- 1Nghị quyết 120/NQ-CP năm 2017 về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu do Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 324/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Kết luận 36-KL/TW năm 2022 về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4965/BNN-TCTL | Hà Nội, ngày 29 tháng 7 năm 2022 |
Kính gửi: Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do Ban Dân nguyện chuyển đến theo công văn số 487/BDN, ngày 14 tháng 6 năm 2022, nội dung kiến nghị như sau:
Nội dung kiến nghị (Câu số 32)
Cử tri tiếp tục kiến nghị hiện nay tình trạng xâm ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long gây hậu quả nặng nề cho cây trồng, đề nghị Nhà nước nghiên cứu có giải pháp ngăn chặn xâm nhập mặn hiệu quả để người dân yên tâm phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin trả lời như sau:
Đồng bằng sông Cửu Long hiện đang chịu các tác động bất lợi từ việc khai thác, sử dụng nguồn nước ở thượng nguồn sông Mê Công, biến đổi khí hậu - nước biển dâng và việc phát triển trong nội tại, dẫn đến quy luật tự nhiên về nguồn nước bị thay đổi, xâm nhập mặn có xu thế xuất hiện sớm hơn trước đây từ 1-1,5 tháng, chiều sâu xâm nhập mặn 4 g/l ở các cửa sông Cửu Long tăng cao hơn đến 20 km so với trung bình nhiều năm; ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh của các hệ thống công trình thủy lợi.
Để ứng phó với tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương đã tổ chức thực hiện một số giải pháp ứng phó, như: (i) theo dõi, giám sát, dự báo sớm tình hình nguồn nước, xác định cụ thể phạm vi và mức độ ảnh hưởng của xâm nhập mặn để xây dựng kế hoạch ứng phó trên tinh thần chủ động thích nghi; (ii) khuyến cáo điều chỉnh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thủy sản phù hợp với từng vùng sinh thái; (iii) khuyến cáo điều chỉnh thời vụ, tổ chức xuống giống sớm để bảo đảm né thời điểm xâm nhập mặn lên cao; (iv) ưu tiên các nguồn vốn để đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi trữ nước, chuyển nước, kiểm soát mặn, ngọt, ...; (v) tăng cường thực hiện các giải pháp thủy lợi như: Nạo vét kênh mương, đắp đập tạm, đào ao, giếng trữ nước ngọt, lắp đặt bơm dã chiến,…; (vi) thực hiện kéo dài đường ống cấp nước sinh hoạt, hỗ trợ người dân mua thiết bị lọc, trữ nước, vận chuyển nước cho người dân, bệnh viện, trường học tại vùng khó khăn về nguồn nước ngọt. Các giải pháp này đã ứng phó hiệu quả với hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn cao nhất lịch sử trong mùa khô năm 2019-2020; cả vùng ĐBSCL chỉ có 59.000 ha lúa Đông Xuân bị thiệt hại, bằng 1,96% so với diện tích gieo trồng.
Về lâu dài, thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ đồng hành với các địa phương triển khai các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số: 324/QĐ-TTg ngày 02/03/2020 về Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; số 633/QĐ-TTg ngày 12/5/2020 phê duyệt Đề án Hiện đại hóa hệ thống thủy lợi phục vụ chuyển đổi, phát triển nông nghiệp bền vững tại các tiểu vùng sinh thái vùng ĐBSCL.
Theo Kết luận số 36-KL/TW ngày 23/6/2022 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Ban cán sự đảng Chính phủ có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và tổ chức triển khai Đề án bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tổ chức thực hiện các nội dung được phân công; đề xuất các giải pháp, định hướng dài hạn, bảo đảm chủ động ứng phó với hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn ở các vùng có nguy cơ cao về mất an ninh nguồn nước; trong đó có vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Trên đây là trả lời của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với kiến nghị của cử tri tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; trân trọng cám ơn cử tri tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã quan tâm đến sự phát triển của ngành nông nghiệp, nông thôn; xin gửi tới Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để trả lời cử tri./.
| BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 354/VPCP-NN năm 2021 về theo dõi diễn biến dòng chảy trên sông Mê Công và xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Công văn 483/BNN-TCTL năm 2021 về tăng cường giải pháp ứng phó với xâm nhập mặn gia tăng ở Đồng bằng sông Cửu Long do giảm lượng xả từ hồ chứa thủy điện thượng nguồn sông Mê Công do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Công văn 2055/BNN-TCTL năm 2021 thực hiện Công điện 369/CĐ-TTg về chủ động ứng phó xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt tại Đồng bằng sông Cửu Long do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Kế hoạch 01/KH-BCHPCTT năm 2023 về ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn năm 2023-2024 do Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn ban hành
- 1Nghị quyết 120/NQ-CP năm 2017 về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu do Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 324/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Công văn 354/VPCP-NN năm 2021 về theo dõi diễn biến dòng chảy trên sông Mê Công và xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Công văn 483/BNN-TCTL năm 2021 về tăng cường giải pháp ứng phó với xâm nhập mặn gia tăng ở Đồng bằng sông Cửu Long do giảm lượng xả từ hồ chứa thủy điện thượng nguồn sông Mê Công do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Công văn 2055/BNN-TCTL năm 2021 thực hiện Công điện 369/CĐ-TTg về chủ động ứng phó xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt tại Đồng bằng sông Cửu Long do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Kết luận 36-KL/TW năm 2022 về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 7Kế hoạch 01/KH-BCHPCTT năm 2023 về ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn năm 2023-2024 do Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn ban hành
Công văn 4965/BNN-TCTL năm 2022 về giải pháp ngăn chặn xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 4965/BNN-TCTL
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 29/07/2022
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Lê Minh Hoan
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/07/2022
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực