Hệ thống pháp luật

TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP
CỤC KIỂM LÂM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 518/KL-QLBVR
V/v báo cáo thực trạng quản lý nương rẫy

Hà Nội, ngày 17 tháng 9 năm 2012

 

Kính gửi: Chi cục Kiểm lâm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp về việc báo cáo thực trạng công tác quản lý nương rẫy trên phạm vi toàn quốc, làm cơ sở tham mưu, đề xuất và hoạch định các chính sách quản lý bảo vệ rừng trên diện tích nương rẫy, góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách theo Quyết định 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, giai đoạn 2011-2020.

Cục Kiểm lâm đề nghị Chi cục Kiểm lâm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo thực trạng quản lý nương rẫy tại địa phương và đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng (kèm theo đề cương báo cáo và biểu mẫu trên Website của Cục Kiểm lâm).

Báo cáo gửi về Cục Kiểm lâm, số 2 - Ngọc Hà – Ba Đình – Hà Nội bằng văn bản và file điện tử, địa chỉ Email: haidt@kiemlam.org.vn trước ngày 15/10/2012./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu VT,QLBVR.

KT.CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Triệu Văn Lực

 

Danh sách các tỉnh báo cáo:

- Tây Bắc, gồm 4 tỉnh: Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình.

- Đông Bắc, gồm 11 tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang, Lào Cai, Yên Bái.

- Bắc Trung Bộ, gồm 6 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.

- Nam Trung bộ, gồm 5 tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà.

- Tây Nguyên, gồm 5 tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng.

- Đông và Tây Nam bộ, gồm 5 tỉnh: Bình Phước, Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Ninh, Kiên Giang.

 

ĐỀ CƯƠNG

BÁO CÁO THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NƯƠNG RẪY
(Kèm theo Công văn số 518/KL-QLBVR ngày 17/9/2012 của Cục Kiểm lâm)

1. Thực trạng công tác quản lý nương rẫy tại địa phương

a. Diện tích và biến động nương rẫy tại địa phương:

- Khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội, đặc điểm dân tộc và tập quán canh tác của các nhóm dân tộc chính tại địa phương liên quan đến hoạt động canh tác nương rẫy…

- Diện tích và tình hình biến động nương rẫy từ 2009 đến nay, nguyên nhân chính dẫn đến sự biến động trên.

- Phân loại đất canh tác nương rẫy theo:

+ Phân theo nương rẫy được quy hoạch và nương rẫy ngoài quy hoạch;

+ Diện tích đất nương rẫy theo loài cây trồng (cây nông nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả …).

b. Thực trạng quản lý và quy hoạch nương rẫy tại địa phương

- Chính sách của địa phương đối với công tác quản lý, quy hoạch sản xuất nương rẫy.

- Các hoạt động chủ yếu để quản lý và giám sát việc canh tác nương rẫy

- Công tác quy hoạch đất canh tác nương rẫy tại địa phương; các hoạt động hỗ trợ và giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả nương rẫy được quy hoạch như: hỗ trợ lương thực, tập huấn kỹ thuật, công tác khuyến nông - khuyến lâm...

c. Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong việc quản lý, sử dụng nương rẫy hiện nay

- Thuận lợi.

- Khó khăn.

2. Những kiến nghị, đề xuất và giải pháp nhằm quản lý, sử dụng hiệu quả nương rẫy tại địa phương

- Tổ chức quản lý.

- Công tác quy hoạch.

- Cơ chế, chính sách.

- Các kiến nghị, đề xuất khác.

3. Ý kiến khác

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 518/KL-QLBVR báo cáo thực trạng quản lý nương rẫy do Cục Kiểm lâm ban hành

  • Số hiệu: 518/KL-QLBVR
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 17/09/2012
  • Nơi ban hành: Cục Kiểm lâm
  • Người ký: Triệu Văn Lực
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 17/09/2012
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản