Hệ thống pháp luật

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5631/NHNN-TD
V/v triển khai chương trình tín dụng đối với lĩnh vực Lâm sản, Thủy sản

Hà Nội, ngày 14 tháng 7 năm 2023

 

Kính gửi:

- Các ngân hàng thương mại;
- Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Thông báo số 225/TB-VPCP ngày 15/6/2023, Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 167/TB-VPCP ngày 01/5/2013 và Văn bản số 4960/VPCP-KTTH ngày 05/7/2023 về việc tập trung tháo gỡ khó khăn thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu đối với ngành Lâm sản và Thủy sản, giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam “Nghiên cứu, đề xuất gói tín dụng 10.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho doanh nghiệp ngành sản xuất, chế biến Lâm sản và Thủy sản”; trên cơ sở ý kiến thống nhất và các văn bản đăng ký tham gia của các Ngân hàng thương mại (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín, Ngân hàng TMCP Quân đội, Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Nam Á, Ngân hàng TMCP Phương Đông, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam); Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) xây dựng chương trình hỗ trợ vốn tín dụng đối với 2 ngành Lâm sản, Thủy sản và hướng dẫn một số nội dung để các Ngân hàng thương mại, ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố tổ chức triển khai thực hiện như sau:

1. Về nội dung của Chương trình:

1.1. Về đối tượng vay vốn: Khách hàng có dự án/phương án phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh lĩnh vực lâm sản, thủy sản.

1.2. Lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam: Thấp hơn tối thiểu từ 1%-2%/năm so với mức lãi suất cho vay bình quân cùng kỳ hạn (ngắn hạn; trung, dài hạn) của chính ngân hàng cho vay áp dụng trong từng thời kỳ.

1.3. Thời gian triển khai đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2024.

1.4. Về quy mô tín dụng của Chương trình khoảng 15.000 tỷ đồng (cao hơn dự kiến đặt ra gói 10.000 tỷ đồng).

2. Đối với các Ngân hàng thương mại:

2.1. Trên cơ sở các nội dung tại mục 1, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín, Ngân hàng TMCP Quân đội, Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Nam Á, Ngân hàng TMCP Phương Đông, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam khẩn trương ban hành hướng dẫn và tổ chức triển khai Chương trình thống nhất trên toàn hệ thống ngay sau khi có hướng dẫn tại Văn bản này.

Ngoài các ngân hàng nêu trên, các ngân hàng thương mại khác khi tham gia Chương trình thì cần thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn này và có văn bản báo cáo NHNN tham gia Chương trình (qua Vụ Tín dụng các ngành kinh tế).

2.2. Theo thẩm quyền thực hiện miễn, giảm các loại phí dịch vụ đối với khách hàng tham gia Chương trình này, phù hợp với quy định pháp luật và quy mô hoạt động của ngân hàng.

2.3. Ngân hàng thương mại cho khách hàng vay vốn để thực hiện Chương trình bằng nguồn vốn tự huy động của ngân hàng; có trách nhiệm xem xét, thẩm định, quyết định cho vay đối với khách hàng theo quy định của pháp luật về cho vay và tự chịu trách nhiệm về quyết định cho vay của mình; thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro đối với các khoản cho vay thuộc Chương trình này theo quy định hiện hành.

2.4. Kịp thời báo cáo NHNN (Vụ Tín dụng các ngành kinh tế) những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình cho vay theo Chương trình này. Định kỳ hàng tháng (trước ngày 10 của tháng kế tiếp) báo cáo NHNN kết quả triển khai Chương trình theo Phụ lục.

3. Đối với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố:

3.1. Chỉ đạo, theo dõi việc thực hiện của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tham gia Chương trình; kịp thời báo cáo Thống đốc NHNN những vấn đề vượt thẩm quyền.

3.2. Phối hợp với các Sở, Ban, Ngành trong việc tổ chức thực hiện Chương trình trên địa bàn; kịp thời tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai để tạo điều kiện cho các Ngân hàng thương mại thực hiện tốt việc hỗ trợ tín dụng đối với 2 lĩnh vực Lâm sản và Thủy sản.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đề nghị các ngân hàng thương mại và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố khẩn trương triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Thống đốc (để b/c);
- PTĐ Đào Minh Tú;
- Văn phòng Chính phủ (để b/c);
- Bộ NN&PTNT (để p/h);
- Văn phòng NHNN, CQTTGSNH;
- Vụ: CSTT, Pháp chế, Truyền thông;
- Hiệp hội: Gỗ và Lâm sản; Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản;
- Lưu: VP, TD, TD2(02)TTM Nhật.
Đính kèm
Phụ lục.

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Đào Minh Tú

 

TÊN NHTM

Phụ lục

 

BÁO CÁO

KẾT QUẢ CHO VAY CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI LĨNH VỰC LÂM SẢN, THỦY SẢN

Tháng ....năm....

Đơn vị: Tỷ đồng, %

STT

Lĩnh vực

Số tiền cam kết cho vay theo HĐTD

Doanh số giải ngân

Dư nợ

Lãi suất cho vay

Ưu đãi về phí

Ưu đãi khác (nếu có)

Lượt khách hàng được giải ngân

Trong kỳ báo cáo

Lũy kế từ đầu chương trình

Ngắn hạn VND

Trung và dài hạn VND

USD

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

I

Lĩnh vực Thủy sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Phân theo mục đích vay vốn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Cho vay khai thác, nuôi trồng thủy sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2

Cho vay thu mua, tiêu thụ thủy sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Trong đó, cho vay xuất khẩu:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.3

Cho vay chế biến, bảo quản thủy sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Phân theo đối tượng khách hàng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Doanh nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2.

Cá nhân, hộ gia đình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.3

Khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Lĩnh vực Lâm sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Phân theo mục đích vay vốn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Cho vay lâm nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2

Cho vay thu mua, tiêu thụ lâm sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Trong đó, cho vay xuất khẩu:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.3

Cho vay chế biến, bảo quản lâm sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Phân theo đối tượng khách hàng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Doanh nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2

Cá nhân, hộ gia đình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.3

Khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lập biểu
(Họ tên, số điện thoại liên lạc)

Kiểm soát
(Ký, ghi rõ họ tên)

Người đại diện hợp pháp
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức danh)

Hướng dẫn:

1. Đối tượng làm báo cáo: Các ngân hàng thương mại tham gia chương trình

2. Thời hạn gửi báo cáo: Chậm nhất vào ngày 10 của tháng tiếp theo.

3. Hình thức báo cáo: Văn bản có ký và đóng dấu (gửi kèm gửi file mềm về địa chỉ email: nhat.tran@sbv.gov.vn).

4. Đơn vị nhận báo cáo: Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, 25 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: 024.3934 9428.

5. Mẫu biểu làm trên file excel, định dạng phông chữ Times New Roman để thuận lợi cho việc tổng hợp.

6. Cột (3): Cam kết cho vay theo Hợp đồng tín dụng đối với khách hàng.

7. Cột (7): Thống kê mức lãi suất cho vay thấp nhất - cao nhất.

8. Cột (8): mức phí ưu đãi (thống kê cụ thể số tiền phí được giảm).

9. Cột (9): cụ thể các ưu đãi khác.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 5631/NHNN-TD năm 2023 triển khai chương trình tín dụng đối với lĩnh vực Lâm sản, Thủy sản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

  • Số hiệu: 5631/NHNN-TD
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 14/07/2023
  • Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
  • Người ký: Đào Minh Tú
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 14/07/2023
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản