- 1Luật Bảo hiểm xã hội 2006
- 2Quyết định 30/2007/QĐ-TTg ban hành Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 4Nghị định 60/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước
- 5Quyết định 01/2008/QĐ-UBDT phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- 6Luật cán bộ, công chức 2008
- 7Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo do Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 70/2009/QĐ-TTg về chính sách luân chuyển, tăng cường cán bộ chủ chốt cho các xã thuộc 61 huyện nghèo và chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút trí thức trẻ, cán bộ chuyên môn kỹ thuật về tham gia tổ công tác tại các xã thuộc 61 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Nghị định 67/2010/NĐ-CP về chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội
- 10Nghị định 116/2010/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
- 11Nghị định 29/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5075/BTC-NSNN | Hà Nội, ngày 24 tháng 04 năm 2013 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn
Bộ Tài chính nhận được văn bản số 221/UBND-NC ngày 20/03/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn về đề nghị góp ý đối với Đề án về một số chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; về vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:
I. Về những vấn đề chung:
Theo quy định tại điểm d - khoản 8 - Điều 25 - Luật Ngân sách nhà nước: “Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định cụ thể một số định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi theo quy định của Chính phủ và Khoản 6 - Điều 10- Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước: “Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được quyết định chế độ chi ngân sách, phù hợp với đặc điểm thực tế ở địa phương. Riêng những chế độ chi có tính chất tiền lương, tiền công, phụ cấp, trước khi quyết định phải có ý kiến của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực”, về nguyên tắc các chế độ lương, phụ cấp theo lương được áp dụng chung trong phạm vi cả nước. Một số địa phương có thể quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù hoặc trợ cấp tăng thêm cho những người lao động khi cân đối được nguồn lực từ ngân sách địa phương, không yêu cầu ngân sách trung ương bổ sung tiền lương, phụ cấp tăng thêm khi nhà nước điều chỉnh tiền lương tối thiểu, hệ số lương và các khoản phụ cấp. Vì vậy, đề nghị Ủy ban nhân dân Tỉnh khi xây dựng chính sách đảm bảo cân đối với khả năng ngân sách địa phương và tình hình thực tế của địa phương báo cáo các Bộ: Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bảo hiểm xã hội về các chế độ phụ cấp, mức hỗ trợ đảm bảo tương quan hợp lý giữa các đối tượng trước khi trình Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định. Đồng thời phù hợp với chủ trương cải cách tiền lương trong giai đoạn tới.
II. Về những nội dung cụ thể:
1. Đối với cán bộ, công chức xã chờ đủ tuổi nghỉ hưu, nghỉ thôi việc.
a- Tại mục I -phần I - Đề án: Cơ sở pháp Lý xây dựng Đề án:
Bổ sung một số văn bản của nhà nước liên quan đến chính sách công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu, nghỉ thôi việc đối với cán bộ, công chức xã: Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Cán bộ, công chức; Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 8/4/2013 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; Nghị định số 67/2010/NĐ-CP ngày 15/6/2010 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.
b- Tại mục I -phần II- Đề án: Về chính sách nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu, nghỉ thôi việc đối với cán bộ, công chức cấp xã:
- Đối tượng áp dụng (Tại điểm 1.2): Thống nhất như Đề án xây dựng.
- Điều kiện nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu, nghỉ thôi việc (Tại điểm 2):
Tại ngạch đầu dòng thứ hai: “Cán bộ công chức xã không hoàn thành nhiệm vụ được giao do năng lực chuyên môn, nghiệp vụ yếu hoặc sức khoẻ không đảm bảo hoặc do thiếu tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức, kỷ luật kém nhưng chưa đến mức buộc phải thôi việc theo đánh giá của cơ quan có thẩm quyền”, đề nghị Tỉnh nghiên cứu lại vì theo quy định tại Điều 41, 42, 43 Luật Bảo hiểm xã hội chỉ hỗ trợ một lần hoặc hàng tháng cho đối tượng suy giảm khả năng lao động do tai nạn, ốm đau, bệnh nghề nghiệp. Còn do nguyên nhân không hoàn thành nhiệm vụ được giao do năng lực chuyên môn, nghiệp vụ yếu, thiếu tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức, kỷ luật kém tuy chưa đến mức buộc phải thôi việc mà vẫn được hỗ trợ như các đối tượng khác, sẽ gây ra bất bình, không công bằng cho các đối tượng. Vì vậy, đề nghị Tỉnh cân nhắc điều kiện được hưởng cho từng loại đối tượng, đảm bảo công bằng, minh bạch, hiệu quả và phù hợp với khả năng ngân sách tỉnh.
- Về mức hỗ trợ:
Tại điểm 3 (Chính sách giải quyết nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu), điểm 4 (Chính sách giải quyết nghỉ thôi việc) - mục I- phần II- Đề án:
+ Đối với đối tượng chờ nghỉ hưu: Nhìn chung chính sách hỗ trợ của Đề án phù hợp với chế độ hiện hành, tuy nhiên, trong đó mức hỗ trợ 100% mức lương tháng hiện hưởng trong toàn bộ thời gian nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu cao hơn 3 lần so với mức hỗ trợ theo chế độ quy định tại Nghị định 67/2010/NĐ-CP ngày 15/6/2010 (đối tượng nghỉ hưu trước tuổi chỉ được hỗ trợ 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi).
+ Đối với đối tượng thôi việc: Mức hỗ trợ gấp 2 lần so với mức mức hỗ trợ theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội.
Từ việc xây dựng định mức hỗ trợ trên, đề nghị Tỉnh xem xét lại, đảm bảo mối tương quan hợp lý giữa các đối tượng.
- Về dự tính số lượng người và kinh phí thực hiện:
Tại điểm 7 -mục I- phần II- Đề án: Nội dung Đề án:
Phần kinh phí thực hiện chưa tính hết và cụ thể theo như các mức hỗ trợ Đề án xây dựng, ví dụ: đối với đối tượng chờ đủ tuổi nghỉ hưu, Đề án mới tính mức hỗ trợ 100% mức lương tháng hiện hưởng trong toàn bộ thời gian nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu. Trong khi đó mức hỗ trợ 05 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác có đóng BHXH; từ năm thứ hai mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp ½ tháng tiền lương thì Đề án chưa tính đến. Vì vậy, đề nghị Tỉnh tính toán cụ thể để đảm bảo khả năng cân đối ngân sách địa phương.
- Thời gian thực hiện Đề án: Thống nhất như Đề án xây dựng từ năm 2013 đến hết năm 2015.
2. Đối với chính sách thu hút sinh viên:
Tại mục II- phần II- Đề án: Chính sách thu hút sinh viên là người địa phương tốt nghiệp đại học có chuyên môn phù hợp về công tác tại các xã thuộc vùng khó khăn:
- Về phạm vi: Thống nhất với Đề án xây dựng, áp dụng cho các xã thuộc vùng khó khăn trên địa bàn của tỉnh (theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn).
- Về đối tượng áp dụng: Thống nhất với Đề án xây dựng, là sinh viên người địa phương, tốt nghiệp đại học có chuyên ngành phù hợp với chuyên môn của chức danh đảm nhiệm.
- Về chế độ chính sách: Tỉnh nên vận dụng Quyết định số 70/2009/QĐ-TTg ngày 27/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách luân chuyển, tăng cường cán bộ chủ chốt cho các xã thuộc 61 huyện nghèo và chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút trí thức trẻ, cán bộ chuyên môn kỹ thuật về tham gia tổ công tác xã thuộc 61 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ để xây dựng chính sách hỗ trợ của Tỉnh đảm bảo phù hợp với chế độ chung của nhà nước và khả năng cân đối ngân sách tính. Riêng đối với việc tiếp nhận sinh viên đến công tác tại xã thuộc chương trình 135 và thôn đặc biệt khó khăn (theo Quyết định số 01/2008/QĐ-UBDT ngày 11/12/2008 của Bộ trưởng, chủ nhiệm Ủy ban dân tộc) nằm trong phạm vi các xã thuộc vùng khó khăn theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ và đã được hưởng chế độ theo Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang, công tác ở vùng đặc biệt khó khăn (trong đó bao gồm nhiều chính sách ưu đãi như: trợ cấp thâm niên, phụ cấp thu hút, trợ cấp lần đầu, trợ cấp tiền tàu xe, thăm quan học tập...). Vì vậy, để tránh trùng lắp kinh phí hỗ trợ, trong Đề án xây dựng cần phân loại đối tượng theo phạm vi vùng khó khăn và cơ chế, chính sách cho từng loại đối tượng.
- Về thời gian: Thống nhất Đề án xây dựng là 3 năm 2013 đến hết 2015.
Trên đây là ý kiến của Bộ Tài chính, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn nghiên cứu và tổng hợp./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 1758/BNV-CQĐP năm 2013 góp ý dự thảo Đề án về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã do Bộ Nội vụ ban hành
- 2Công văn 62/BHXH-TCCB năm 2015 chế độ, chính sách đối với công, viên chức được điều động, luân chuyển, biệt phái do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 3Công văn 1006/NGCBQLGD-NG năm 2016 thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, công, viên chức, người lao động do Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục ban hành
- 1Luật Bảo hiểm xã hội 2006
- 2Quyết định 30/2007/QĐ-TTg ban hành Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 4Nghị định 60/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước
- 5Quyết định 01/2008/QĐ-UBDT phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- 6Luật cán bộ, công chức 2008
- 7Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo do Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 70/2009/QĐ-TTg về chính sách luân chuyển, tăng cường cán bộ chủ chốt cho các xã thuộc 61 huyện nghèo và chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút trí thức trẻ, cán bộ chuyên môn kỹ thuật về tham gia tổ công tác tại các xã thuộc 61 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Nghị định 67/2010/NĐ-CP về chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội
- 10Nghị định 116/2010/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
- 11Nghị định 29/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
- 12Công văn 1758/BNV-CQĐP năm 2013 góp ý dự thảo Đề án về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã do Bộ Nội vụ ban hành
- 13Công văn 62/BHXH-TCCB năm 2015 chế độ, chính sách đối với công, viên chức được điều động, luân chuyển, biệt phái do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 14Công văn 1006/NGCBQLGD-NG năm 2016 thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, công, viên chức, người lao động do Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục ban hành
Công văn 5075/BTC-NSNN năm 2013 tham gia ý kiến đối với Đề án về chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 5075/BTC-NSNN
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 24/04/2013
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Nguyễn Công Nghiệp
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 24/04/2013
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực