ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 509/UBND-NĐ | Tân Phú, ngày 25 tháng 4 năm 2022 |
Kính gửi: | - Các cơ quan, ban ngành thuộc quận; |
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Công văn số 821/UBND-ĐT ngày 18/3/2022 của Ủy ban nhân dân thành phố về giải quyết các hồ sơ, thủ tục hành chính liên quan lĩnh vực môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020;
Căn cứ Kế hoạch số 60/KH-UBND ngày 10/3/2022 của Ủy ban nhân dân quận về triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành trên địa bàn quận Tân Phú;
Căn cứ Kế hoạch số 65/KH-UBND ngày 15/3/2022 của Ủy ban nhân dân quận về tổ chức tuyên truyền, kiểm tra việc chấp hành Bộ luật Lao động; an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn quận Tân Phú năm 2022.
Ủy ban nhân dân quận Tân Phú triển khai thực hiện công tác cấp giấy phép môi trường; cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, tước quyền sử dụng, thu hồi giấy phép môi trường; công tác đăng ký môi trường trên địa bàn quận như sau:
I. CÔNG TÁC CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
1. Đối tượng phải có giấy phép môi trường (theo quy định tại Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường)
1. Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.
2. Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường.
3. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường.
2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường (theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường và Điều 29 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
Theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường;
b) Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường;
c) Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường được quy định như sau:
a) Đối với dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường: Bản sao báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư, xây dựng;
b) Đối với dự án đầu tư, cơ sở không thuộc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 29 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP: Chủ dự án, cơ sở không phải nộp tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.
3. Thẩm quyền, thời gian cấp giấy phép môi trường
3.1. Thẩm quyền cấp giấy phép môi trường (theo quy định tại Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường)
Ủy ban nhân dân quận cấp giấy phép môi trường đối với đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật Bảo vệ môi trường, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường, cụ thể:
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép môi trường đối với các đối tượng sau đây, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường:
a) Đối tượng quy định tại Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
b) Đối tượng quy định tại Điều 39 Luật Luật Bảo vệ môi trường nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên hoặc nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại.
2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cấp giấy phép môi trường đối với các dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép môi trường đối với các đối tượng sau đây, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường:
a) Dự án đầu tư nhóm II quy định tại Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường;
b) Dự án đầu tư nhóm III quy định tại Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên;
c) Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ, cơ quan ngang Bộ phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.”
3.2. Thời gian xác nhận: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do (theo quy định tại khoản 6 Điều 29 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
II. CÔNG TÁC CẤP ĐỔI, ĐIỀU CHỈNH, CẤP LẠI, THU HỒI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
1. Cấp đổi giấy phép môi trường (theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Bảo vệ môi trường và khoản 1 Điều 30 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
- Giấy phép môi trường được cấp đối trong trường hợp có thay đổi tên dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoặc chủ dự án đầu tư, cơ sở thì chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm tiếp tục thực hiện giấy phép môi trường và thông báo cho cơ quan cấp giấy phép môi trường biết để được cấp đổi giấy phép.
- Thời hạn cấp đổi giấy phép môi trường: 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp đổi của chủ dự án đầu tư, cơ sở, kèm theo hồ sơ pháp lý có liên quan đến việc thay đổi; cấp đổi giấy phép môi trường với thời hạn còn lại của giấy phép.
- Việc cấp đổi giấy phép môi trường được thực hiện trên môi trường điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 và không phải nộp phí thẩm định theo quy định.
2. Điều chỉnh giấy phép môi trường (theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật Bảo vệ môi trường và khoản 2, khoản 3 Điều 30 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
2.1. Điều chỉnh giấy phép môi trường (theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
- Chủ dự án đầu tư, cơ sở phải thực hiện điều chỉnh giấy phép môi trường trong thời hạn còn lại của giấy phép khi có thay đổi quy định tại điểm a khoản 2 Điều 44 Luật Bảo vệ môi trường, cụ thể: Thay đổi nội dung cấp phép quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở hoặc theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 44 Luật Bảo vệ môi trường; và các thay đổi khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 và khoản 4 Điều 30 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, trừ trường hợp thay đổi giảm nội dung cấp phép môi trường hoặc thay đổi khối lượng, loại chất thải nguy hại phát sinh. Trường hợp thay đổi giảm nội dung cấp phép môi trường, việc thay đổi giấy phép môi trường được thực hiện khi có đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở. Trường hợp thay đổi khối lượng, loại chất thải nguy hại phát sinh, chủ dự án, cơ sở có trách nhiệm báo cáo việc thay đổi trong báo cáo công tác Bảo vệ môi trường định kỳ của dự án, cơ sở.
- Thời hạn điều chỉnh giấy phép môi trường: 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị điều chỉnh giấy phép môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở và được thực hiện trên môi trường điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.
2.2. Điều chỉnh giấy phép môi trường (theo quy định tại khoản 3 Điều 30 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
- Chủ dự án đầu tư, cơ sở phải thực hiện điều chỉnh giấy phép môi trường khi có thay đổi quy định tại điểm a khoản 2 Điều 44 Luật Bảo vệ môi trường.
- Thời hạn điều chỉnh giấy phép môi trường: 25 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm của chủ dự án đầu tư, cơ sở. Cơ quan cấp giấy phép môi trường, căn cứ báo cáo kết quả kiểm tra của đoàn kiểm tra việc vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; kết quả đo đạc, phân tích mẫu chất thải đối chứng, mẫu quan trắc chất thải bổ sung (nếu có) và báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm của chủ dự án đầu tư, cơ sở để thực hiện việc điều chỉnh giấy phép môi trường như sau:
a) Lấy ý kiến cơ quan chuyên môn về Bảo vệ môi trường cấp tỉnh, Ban quản lý các khu công nghiệp của tỉnh (nếu dự án đầu tư nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung); ý kiến một số chuyên gia môi trường, trong đó có chuyên gia đã tham gia hội đồng thẩm định, đoàn kiểm tra cấp giấy phép môi trường về các nội dung điều chỉnh của dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
b) Thông báo với chủ dự án đầu tư, cơ sở về các nội dung điều chỉnh loại, khối lượng chất thải nguy hại được phép xử lý chất thải hoặc khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất để phù hợp với năng lực hoạt động thực tế của dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
Chủ dự án đầu tư, cơ sở có văn bản giải trình, bổ sung về các nội dung điều chỉnh quy định tại điểm này gửi cơ quan cấp giấy phép môi trường (nếu có).
c) Cơ quan cấp giấy phép môi trường cấp giấy phép môi trường (điều chỉnh) cho chủ dự án đầu tư, cơ sở với thời hạn còn lại của giấy phép để phù hợp với năng lực hoạt động thực tế của dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
3. Cấp lại giấy phép môi trường (theo quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật Bảo vệ môi trường và khoản 4 Điều 30 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
Đối tượng cấp lại giấy phép môi trường và thời điểm chủ dự án đầu tư, cơ sở gửi hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép môi trường:
- Giấy phép hết hạn: Chủ dự án đầu tư, cơ sở gửi hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép môi trường trước khi hết hạn 06 tháng.
- Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ sản xuất, trừ trường hợp dự án đầu tư thay đổi thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường, gửi hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép môi trường trước khi thực hiện việc tăng, thay đổi và chỉ được triển khai thực hiện sau khi được cấp giấy phép môi trường.
- Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có bổ sung ngành, nghề thu hút đầu tư, gửi hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép môi trường trước khi thực hiện thu hút đầu tư các ngành, nghề đó (trừ trường hợp ngành, nghề hoặc dự án đầu tư thuộc ngành, nghề đó khi đi vào vận hành không phát sinh nước thải công nghiệp phải xử lý để bảo đảm đạt điều kiện tiếp nhận nước thải của hệ thống xử lý nước thải tập trung).
- Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có thay đổi tăng số lượng nguồn phát sinh nước thải, bụi, khí thải làm phát sinh các thông số ô nhiễm vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải; phát sinh thêm thông số ô nhiễm mới vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải; tăng lưu lượng nước thải, bụi, khí thải làm gia tăng hàm lượng các thông số ô nhiễm vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải; tăng mức độ ô nhiễm tiếng ồn, độ rung; thay đổi nguồn tiếp nhận nước thải và phương thức xả thải vào nguồn nước có yêu cầu bảo vệ nghiêm ngặt hơn, gửi hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép môi trường trước khi thực hiện việc thay đổi và chỉ được triển khai thực hiện sau khi được cấp giấy phép môi trường.
Thời hạn cấp lại giấy phép môi trường: Không quá 20 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp.
4. Tước quyền sử dụng giấy phép môi trường (theo quy định tại khoản 4 Điều 44 Luật Bảo vệ môi trường) Khi chủ dự án đầu tư, cơ sở thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đến mức phải tước quyền sử dụng giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
5. Giấy phép môi trường bị thu hồi (theo quy định tại khoản 5 Điều 44 Luật Bảo vệ môi trường)
- Giấy phép cấp không đúng thẩm quyền.
- Giấy phép có nội dung trái quy định của pháp luật.
1. Đối tượng phải đăng ký môi trường (theo quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường)
- Dự án đầu tư có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường.
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trước ngày Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường.
2. Hồ sơ đăng ký môi trường (theo quy định tại Điều 22 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT)
- Văn bản đăng ký môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở theo quy định tại Mẫu số 47 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT;
- Bản sao Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư, cơ sở (nếu có).
Chủ dự án đầu tư, cơ sở gửi hồ sơ đăng ký môi trường đến Ủy ban nhân dân phường nơi triển khai dự án đầu tư, cơ sở thông qua hình thức gửi trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo quy định tại khoản 3 Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường.
3. Tiếp nhận đăng ký môi trường (theo quy định tại Điều 23 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT)
- Ủy ban nhân dân phường tiếp nhận hồ sơ đăng ký môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở gửi đến bằng hình thức nhận trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc nhận bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
- Ủy ban nhân dân phường cập nhật dữ liệu về đăng ký môi trường vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia.
4. Đối tượng được miễn đăng ký môi trường (theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
- Dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh;
- Dự án đầu tư khi đi vào vận hành và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không phát sinh chất thải hoặc chỉ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt dưới 300 kg/ngày được quản lý theo quy định của chính quyền địa phương; hoặc phát sinh nước thải dưới 05 m3/ngày, khí thải dưới 50 m3/giờ được xử lý bằng công trình thiết bị xử lý tại chỗ hoặc được quản lý theo quy định của chính quyền địa phương;
- Dự án đầu tư, cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.
1. Phòng Tài nguyên và Môi trường
- Tổ chức tiếp nhận, xem xét trình Ủy ban nhân dân quận ký giấy phép môi trường. Trường hợp không cấp giấy phép môi trường, tham mưu văn bản trả lời chủ dự án, cơ sở và nêu rõ lý do.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân quận ban hành Quy trình triển khai thực hiện công tác cấp giấy phép môi trường; cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, tước quyền sử dụng, thu hồi giấy phép môi trường theo quy định.
- Phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch trong công tác thực hiện thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân quận theo quy định của pháp luật.
2. Phòng Tài chính - Kế hoạch
Phối hợp, hướng dẫn Phòng Tài nguyên và Môi trường chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân quận theo quy định của pháp luật.
3. Phòng Kinh tế, Phòng Quản lý đô thị, Phòng Y tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Văn hóa và Thông tin, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
Theo lĩnh vực, nhiệm vụ, chức năng quản lý nhà nước được phân công và trong công tác tham mưu cấp Giấy phép xây dựng, Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, Quyết định thành lập các cơ sở giáo dục, dạy nghề... cập nhật nội dung đăng ký giấy phép môi trường/đăng ký môi trường theo quy định hiện hành.
4. Ủy ban nhân dân 11 phường
- Khẩn trương tổ chức tuyên truyền, đảm bảo tất cả các chủ dự án đầu tư, cơ sở trên địa bàn phường được biết để thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
- Tổ chức, tiếp nhận và giải quyết thủ tục đăng ký môi trường theo thẩm quyền.
Trên đây là nội dung công tác tổ chức triển khai thực hiện công tác cấp giấy phép môi trường; cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, tước quyền sử dụng, thu hồi giấy phép môi trường; công tác đăng ký môi trường trên địa bàn quận, yêu cầu thủ trưởng các phòng, ban liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân 11 phường theo nhiệm vụ phân công khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện, thực hiện đăng tải nội dung trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc các cơ quan, đơn vị kịp thời báo cáo về Ủy ban nhân dân quận (thông qua Phòng Tài nguyên và Môi trường) để được xem xét, giải quyết./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐND quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 2Nghị quyết 22/2022/NQ-HĐND quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường trên địa bàn tỉnh An Giang
- 3Nghị quyết 15/2022/NQ-HĐND về quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh Giấy phép môi trường trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 1Luật Bảo vệ môi trường 2020
- 2Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
- 3Thông tư 02/2022/TT-BTNMT hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 4Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐND quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 5Nghị quyết 22/2022/NQ-HĐND quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường trên địa bàn tỉnh An Giang
- 6Nghị quyết 15/2022/NQ-HĐND về quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh Giấy phép môi trường trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Công văn 509/UBND-NĐ năm 2022 thực hiện công tác cấp giấy phép môi trường; cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, tước quyền sử dụng, thu hồi giấy phép môi trường; công tác đăng ký môi trường trên địa bàn quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh
- Số hiệu: 509/UBND-NĐ
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 25/04/2022
- Nơi ban hành: Quận Tân Phú
- Người ký: Nguyễn Quốc Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/04/2022
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết