Hệ thống pháp luật

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6578/BKHĐT-KTĐN
V/v quán triệt chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ về quản lý và sử dụng viện trợ theo quy định tại Nghị định số 80/2020/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 14 tháng 8 năm 2023

 

Kính gửi:

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Quốc hội;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam;
- Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam;
- Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tại văn bản số 6086/VPCP-QHQT ngày 09/8/2023 của Văn phòng Chính phủ về báo cáo quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại năm 2022 theo Nghị định số 80/2020/NĐ-CP ngày 08/7/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam (sau đây gọi tắt là Nghị định số 80/2020/NĐ-CP), Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị:

1. Quý Cơ quan nghiên cứu Báo cáo tình hình quản lý và sử dụng viện trợ năm 2022 (bản sao Báo cáo gửi kèm), tiếp tục quán triệt, thực hiện việc quản lý sử dụng viện trợ theo đúng chức năng, nhiệm vụ của Bộ, cơ quan mình và trách nhiệm được phân công tại Nghị định số 80/2020/NĐ-CP.

2. Đối với các cơ quan chủ quản:

Đề nghị tiến hành rà soát, đánh giá việc thực hiện Nghị định số 80/2020/NĐ-CP, các khó khăn, vướng mắc trong quá trình quản lý, tiếp nhận, thực hiện, giải ngân, công tác quản lý tài chính, thanh, quyết toán khoản viện trợ và đề xuất các nội dung sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy giải ngân và sử dụng hiệu quả các khoản viện trợ (Phụ lục Đề cương Báo cáo rà soát, đánh giá việc thực hiện Nghị định số 80/2020/NĐ-CP gửi kèm).

3. Đối với các cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước nêu tại Chương V của Nghị định số 80/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 2020: Đề nghị bổ sung thêm nội dung về việc đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong thời gian kể từ khi Nghị định số 80/2020/NĐ-CP được ban hành và có hiệu lực và các nội dung đề xuất sửa đổi các quy định liên quan.

Văn bản và Phụ lục đề nghị gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 25/8/2023 bằng văn bản và file mềm (bản word/excel) qua hệ thống e-office hoặc qua địa chỉ thư điện tử: nongthihonghanh@mpi.gov.vn để kịp tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư mong nhận được sự hợp tác của Quý Cơ quan./.

 


Nơi nhận:
- Như trên (kèm tài liệu);
- Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang (để báo cáo);
- Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng (để báo cáo);
- VPCP (Vụ QHQT);
- Lưu: KTĐN,HH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Quốc Phương

 

PHỤ LỤC

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 80/2020/NĐ-CP NGÀY 08/7/2020 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI KHÔNG THUỘC HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI DÀNH CHO VIỆT NAM (NGHỊ ĐỊNH SỐ 80/2020/NĐ-CP)
(Kèm theo công văn số 6578/BKHĐT-KTĐN ngày 14 tháng 8 năm 2023)

I. Đánh giá công tác quản lý viện trợ theo Nghị định số 80/2020/NĐ-CP

1. Báo cáo về việc chỉ đạo, điều hành liên quan đến công tác quản lý viện trợ (xây dựng Quy chế quản lý, ban hành thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết, tổ chức phổ biến, hướng dẫn quy định...).

2. Tổng hợp số lượng khoản viện trợ được phê duyệt và triển khai thực hiện thuộc phạm vi quản lý kể từ khi áp dụng Nghị định số 80/2020/NĐ-CP; tỷ lệ tăng/giảm so với áp dụng Nghị định số 93/2009 trước đây.

3. Báo cáo tình hình thực hiện các khoản viện trợ (công tác đấu thầu, thực hiện các hoạt động, công tác quản lý tài chính, dự toán, giải ngân, thanh quyết toán các khoản viện trợ,...).

4. Đánh giá ưu, nhược điểm, hiệu quả tổ chức tổ chức và quản lý HNHTQT tại cơ quan/địa phương.

III. Khó khăn, vướng mắc:

1. Những khó khăn, hạn chế, vướng mắc trong quá trình triển khai Nghị định số 80/2020/NĐ-CP của Cơ quan:

- Về thủ tục, hồ sơ trong các khâu: (1) Trình duyệt; (2) Thực hiện (bao gồm công tác đấu thầu, lập dự toán, giải ngân, thanh, quyết toán); (3) Báo cáo; (4) Kết thúc khoản viện trợ; (5) Theo dõi, đánh giá.

2. Thực tế nghiên cứu, vận dụng quy định của các cơ quan liên quan.

3. Nguyên nhân chủ quan và khách quan.

4. Kinh nghiệm rút ra từ công tác quản lý viện trợ.

VI. Kiến nghị, đề xuất:

Kiến nghị, đề xuất cụ thể với Chính phủ, các cơ quan đầu mối ở Trung ương nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng viện trợ theo Nghị định số 80/2020/NĐ-CP.

Có thể cân nhắc một số nội dung sau:

- Đề xuất sửa đổi/bổ sung các nội dung cụ thể trong Nghị định số 80/2020/NĐ-CP

- Bổ sung quy định về phân cấp quản lý.

- Sự cần thiết ban hành xử lý phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực liên quan.

- Sự cần thiết ban hành văn bản quy phạm hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị định số 80/2020.

- Sự cần thiết sửa đổi/bổ sung Nghị định số 80/2020/NĐ-CP./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 6578/BKHĐT-KTĐN năm 2023 quán triệt chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ về quản lý và sử dụng viện trợ theo quy định tại Nghị định 80/2020/NĐ-CP do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành

  • Số hiệu: 6578/BKHĐT-KTĐN
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 14/08/2023
  • Nơi ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
  • Người ký: Trần Quốc Phương
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 14/08/2023
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản