quan kiểm tra chuyên ngành chuyên ngành thực hiện duyệt/xác nhận/vào sổ hoặc cấp giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành cho doanh nghiệp.
- Số giấy đăng ký kiểm tra: Là số hiệu, số vào sổ của giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành.
- Thời điểm bắt đầu lấy mẫu hoặc kiểm tra trực tiếp: Là thời điểm cơ quan kiểm tra chuyên ngành thực hiện lấy mẫu lô hàng để mang đi kiểm tra hoặc bắt đầu kiểm tra trực tiếp hàng hóa tại cửa khẩu hoặc nơi lưu giữ hàng hóa.
- Thời điểm cấp giấy chứng nhận/chứng thư/thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành: là ngày, giờ cơ quan kiểm tra chuyên ngành cấp giấy chứng nhận/chứng thư/thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành, được ghi trên giấy chứng nhận/chứng thư/thông báo kết quả kiểm tra.
- Số giấy chứng nhận/chứng thư/thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành: Là số hiệu của giấy chứng nhận/chứng thư/thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành.
- Thời điểm trả giấy chứng nhận/chứng thư/thông báo kết quả kiểm tra cho doanh nghiệp: Là thời điểm cơ quan kiểm tra chuyên ngành trả hoặc gửi giấy chứng nhận/chứng thư/thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành cho doanh nghiệp.
- Thời điểm Hải quan nhận giấy chứng nhận/chứng thư/thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành:
+ là ngày, giờ cơ quan Hải quan tiếp nhận giấy chứng nhận/chứng thư/thông báo kết quả kiểm tra/thông báo miễn kiểm tra do người khai Hải quan xuất trình.
+ hoặc ngày, giờ Hải quan nhận được giấy chứng nhận/chứng thư/thông báo kết quả kiểm tra/thông báo miễn kiểm tra của cơ quan quản lý chuyên ngành qua Hệ thống (Trường hợp áp dụng Cổng thông tin một cửa quốc gia).
Đối với cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng:
- Thời điểm Tổ chức đánh giá sự phù hợp cấp chứng chỉ chất lượng/kết quả đánh giá sự phù hợp: là ngày, giờ các Tổ chức đánh giá sự phù hợp/tổ chức chứng nhận được chỉ định hoặc được thừa nhận cấp chứng chỉ chất lượng/kết quả đánh giá sự phù hợp cho lô hàng đã đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước với cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng hàng hóa, được ghi trên chứng chỉ chất lượng/kết quả đánh giá sự phù hợp.
2.5. Mục E - Kiểm tra chi tiết hồ sơ Hải quan
- Thời điểm phân công công chức kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan: là ngày, giờ Lãnh đạo Chi cục/Lãnh đạo Đội phân công công chức kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan;
- Thời điểm bắt đầu kiểm tra chứng từ giấy thuộc hồ sơ Hải quân: là ngày, giờ công chức bắt đầu kiểm tra hồ sơ sau khi tiếp nhận đầy đủ các chứng từ hợp pháp, theo đúng nội dung đã thông báo do người khai Hải quan xuất trình.
- Thời điểm kết thúc kiểm tra chứng từ giấy thuộc hồ sơ Hải quan:
+ Là ngày giờ công chức thực hiện chức năng CEA/CEE (đối với luồng vàng);
+ Hoặc là ngày giờ công chức hoàn tất kiểm tra hồ sơ, ghi nhận kết quả tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý” tại màn hình kiểm tra hồ sơ (đối với luồng đỏ);
- Thời điểm kết thúc kiểm tra tính lại thuế sau kiểm hóa (nếu có): là ngày, giờ công chức kiểm tra hồ sơ thực hiện chức năng CEA/CEE sau khi đã hoàn thành việc tính lại thuế đối với trường hợp công chức kiểm tra thực tế hàng xác định hàng hóa thuộc đối tượng phải tính lại thuế và chuyển lại bộ phận kiểm tra hồ sơ để tính lại thuế.
2.6. Mục F - Kiểm tra thực tế hàng hóa
- Thời điểm phân công công chức kiểm hóa: là ngày, giờ Lãnh đạo Chi cục/Lãnh đạo Đội phân công công chức kiểm tra thực tế hàng hóa;
- Thời điểm công chức thông báo cho DN về hình thức, địa điểm, thời gian kiểm tra: là ngày, giờ công chức được phân công kiểm tra thực tế hàng hóa thông báo cho doanh nghiệp về hình thức, địa điểm và thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa và việc chuyển luồng (nếu có) thông qua nghiệp vụ CKO.
- Thời điểm bắt đầu kiểm tra hàng bằng máy soi: là ngày, giờ công chức tiếp nhận và đưa hàng vào khu vực kiểm tra hàng hóa bằng máy soi container;
- Thời điểm kết thúc kiểm tra hàng bằng máy soi:
+ là ngày, giờ công chức thực hiện chức năng CEA/CEE sau khi đã ghi nhận kết quả kiểm tra hàng hóa bằng máy soi (trong trường hợp hàng hóa không phải kiểm tra trực tiếp);
+ hoặc ngày, giờ công chức ghi nhận kết quả soi chiếu tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý” trên hệ thống (trong trường hợp hàng hóa sau khi kiểm tra bằng máy soi phải kiểm tra trực tiếp).
- Thời điểm bắt đầu kiểm tra trực tiếp: là ngày, giờ công chức bắt đầu mở seal container hoặc mở kiện hàng để kiểm tra thực tế bằng phương pháp kiểm tra trực tiếp;
- Thời điểm kết thúc kiểm tra trực tiếp hàng:
+ là ngày, giờ công chức Hải quan kiểm tra trực tiếp hàng thực hiện chức năng CEA/CEE sau khi đã ghi nhận kết quả kiểm tra thực tế hàng;
+ Là ngày, giờ công chức hải quan được phân công kiểm tra trực tiếp hàng thực hiện ghi nhận kết quả kiểm tra trực tiếp vào ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý” và chuyển hồ sơ về công chức kiểm tra hồ sơ để xử lý về thuế theo quy định trong trường hợp kết quả kiểm tra thực tế hàng xác định lô hàng thuộc đối tượng phải tính lại thuế.
2.7. Mục G - Kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ thuế
- Thời điểm doanh nghiệp nộp tiền thuế:
+ Đối với trường hợp thanh toán thuế điện tử: là ngày, giờ Hệ thống Thanh toán điện tử tiếp nhận thông điệp dữ liệu thu ngân sách theo từng tờ khai do Tổ chức tín dụng có phối hợp thu với Tổng cục Hải quan hoặc kho bạc (trường hợp DN nộp thuế trực tiếp tại kho bạc) truyền đến;
+ Đối với trường hợp người khai xuất trình chứng từ nộp thuế để công chức Hải quan kiểm tra: Là ngày giờ kho bạc/ngân hàng xác nhận đã thu thuế, ghi trên chứng từ nộp thuế do doanh nghiệp xuất trình cho cơ quan hải quan kiểm tra.
- Thời điểm bắt đầu kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ thuế:
+ Đối với trường hợp thanh toán thuế điện tử: là ngày, giờ Hệ thống VNACCS xuất chứng từ ghi số thuế phải thu; (Hệ thống VNACSS sẽ xuất chứng từ ghi số thuế ngay sau khi thực hiện nghiệp vụ CEA/CEE);
+ Đối với trường hợp thực hiện kiểm tra chứng từ nộp thuế do người khai xuất trình: Là ngày, giờ công chức tiếp nhận chứng từ về việc hoàn thành nghĩa vụ thuế của người khai Hải quan xuất trình;
- Thời điểm kết thúc kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ thuế:
+ Đối với trường hợp thanh toán thuế điện tử: là ngày, giờ Hệ thống tự động xác nhận tờ khai đã hoàn thành nghĩa vụ thuế;
+ Đối với trường hợp người khai xuất trình chứng từ nộp thuế để công chức Hải quan kiểm tra: Là ngày, giờ công chức thực hiện chức năng J, xác nhận tờ khai đã hoàn thành nghĩa vụ thuế;
2.8. Mục H - Đưa hàng về bảo quản (nếu có)
- Thời điểm quyết định cho đưa hàng về bảo quản: là ngày, giờ công chức cập nhật quyết định cho phép hàng đưa về bảo quản trên Hệ thống e-Customs sau khi đã thông báo cho người khai được đưa hàng về bảo quản bằng nghiệp vụ IDA01;
2.9. Mục l - Thông quan/giải phóng hàng
- Thời điểm quyết định thông quan/giải phóng hàng: là ngày, giờ quyết định “Thông quan” hoặc ngày, giờ hoàn thành nghiệp vụ BP “Giải phóng hàng” trên Hệ thống;
2.10. Mục J - Hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan
a) Đối với đường biển, đường không:
- Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh kho bãi, cảng có Hệ thống CNTT đảm bảo kết nối với Hải quan:
+ Thời điểm bắt đầu làm thủ tục giám sát: là ngày, giờ nhân viên doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho bãi tiếp nhận danh sách container, danh sách hàng hóa do người khai Hải quan xuất trình;
+ Thời điểm xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát Hải quan: là ngày, giờ nhân viên doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho bãi sau khi kết thúc kiểm tra, thực hiện xác nhận hàng qua khu vực giám sát hải quan trên Hệ thống;
+ Thời điểm hàng ra khỏi cổng cảng: là ngày giờ thực tế hàng nhập khẩu đã hoàn thành thủ tục xác nhận hàng qua khu vực giám sát được vận chuyển ra khỏi cổng cảng;
- Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh kho bãi, cảng chưa có Hệ thống CNTT kết nối với cơ quan hải quan:
+ Thời điểm bắt đầu làm thủ tục giám sát: là ngày, giờ công chức Đội giám sát tiếp nhận danh sách container, danh sách hàng hóa do người khai Hải quan xuất trình;
+ Thời điểm xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát Hải quan: là ngày, giờ công chức Đội giám sát sau khi kết thúc kiểm tra mã vạch và xác nhận hàng qua khu vực giám sát trên hệ thống E-Cus, thực hiện ký tên, đóng dấu công chức xác nhận hàng qua khu vực giám sát hải quan trên danh sách container, danh sách hàng hóa giao cho DN;
+ Thời điểm hàng ra khỏi cổng cảng: là ngày, giờ thực tế hàng nhập khẩu đã hoàn thành các thủ tục Hải quan được vận chuyển ra khỏi cổng cảng biển, cảng hàng không;
b) Đối với đường bộ:
+ Thời điểm bắt đầu làm thủ tục giám sát: là ngày, giờ công chức giám sát tại cổng giáp nội địa (cổng/barie 2) tiếp nhận danh sách container, danh sách hàng hóa do người khai Hải quan xuất trình;
+ Thời điểm xác nhận hàng qua khu vực giám sát Hải quan: là ngày, giờ công chức giám sát cổng 2 sau khi kiểm tra thông tin do người khai hải quan cung cấp và thông tin trên hệ thống, đối chiếu thực tế, thực hiện xác nhận hàng qua khu vực giám sát trên hệ thống;
Nếu hàng nhập khẩu của 01 tờ khai nhập được vận chuyển ra khỏi cổng số 2 bằng nhiều PTVT khác nhau, thực hiện ghi nhận thời gian của PTVT cuối cùng vận chuyển hàng ra.
3. Hướng dẫn cách ghi chép thông tin trên Biểu
Đo thời gian giải phóng hàng sử dụng cách thức ghi nhận thông tin:
- Tiêu chí “Ngày” ghi cụ thể ngày/tháng (Ví dụ: ngày 28 tháng 10 thì ghi trong biểu tại tiêu chí “Ngày” là 28/10);
- Tiêu chí “Giờ” ghi cụ thể theo khung 24 giờ (Ví dụ: 3 giờ 24 phút chiều thì ghi trong biểu tại tiêu chí “Giờ” là 15:24).
- 1Công văn 2914/CHHVN-VTDVHH phối hợp triển khai cuộc đo thời gian giải phóng hàng hóa xuất, nhập khẩu cấp quốc gia năm 2013 do Cục Hàng hải Việt Nam ban hành
- 2Công văn 10799/TCHQ-CCHĐH năm 2014 tổ chức cuộc đo thời gian giải phóng hàng xuất khẩu, nhập khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Thông báo 1795/TB-TCHQ kết luận của Thứ trưởng Bộ Tài chính, Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành tại cuộc họp Ban Chỉ đạo và tổ chuyên môn liên ngành thực hiện đo thời gian giải phóng hàng năm 2015 ngày 06/02/2015 do Tổng cục Hải quan ban hành
- 4Công văn 6751/TCHQ-TXNK năm 2015 giải đáp vướng mắc Thông tư 38/2015/TT-BTC và 39/2015/TT-BTC về giải phóng hàng hoá xuất khẩu chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành
- 5Công văn 3035/TCHQ-TXNK năm 2016 trả lời kiến nghị của Công ty Diligo Việt Nam về xác nhận xơ bông nguyên liệu và đề nghị giải phóng hàng tại cảng Hải Phòng do Tổng cục Hải quan ban hành
- 6Công văn 726/GSQL-GQ1 năm 2016 về giải phóng hàng do Cục Giám sát quản lý về Hải quan ban hành
- 1Công văn 2914/CHHVN-VTDVHH phối hợp triển khai cuộc đo thời gian giải phóng hàng hóa xuất, nhập khẩu cấp quốc gia năm 2013 do Cục Hàng hải Việt Nam ban hành
- 2Công văn 10799/TCHQ-CCHĐH năm 2014 tổ chức cuộc đo thời gian giải phóng hàng xuất khẩu, nhập khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Công văn 9325/VPCP-KTTH năm 2014 triển khai đo thời gian giải phóng hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2015 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Thông báo 1795/TB-TCHQ kết luận của Thứ trưởng Bộ Tài chính, Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành tại cuộc họp Ban Chỉ đạo và tổ chuyên môn liên ngành thực hiện đo thời gian giải phóng hàng năm 2015 ngày 06/02/2015 do Tổng cục Hải quan ban hành
- 5Công văn 6751/TCHQ-TXNK năm 2015 giải đáp vướng mắc Thông tư 38/2015/TT-BTC và 39/2015/TT-BTC về giải phóng hàng hoá xuất khẩu chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành
- 6Công văn 3035/TCHQ-TXNK năm 2016 trả lời kiến nghị của Công ty Diligo Việt Nam về xác nhận xơ bông nguyên liệu và đề nghị giải phóng hàng tại cảng Hải Phòng do Tổng cục Hải quan ban hành
- 7Công văn 726/GSQL-GQ1 năm 2016 về giải phóng hàng do Cục Giám sát quản lý về Hải quan ban hành
Công văn 6644/BTC-TCHQ về kế hoạch chi tiết thực hiện đo thời gian giải phóng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên ngành năm 2015 do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 6644/BTC-TCHQ
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 21/05/2015
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Đỗ Hoàng Anh Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/05/2015
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết