BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4942/BNN-TCLN | Hà Nội, ngày 29 tháng 7 năm 2022 |
Kính gửi: Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Đắk Lắk, do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Công văn số 487/BDN ngày 14/6/2022, nội dung kiến nghị như sau:
Nội dung kiến nghị (Câu số 84)
Đề nghị hướng dẫn cụ thể về cải tạo rừng khộp nghèo và phát triển rừng đối với đất rừng khộp để giải quyết các khó khăn, bức xúc hiện nay trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Bộ Nông nghiệp và PTNT xin trả lời như sau:
Cải tạo rừng tự nhiên là một trong những biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm phát triển rừng được quy định tại Điều 45, Điều 48 của Luật Lâm nghiệp. Để hướng dẫn chi tiết các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018, trong đó quy định cụ thể về đối tượng, nội dung các biệp pháp phát triển rừng, gồm: Cải tạo rừng tự nhiên; Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung; Nuôi dưỡng rừng, làm giàu rừng; Trồng rừng mới, trồng lại rừng; chăm sóc, nuôi dưỡng rừng trồng.
Năm 2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018, trong đó đã bổ sung nội dung cải tạo rừng khộp. Hiện nay, dự thảo Thông tư đang được gửi xin ý kiến góp ý rộng rãi của các địa phương, tổ chức, cá nhân liên quan để hoàn thiện và dự kiến ban hành vào tháng 9/2022. Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk phối hợp, chỉ đạo các ban, ngành tại địa phương góp ý, bổ sung nội dung về cải tạo rừng khộp nghèo và phát triển rừng khộp vào dự thảo Thông tư này để kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc của địa phương.
Trên đây là trả lời của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với kiến nghị của cử tri tỉnh Đắk Lắk; trân trọng cảm ơn cử tri tỉnh Đắk Lắk đã quan tâm đến sự phát triển của ngành nông nghiệp, nông thôn; xin gửi tới Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk để trả lời cử tri./.
| BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 5189/BNN-TCLN năm 2022 về chính sách bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo tồn thiên nhiên, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Công văn 5195/BNN-TCLN năm 2022 về chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng, chế biến và thương mại lâm sản trong lâm nghiệp giai đoạn 2021-2025 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Công văn 5192/BNN-TCLN năm 2022 về chính sách bảo vệ và phát triển rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Quyết định 993/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Kế hoạch quốc gia triển khai Tuyên bố Glasgow về rừng và sử dụng đất đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Luật Lâm nghiệp 2017
- 2Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT quy định về biện pháp lâm sinh do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Công văn 5189/BNN-TCLN năm 2022 về chính sách bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo tồn thiên nhiên, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Công văn 5195/BNN-TCLN năm 2022 về chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng, chế biến và thương mại lâm sản trong lâm nghiệp giai đoạn 2021-2025 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Công văn 5192/BNN-TCLN năm 2022 về chính sách bảo vệ và phát triển rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Quyết định 993/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Kế hoạch quốc gia triển khai Tuyên bố Glasgow về rừng và sử dụng đất đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Công văn 4942/BNN-TCLN năm 2022 về hướng dẫn cải tạo rừng khộp nghèo và phát triển rừng đối với đất rừng khộp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 4942/BNN-TCLN
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 29/07/2022
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Lê Minh Hoan
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/07/2022
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực