ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6454/UBND-ĐT | Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2016 |
Kính gửi:
| - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố; |
Trong thời gian qua, sau khi thu hoạch lúa, các hộ dân thường đốt rơm, rạ tại ruộng; Việc đốt rơm, rạ đã gây ô nhiễm môi trường không khí (làm phát thải khí CO2, CO và NOx) gây hiện tượng mù khói và hạn chế tầm nhìn của người và các phương tiện tham gia giao thông, ảnh hưởng tới sinh hoạt, sức khỏe của người dân trên nhiều địa phương, đặc biệt trong những ngày thời tiết xấu và bất thường.
Để từng bước giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, gây mất an toàn giao thông do việc đốt rơm rạ gây ra, UBND Thành phố chỉ đạo như sau:
1. Giao UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường các biện pháp tuyên truyền, vận động người dân: Hạn chế đốt rơm, rạ trên đồng ruộng, không phơi thóc, rơm rạ, tuốt lúa, đốt rơm rạ trên đường giao thông; thực hiện phương pháp cổ truyền, làm dầm (cày ấp rạ) nhằm tăng cường phân mùn cải tạo đất; Vận động người dân cam kết và thực hiện tốt việc không đốt rơm bừa bãi, không xả rơm rạ xuống kênh tưới tiêu. Xử lý kịp thời và kiên quyết các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Địa phương nào để xảy ra hiện tượng đốt rơm rạ ở nhiều nơi, đặc biệt là trên đường giao thông, nơi công cộng sẽ bị phê bình và đưa vào tiêu chí đánh giá kết quả thi đua khen thưởng cả năm.
2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, kiểm tra, ban hành các hướng dẫn kỹ thuật để xử lý rơm rạ và phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch. Phối hợp với UBND các quận, huyện và thị xã tuyên truyền, vận động người dân không đốt rơm rạ sau các vụ thu hoạch lúa.
3. Giao Công an Thành phố, Sở Giao thông vận tải chỉ đạo các lực lượng chức năng phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã kiểm tra, xử lý các trường hợp phơi thóc, rơm rạ, đốt rơm rạ trên đường gây cản trở và làm mất an toàn giao thông theo thẩm quyền; đôn đốc và phối hợp với các địa phương trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện các biện pháp giảm thiểu tình trạng đốt rơm rạ.
4. Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan báo, đài tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, thường xuyên đưa tin trên hệ thống phát thanh, truyền thanh để nhân dân hiểu, chấp hành, biểu dương những tập thể, cá nhân gương mẫu thực hiện, phê phán, lên án những tập thể, cá nhân không chấp hành chủ trương chỉ đạo của Thành phố.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu công nghệ phù hợp để xử lý, tận dụng rơm rạ trở thành nguồn vật liệu bổ sung, phân vi sinh hay nguyên liệu của các ngành sản xuất khác. Nghiên cứu cung cấp các chế phẩm sinh học cho các địa phương và hướng dẫn việc dùng chế phẩm sinh học để xử lý rơm, rạ dư thừa sau thu hoạch thành phân bón hữu cơ phục vụ nông nghiệp, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan tiến hành công tác vận động người dân hạn chế đốt rơm rạ sau các vụ thu hoạch lúa; tuyên truyền, phòng chống các tác hại đến môi trường do việc đốt rơm rạ gây ra. Đồng thời phối hợp với các tổ chức, nhà khoa học nghiên cứu ứng dụng tái chế các sản phẩm hữu ích phục vụ xã hội từ rơm rạ. Chủ trì tổ chức, điều tra đánh giá xây dựng các cơ chế chính sách nhằm kêu gọi các tổ chức, cá nhân theo hướng xã hội hóa có công nghệ phù hợp để xử lý, tận dụng rơm rạ.
5. Ủy ban nhân dân Thành phố đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội, phối hợp chặt chẽ với UBND các cấp tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức người dân nhằm hạn chế việc đốt rơm rạ gây ô nhiễm môi trường.
6. Yêu cầu các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ trên đây, báo cáo UBND Thành phố kết quả (qua sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp). Giao Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp báo cáo UBND Thành phố kết quả thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 30/2011/QĐ-UBND về Quy định trách nhiệm phối hợp quản lý và xử lý vi phạm để vật liệu xây dựng, chướng ngại vật, phơi nông sản, đốt rơm rạ trái phép trên lòng, lề đường bộ, cầu đường bộ thuộc địa bàn tỉnh Hà Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành
- 2Công văn 283/UBND-VP4 năm 2013 lấn chiếm lòng lề đường để phơi nông sản, tuốt lúa và đốt rơm rạ làm mất an toàn giao thông trên các tuyến đường giao thông do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 3Chỉ thị 11/CT-UBND về tăng cường biện pháp thu hoạch và chăm sóc lúa xuân, tập trung sản xuất vụ mùa năm 2016 do thành phố Hải Phòng ban hành
- 4Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2020 về tăng cường thực hiện giải pháp hạn chế đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 1Quyết định 30/2011/QĐ-UBND về Quy định trách nhiệm phối hợp quản lý và xử lý vi phạm để vật liệu xây dựng, chướng ngại vật, phơi nông sản, đốt rơm rạ trái phép trên lòng, lề đường bộ, cầu đường bộ thuộc địa bàn tỉnh Hà Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành
- 2Công văn 283/UBND-VP4 năm 2013 lấn chiếm lòng lề đường để phơi nông sản, tuốt lúa và đốt rơm rạ làm mất an toàn giao thông trên các tuyến đường giao thông do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 3Chỉ thị 11/CT-UBND về tăng cường biện pháp thu hoạch và chăm sóc lúa xuân, tập trung sản xuất vụ mùa năm 2016 do thành phố Hải Phòng ban hành
- 4Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2020 về tăng cường thực hiện giải pháp hạn chế đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Công văn 6454/UBND-ĐT năm 2016 về hạn chế đốt rơm, rạ sau khi thu hoạch lúa của người dân trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- Số hiệu: 6454/UBND-ĐT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 09/11/2016
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Nguyễn Thế Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/11/2016
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực