BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5893/BGDĐT-CSVCTBTH | Hà Nội, ngày 06 tháng 9 năm 2011 |
Kính gửi: Sở giáo dục và đào tạo các tỉnh, thành phố
Thực hiện Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”, để việc mua sắm và sử dụng thiết bị dạy học có hiệu quả, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo mua sắm thiết bị dạy học môn Ngoại ngữ cho các trường tiểu học, cụ thể như sau:
1. Danh mục thiết bị dạy học bao gồm:
1.1. Thiết bị dạy học tối thiểu: Máy vi tính; Máy chiếu; Cassette; Ti vi; Đầu đĩa; Tăng âm + Loa + Micrro; Thiết bị nhận dạng kiểm tra đánh giá ngữ âm; Thiết bị âm thanh đa năng; Thiết bị bảng điều khiển; Tranh tương tác; Thẻ luyện tập; Các nhân vật; Bộ thẻ chữ; Băng, đĩa.
1.2. Hệ thống thiết bị dạy học ngoại ngữ chuyên dụng: Thiết bị điều khiển của giáo viên; Thiết bị thực hành của học sinh; Hệ thống phụ kiện kết nối và các thiết bị khác.
(Có Danh mục kèm theo)
2. Tổ chức mua sắm:
- Cần căn cứ vào khả năng sử dụng thiết bị của giáo viên; các đặc điểm về kỹ thuật đáp ứng yêu cầu sử dụng và giá của từng thiết bị; phải rà soát các thiết bị dạy học đã có, đối chiếu với thiết bị dạy học tối thiểu, số lớp học, số học sinh để mua sắm đảm bảo số lượng, chất lượng phục vụ giảng dạy tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí.
- Đối với hệ thống thiết bị dạy học ngoại ngữ chuyên dụng: Chỉ mua sắm khi có điều kiện về kinh phí, giáo viên đã được tập huấn sử dụng; lựa chọn giải pháp tiết kiệm nhất, phù hợp với thực trạng cơ sở vật chất của nhà trường (phòng học, bàn, ghế...) và điều kiện lắp đặt cho các phòng học bộ môn; không mua sắm quá 01 phòng/trường.
- Việc tổ chức mua sắm thiết bị dạy học phải thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu và Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng và các quy định hiện hành của Nhà nước.
- Giám đốc sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố và Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc chỉ đạo mua sắm, bảo quản, sử dụng thiết bị dạy học của các trường đảm bảo số lượng, chất lượng và tiến độ phục vụ cho năm học.
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo phổ biến đến các Trưởng phòng giáo dục và đào tạo, Hiệu trưởng các trường tiểu học và các đơn vị liên quan để thực hiện nghiêm túc nội dung của văn bản này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các sở giáo dục và đào tạo báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố và Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Cục Cơ sở vật chất và Thiết bị trường học, đồ chơi trẻ em) để xử lý kịp thời./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
DANH MỤC
THIẾT BỊ DẠY HỌC MÔN NGOẠI NGỮ CẤP TIỂU HỌC
(Kèm theo Công văn số 5893/BGDĐT-CSVCTBTH ngày 06/9/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
STT | Tên thiết bị | Đơn vị | Chức năng cơ bản | Yêu cầu kỹ thuật cơ bản |
I | Thiết bị dạy học tối thiểu |
|
|
|
1 | Máy vi tính | Chiếc | Được kết nối các thiết bị ngoại vi,cài đặt được các phần mềm phục vụ dạy học. | - Loại thông dụng. - CPU : tối thiểu 2 Ghz. - Bộ nhớ trong: tối thiểu 2GB. - Ổ đĩa cứng: tối thiểu 320GB. |
2 | Máy chiếu | Bộ | Được kết nối với máy tính để trình chiếu các hình ảnh, vật thể, bài giảng … | - Loại thông dụng. - Có đủ cổng kết nối phù hợp. - Cường độ sáng tối thiểu 3.000 Ansilumens. - Kèm theo màn chiếu và thiết bị điều khiển (nếu có). |
3 | Cassette | Chiếc | Dùng được băng hoặc đĩa. | - Loại thông dụng. - Nguồn tự động 90 V – 240 V / 50 Hz và sử dụng được pin, ắc qui. - Công suất phù hợp cho một lớp học. |
4 | Ti vi | Chiếc | Nghe/nhìn âm thanh và hình ảnh. | - Loại thông dụng. - Đa hệ màu. Màn hình có kích thước phù hợp với mục đích sử dụng và diện tích phòng học. - Hệ thống FVS; có hai đường tiếng (Stereo); công suất tối thiểu đường ra 2 x 10 W; Có chức năng tự điều chỉnh âm lượng; dò kênh tự động và bằng tay. - Ngôn ngữ hiển thị có Tiếng Việt. - Có đường tín hiệu vào dưới dạng (AV, S – Video, DVD, HDMI). - Nguồn tự động 90 V – 240 V/50 Hz. |
5 | Đầu đĩa | Chiếc | Phát hình ảnh và âm thanh cho các hoạt động nghe và nói. | - Loại thông dụng. - Đọc đĩa DVD, VCD/CD, CD – RW, MP3, JPEG và các chuẩn thông dụng khác; kết nối được các thiết bị nhớ ngoài như thẻ nhớ, USB… - Hệ màu: Đa hệ. - Tín hiệu ra dưới dạng AV, Video Component, S–video, HDMI. - Phát lặp từng bài, từng đoạn tùy chọn hoặc cả đĩa. - Nguồn tự động từ 90 V – 240 V/ 50 Hz. |
6 | Tăng âm + Loa + Micro | Bộ | - Khuếch đại và trộn âm thanh. - Thu phát âm thanh. | - Loại thông dụng, công suất phù hợp cho lớp học. - Có đủ cổng kết nối phù hợp. |
7 | Thiết bị nhận dạng kiểm tra đánh giá ngữ âm. | Bộ | - Thiết bị tích hợp các dữ liệu và được số hóa. - Để dạy và học, kiểm tra trắc nghiệm ngữ âm ngoại ngữ qua kênh chữ, hình ảnh, âm thanh và video. | - Có từ điển hỗ trợ các ngoại ngữ và tiếng Việt. - Hỗ trợ ghi âm, phát âm. - Hỗ trợ các định dạng video thông dụng và các phần mềm kèm theo. - Cài đặt được phần mềm nhận dạng kiểm tra đánh giá ngữ âm, luyện kỹ năng nghe nói tương tác. - Sử dụng thẻ nhớ và nguồn (pin) thông dụng. - Kèm theo sách, tài liệu để sử dụng thiết bị. |
8 | Thiết bị âm thanh đa năng | Bộ | - Tăng âm lượng giúp giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập (có thể sử dụng nguồn pin, ắc quy). - Có chức năng tích hợp được nhiều thiết bị như âm ly, loa, và các thiết bị khác. | -Tích hợp được nhiều tính năng âm ly, loa, micro, đài FM, đọc các định dạng DVD, CD, SD, USB trên thiết bị. - Kèm theo micro cho giáo viên và học sinh. |
9 | Thiết bị bảng điều khiển | Bộ | - Sử dụng cho giáo viên để giảng dạy và học sinh hoạt động theo nhóm. - Tương tác không dây với máy tính - Lựa chọn và chuyển đổi tín hiệu đầu vào Máy tính, Camera, Đầu đĩa DVD. | - Kết nối và điều khiển được các thiết bị như máy vi tính, camera, máy chiếu và chuyển đổi tín hiệu vào ra thiết bị nghe nhìn. - Độ phân giải, độ chính xác, tốc độ đọc... của bảng điều khiển máy tính từ xa có các thông số kỹ thuật tối thiểu đảm bảo chất lượng sử dụng của hệ thống thiết bị. - Các thông số kỹ thuật của bộ điều khiển và chuyển đổi tín hiệu đảm bảo vận hành các thiết bị khác có trong hệ thống một cách đồng bộ. |
10 | Tranh tương tác | Bộ | Luyện nghe, nói và giao tiếp trong lớp học | - Gồm các tranh có nội dung theo chủ đề trong sách giáo khoa. Kích thước khoảng (790x540)mm, in 4 màu trên giấy couché có định lượng 200g/m2 cán láng OPP hoặc vật liệu khác phù hợp. |
11 | Thẻ luyện tập | Bộ | Luyện giao tiếp trong lớp học và hỗ trợ học sinh học từ vựng. | - Gồm các thẻ hỗ trợ cho học sinh học từ vựng thông qua các hoạt động theo nội dung của sách giáo khoa. Kích thước khoảng (140x85)mm, in 4 màu trên giấy couché có định lượng 200g/m2 cán láng OPP hoặc vật liệu khác phù hợp. |
12 | Các nhân vật | Bộ | Dạy các hoạt động giao tiếp, đóng vai. | - Làm bằng giấy couché hoặc vật liệu khác. Có kích thước phù hợp thể hiện các nhân vật trong sách giáo khoa. |
13 | Bộ thẻ chữ | Bộ | - Hỗ trợ ghép từ, ghép chữ. - Luyện cho học sinh nhớ câu, các từ. | - Gồm các chữ cái tiếng Anh, quân số, các con chữ. - Làm bằng vật liệu giấy duyplec, trọng lượng khoảng 350g/m2, in 4 màu cán OPP, kích thước khoảng (25 x 55)mm hoặc vật liệu khác phù hợp. |
14 | Băng, đĩa |
| -Để dạy luyện, nghe, nói cho học sinh. - Có thể thay thế bằng phần mềm, USB… | - Loại thông dụng, có nội dung phù hợp với nội dung chương trình sách giáo khoa. |
II | Hệ thống thiết bị dạy học ngoại ngữ chuyên dụng. |
| - Lắp đặt trong phòng học bộ môn ngoại ngữ cho khoảng 50 học sinh sử dụng. | - Có thể lắp đặt ở phòng học thông thường hoặc đầu tư xây dựng phòng học bộ môn mới. |
| Hệ thống bao gồm các khối thiết bị phân theo chức năng sử dụng : - Khối thiết bị điều khiển của giáo viên (tai nghe + micro; thiết bị trung tâm; có thể kết nối với máy tính…). - Khối thiết bị điều khiển của học sinh (tai nghe + micro; thiết bị trợ giúp cho các hoạt động của học sinh, …). - Hệ thống phụ kiện kết nối. | Hệ thống | -Tạo nhóm làm việc, giao tiếp nội bộ, kết nối audio, video, máy tính, hiển thị âm thanh theo loa ngoài hoặc tai nghe, giáo viên có thể đưa ra bài kiểm tra, hội thoại hoặc đọc. - Các cá nhân học sinh có thể giao tiếp với giáo viên, hội thoại riêng theo nhóm, thực hiện các bài kiểm tra trắc nghiệm hoặc tự học. | - Khối thiết bị điều khiển của giáo viên + Bộ điều khiển trung tâm của hệ thống (Truyền dẫn và xử lý dữ liệu của cả hệ thống kèm theo phần mềm điều khiển hệ thống). + Bộ đọc và ghi bài giảng của giáo viên. + Bộ chia tín hiệu (tín hiệu nguồn và dữ liệu giữa các thiết bị của phòng học). - Khối thiết bị điều khiển của học sinh + Cổng kết nối tiếng/dữ liệu vào - ra. + Phím để học sinh thao tác. + Có màn hình hiển thị. - Các nguồn dữ liệu (âm thanh, hình ảnh, bài giảng…) được lưu trữ trong các thiết bị nhớ và sử dụng cùng với các thiết bị audio, video, cassete, máy tính, máy chiếu… - Các phụ kiện kết nối hệ thống và các thiết bị điện đảm bảo sự hoạt động của hệ thống thiết bị. |
- 1Công văn 7110/BGDĐT-CSVCTBTH hướng dẫn mua sắm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học môn Ngoại ngữ trong trường phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Công văn 7842/BGDĐT-CSVCTBTH năm 2013 đầu tư mua sắm thiết bị dạy học, học liệu của cơ sở giáo dục và đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Công văn 5893/BGDĐT-CSVCTBTH hướng dẫn mua sắm thiết bị dạy học môn Ngoại ngữ cấp tiểu học - Năm học 2011-2012 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- Số hiệu: 5893/BGDĐT-CSVCTBTH
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 06/09/2011
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Người ký: Nguyễn Vinh Hiển
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/09/2011
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực