Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ CÔNG AN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 585/BCA-V19 | Hà Nội, ngày 16 tháng 3 năm 2018 |
Kính gửi: Văn phòng Chính phủ
Ngày 17/01/2018, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 626/VPCP-DMDN đề nghị Bộ Công an xử lý phản ánh, kiến nghị của Công ty Honda Việt Nam (địa chỉ tại phường Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc) về thời hạn điều tra, giải quyết một vụ tai nạn giao thông của Cảnh sát giao thông. Về việc này, Bộ Công an trả lời như sau:
1. Trường hợp doanh nghiệp thuê một bên vận tải hàng hóa đến nhà phân phối, nếu xe vận chuyển hàng hóa gặp tai nạn giao thông hoặc va chạm với phương tiện khác và bị Công an tạm giữ phương tiện cùng toàn bộ hàng hóa trên phương tiện thì Cảnh sát giao thông có được phép thu giữ hàng hóa trên phương tiện hay không? Doanh nghiệp có được quyền đòi hàng hóa của mình về trước khi Cơ quan Cảnh sát giao thông hoàn thành việc giải quyết vụ tai nạn hay không? Nếu có thì công ty phải tiến hành thủ tục như thế nào?
Khi vụ tai nạn giao thông xảy ra, nếu hàng hóa được chở trên phương tiện có liên quan đến hoạt động phạm pháp thì được gọi là tang vật. Tang vật phải được tạm giữ để phục vụ công tác khám nghiệm; điều tra, giải quyết (trừ các loại hàng hóa đặc biệt mà pháp luật có quy định khác). Hàng hóa chở trên phương tiện, sau khi xác minh nếu có đủ giấy tờ xác định nguồn gốc, xuất xứ hợp pháp hoặc những hàng hóa đó được sản xuất, buôn bán hợp pháp, không bị pháp luật cấm và không liên quan đến vụ tai nạn thì doanh nghiệp có thể đề nghị cơ quan Cảnh sát giao thông trả lại hàng hóa cho mình trước khi hoàn thành việc giải quyết vụ tai nạn.
Việc tạm giữ tang vật, phương tiện giao thông và xử lý tang vật, phương tiện giao thông bị tạm giữ được thực hiện theo quy định tại Điều 125, Điều 126 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Khi tạm giữ tang vật, phương tiện giao thông phải lập biên bản và ghi rõ, đầy đủ trong nội dung biên bản tạm giữ, các tang vật quan trọng phải được niêm phong, có chữ ký của người làm chứng. Khi tiến hành trao trả tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải lập biên bản và yêu cầu người liên quan đến tai nạn giao thông hoặc đại diện của công ty ký vào biên bản.
Hàng hóa chở trên phương tiện, sau khi xác minh nếu không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc thuộc loại hàng hóa mà nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam thì lực lượng Cảnh sát giao thông chuyển giao hồ sơ đến cơ quan chức năng có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
Trường hợp vụ tai nạn có dấu hiệu tội phạm thì lực lượng Cảnh sát giao thông chuyển giao hồ sơ cho cơ quan Cảnh sát điều tra để tiến hành điều tra, xử lý theo quy định.
2. Thời hạn giải quyết một vụ tai nạn giao thông của Cảnh sát giao thông là bao lâu?
Căn cứ quy định tại Thông tư số 77/2012/TT-BCA, ngày 28/12/2012 của Bộ Công an về quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông đường bộ thì: “Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được tin báo về vụ tai nạn giao thông, cơ quan Cảnh sát giao thông phải tiến hành xem xét, điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông; đối với vụ tai nạn giao thông có nhiều tình tiết phức tạp cần điều tra, xác minh thì thời hạn có thể được kéo dài nhưng không quá ba mươi ngày. Trường hợp phải thông qua giám định chuyên môn hoặc cần phải có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá ba mươi ngày.
Trên đây là kết quả trả lời phản ánh, kiến nghị của Công ty Honda Việt Nam liên quan đến quy định hành chính thuộc phạm vi, chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công an; xin trao đổi để Văn phòng Chính phủ biết./.
| TL. BỘ TRƯỞNG |
- 1Thông tư liện tịch 69-TTLB năm 1993 hướng dẫn phòng ngừa và giải quyết tai nạn về người trong giao thông đường sắt do Bộ Giao thông vận tải-Bộ Nội vụ ban hành
- 2Thông tư 76/2011/TT-BCA quy định phân công trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông của lực lượng Cảnh sát nhân dân do Bộ Công an ban hành
- 3Thông tư 23/2018/TT-BGTVT quy định về giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt và phân tích, thống kê báo cáo về sự cố, tai nạn giao thông đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Công văn 2671/VPCP-CN năm 2019 về vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng tại tỉnh Vĩnh Phúc do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Công văn 3045/VPCP-CN năm 2019 xử lý điểm đen về tai nạn giao thông trên QL1 tại ngã tư Bình Nhựt, ngã tư Long Kim, huyện Bến Lức, tỉnh Long An do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Thông tư liện tịch 69-TTLB năm 1993 hướng dẫn phòng ngừa và giải quyết tai nạn về người trong giao thông đường sắt do Bộ Giao thông vận tải-Bộ Nội vụ ban hành
- 2Thông tư 76/2011/TT-BCA quy định phân công trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông của lực lượng Cảnh sát nhân dân do Bộ Công an ban hành
- 3Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 4Thông tư 23/2018/TT-BGTVT quy định về giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt và phân tích, thống kê báo cáo về sự cố, tai nạn giao thông đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5Công văn 2671/VPCP-CN năm 2019 về vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng tại tỉnh Vĩnh Phúc do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6Công văn 3045/VPCP-CN năm 2019 xử lý điểm đen về tai nạn giao thông trên QL1 tại ngã tư Bình Nhựt, ngã tư Long Kim, huyện Bến Lức, tỉnh Long An do Văn phòng Chính phủ ban hành
Công văn 585/BCA-V19 năm 2018 về thời hạn điều tra, giải quyết một vụ tai nạn giao thông của Cảnh sát giao thông do Bộ Công an ban hành
- Số hiệu: 585/BCA-V19
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 16/03/2018
- Nơi ban hành: Bộ Công An
- Người ký: Nguyễn Ngọc Anh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 16/03/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra