- 1Nghị định 205/2004/NĐ-CP quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước
- 2Bộ Luật lao động 2012
- 3Nghị định 49/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về tiền lương
- 4Luật Bảo hiểm xã hội 2014
- 5Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động
- 6Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn xây dựng thang, bảng lương, phụ cấp và chuyển xếp lương đối với người lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo Nghị định 49/2013/NĐ-CP quy định chi tiết Bộ luật lao động về tiền lương do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 7Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc
- 8Nghị định 122/2015/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động
BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5320/LĐTBXH-LĐTL | Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2015 |
Kính gửi: | - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ cơ quan thuộc Chính phủ; |
Thực hiện quy định của Bộ luật Lao động năm 2012 và Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Chính phủ đã ban hành các Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013, Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015, Nghị định số 122/2015/NĐ-CP ngày 14/11/2015 và Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 quy định chi tiết các nội dung về tiền lương tối thiểu, thang lương, bảng lương, các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành các Thông tư hướng dẫn thực hiện. Tuy nhiên, qua nắm tình hình thì việc triển khai thực hiện của các cơ quan, doanh nghiệp còn chậm và gặp nhiều lúng túng, vướng mắc; vì vậy để kịp thời và bảo đảm thực hiện đúng các chế độ, chính sách đối với người lao động theo quy định, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty nhà nước hạng đặc biệt:
1. Chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với doanh nghiệp và Ban chấp hành công đoàn cơ sở tuyên truyền, phổ biến đến người lao động, người sử dụng lao động và kiểm tra, giám sát việc thực hiện mức lương tối thiểu vùng theo quy định tại Nghị định số 122/2015/NĐ-CP ngày 14/11/2015 nêu trên của Chính phủ, trong đó:
a) Yêu cầu doanh nghiệp phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở và người lao động căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định để thỏa thuận, xác định mức điều chỉnh các mức lương trong thang lương, bảng lương, mức lương ghi trong hợp đồng lao động và mức lương trả cho người lao động cho phù hợp, bảo đảm các quy định của pháp luật lao động;
b) Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động. Các khoản phụ cấp, bổ sung khác, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.
2. Đề nghị doanh nghiệp phối hợp, trao đổi với Ban chấp hành công đoàn cơ sở xây dựng phương án trả lương, tiền thưởng trong dịp Tết, bảo đảm thực hiện đầy đủ các chế độ, quyền lợi của người lao động theo quy định. Tổng hợp tình hình tiền lương, tiền thưởng, nợ lương của các doanh nghiệp trên địa bàn theo nội dung tại công văn số 4991/LĐTBXH-LĐTL ngày 07/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Tiếp nhận, cho ý kiến về thang lương, bảng lương, chế độ phụ cấp lương và phương án chuyển xếp lương mới của doanh nghiệp thuộc quyền quản lý để làm căn cứ cho doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận tiền lương trong hợp đồng lao động, thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trả lương và thực hiện các chế độ khác đối với người lao động theo quy định của pháp luật lao động. Các Tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước hạng đặc biệt khẩn trương gửi thang lương, bảng lương, chế độ phụ cấp lương về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho ý kiến trước khi thực hiện. Nội dung tiếp nhận, cho ý kiến về thang lương, bảng lương và các chế độ phụ cấp lương (phụ lục đính kèm). Việc tiếp nhận, cho ý kiến về thang lương, bảng lương, chế độ phụ cấp lương của các doanh nghiệp phải hoàn thành chậm nhất trong quý I/2016.
4. Triển khai thực hiện các quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành theo đúng quy định.
5. Tổ chức sơ kết, đánh giá 03 năm thực hiện Bộ luật Lao động năm 2012 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành. Tổng hợp các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Bộ luật Lao động năm 2012 và các đề xuất, kiến nghị gửi về Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (qua Vụ Pháp chế) chậm nhất trong quý II/2016 để làm cơ sở hoàn thiện các quy định của pháp luật lao động.
Đề nghị các Bộ, Ủy ban nhân dân thành phố, Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty đặc biệt chỉ đạo thực hiện./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
NỘI DUNG TIẾP NHẬN, CHO Ý KIẾN VỀ THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG, CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP LƯƠNG VÀ PHƯƠNG ÁN CHUYỂN XẾP LƯƠNG MỚI CỦA DOANH NGHIỆP
(Kèm theo công văn số 5320/LĐTBXH-LĐTL ngày 25/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
I. Về thang lương, bảng lương
1. Phương pháp xây dựng thang lương, bảng lương: Theo phương pháp đánh giá độ phức tạp công việc theo vị trí, chức danh công việc hướng dẫn tại Thông tư số 17/2015/TT-BLĐTBXH hay ban hành tạm thời hệ thống thang lương, bảng lương trên cơ sở rà soát, điều chỉnh lại thang lương, bảng lương theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ.
2. Số lượng thang lương, bảng lương được xây dựng.
3. Hệ thống chức danh nghề, công việc theo điều kiện lao động của từng thang, bảng lương.
4. Mức lương trong hệ thống thang lương, bảng lương: Thấp nhất, trung bình, cao nhất; khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề; mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải bảo đảm các nguyên tắc theo quy định. Trong đó, các doanh nghiệp xây dựng thang lương, bảng lương theo phương pháp đánh giá độ phức tạp công việc theo vị trí, chức danh công việc thì mức lương trung bình được xác định trong khoảng 1,5 đến 2,34 lần so với mức lương thấp nhất, tương ứng với bậc 3 hoặc bậc 4 trong thang lương 6 bậc hoặc 7 bậc của lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh.
5. Hệ thống tiêu chuẩn để xếp lương, điều kiện nâng bậc, nâng ngạch lương.
6. Nguyên tắc chuyển xếp lương mới phải căn cứ vào chức danh công việc người lao động đảm nhận.
II. Về phụ cấp lương
1. Các loại phụ cấp lương của doanh nghiệp.
2. Mức phụ cấp lương, đối tượng, điều kiện áp dụng của từng mức phụ cấp.
3. Phụ cấp lương của doanh nghiệp phải đáp ứng các quy định tại Thông tư số 17/2015/TT-BLĐTBXH ngày 22/4/2015.
III. Về hồ sơ, thủ tục
1. Quyết định thành lập hội đồng xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương.
2. Hệ thống thang lương, bảng lương, chế độ phụ cấp lương.
3. Hệ thống chức danh nghề, công việc theo điều kiện lao động của từng thang, bảng lương.
4. Phương án chuyển xếp lương mới.
5. Hệ thống tiêu chuẩn để xếp lương, điều kiện nâng bậc lương.
6. Ý kiến của tổ chức công đoàn cơ sở về hệ thống thang lương, bảng lương, phụ cấp lương và phương án chuyển xếp lương mới.
- 1Công văn 2822/BHXH-BT năm 2016 về tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với người quản lý và cán bộ chuyên trách đảng, đoàn thể tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 2Thông tư 42/2016/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Công văn 1569/BHXH-TCKT năm 2017 về chuyển tiền lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội vào tài khoản người khác do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 1Nghị định 205/2004/NĐ-CP quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước
- 2Bộ Luật lao động 2012
- 3Nghị định 49/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về tiền lương
- 4Luật Bảo hiểm xã hội 2014
- 5Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động
- 6Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn xây dựng thang, bảng lương, phụ cấp và chuyển xếp lương đối với người lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo Nghị định 49/2013/NĐ-CP quy định chi tiết Bộ luật lao động về tiền lương do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 7Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc
- 8Nghị định 122/2015/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động
- 9Công văn 2822/BHXH-BT năm 2016 về tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với người quản lý và cán bộ chuyên trách đảng, đoàn thể tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 10Thông tư 42/2016/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 11Công văn 1569/BHXH-TCKT năm 2017 về chuyển tiền lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội vào tài khoản người khác do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
Công văn 5320/LĐTBXH-LĐTL năm 2015 đôn đốc thực hiện quy định về lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 5320/LĐTBXH-LĐTL
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 25/12/2015
- Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Người ký: Phạm Minh Huân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/12/2015
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực