- 1Quyết định 254/2006/QĐ-TTg về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Công văn số 5045/TCHQ-GSQL về việc hàng hoá tạm nhập - tái xuất qua cửa khẩu phụ do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Công văn số 6794/TCHQ-GSQL về việc hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu phụ do Tổng cục Hải quan ban hành
- 4Thông tư 13/2009/TT-BCT quy định xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới nằm ngoài các khu kinh tế cửa khẩu do Bộ Công thương ban hành
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5921/TCHQ-GSQL | Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2009 |
Kính gửi: Cục Hải quan tỉnh Hà Giang.
Tại công văn số 675/HQHG-NV ngày 16/09/2009, Cục Hải quan tỉnh Hà Giang dẫn chiếu công văn số 5045/TCHQ-GSQL ngày 07/10/2008 và công văn số 5623/TCHQ-GSQL ngày 05/11/2008: "... không được làm thủ tục hải quan cho hàng hoá tạm nhập - tái xuất"; đồng thời dẫn chiếu Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 13/2009/TT-BCT ngày 03/06/2009 và hỏi có được làm thủ tục cho các trường hợp:
- Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu;
- Hàng hoá tạm nhập qua các cửa khẩu chính, cửa khẩu quốc tế xin tái xuất qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới.
Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
1) Hàng hoá xuất nhập khẩu chuyển cửa khẩu:
a. Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 13/2009/TT-BCT dẫn trên chỉ đề cập hàng hoá xuất khẩu, nhưng Cục Hải quan Hà Giang hỏi cả trường hợp hàng hoá nhập khẩu là không đúng quy định.
b. Dù là hàng hoá xuất khẩu hay nhập khẩu, chủ hàng đều nộp hồ sơ và làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu, trách nhiệm thuộc Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu, Chi cục Hải quan thuộc Cục Hải quan Hà Giang phối hợp thực hiện theo quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu nhập khẩu chuyển cửa khẩu.
2) Hàng hoá tạm nhập - tái xuất:
a. Cục Hải quan Hà Giang chỉ nêu hàng hoá tạm nhập qua cửa khẩu chính, cửa khẩu quốc tế nhưng không nêu rõ hàng gì, thuộc diện hàng hoá nhập khẩu bình thường hay nhập khẩu có giấy phép, có điều kiện, Chi cục Hải quan nào làm thủ tục tạm nhập?, Tổng cục không trả lời cụ thể được.
b. Điều 9 Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg ngày 07/11/2006 quy định về cửa khẩu xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới, không quy định rõ đối với hàng hoá tạm nhập - tái xuất qua biên giới; nay Bộ Công thương đang dự thảo Quyết định sửa đổi Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg dẫn trên; Tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư số 13/2009/TT-BCT dẫn trên cũng chỉ quy định: "... việc xuất nhập khẩu hàng hoá qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới nằm ngoài Khu KTCK...", không quy định đối với hàng hoá tạm nhập - tái xuất. Đề nghị Cục Hải quan Hà Giang tiếp tục thực hiện công văn số 6794/TCHQ-GSQL ngày 26/12/2008, không thực hiện công văn số 5045/TCHQ-GSQL ngày 07/10/2008 và công văn số 5623/TCHQ-GSQL ngày 05/11/2008 dẫn trên.
Tổng cục Hải quan trả lời Cục Hải quan tỉnh Hà Giang biết, thực hiện./.
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1Quyết định 254/2006/QĐ-TTg về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Công văn số 5045/TCHQ-GSQL về việc hàng hoá tạm nhập - tái xuất qua cửa khẩu phụ do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Công văn số 6794/TCHQ-GSQL về việc hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu phụ do Tổng cục Hải quan ban hành
- 4Thông tư 13/2009/TT-BCT quy định xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới nằm ngoài các khu kinh tế cửa khẩu do Bộ Công thương ban hành
- 5Công văn 880/TCHQ-GSQL về hàng xuất khẩu chuyển cửa khẩu qua cửa khẩu phụ nằm ngoài khu kinh tế cửa khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành
- 6Công văn 3392/VPCP-KTTH năm 2016 về hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới thuộc tỉnh Nghệ An do Văn phòng Chính phủ ban hành
Công văn 5921/TCHQ-GSQL về việc hàng hoá xuất nhập khẩu qua cửa khẩu phụ, lối mở nằm ngoài Khu kinh tế cửa khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành
- Số hiệu: 5921/TCHQ-GSQL
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 02/10/2009
- Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
- Người ký: Hoàng Việt Cường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 02/10/2009
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực