Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 491/YT-NV | Vũng Tàu, ngày 03 tháng 04 năm 2007 |
Kính gửi: | - Giám đốc Trung tâm y tế Dự phòng Tỉnh; |
Thực hiện Quyết định số 11/2006/QĐ-BYT ngày 9/3/2006 của Bộ Y tế về việc ban hành “Quy chế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao”; Quyết định số 42/2005/QĐ-BYT ngày 8/12/2005 của Bộ Y tế về việc ban hành “Quy chế về công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm”; Quyết định số 39/2005/QĐ-BYT ngày 28/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Quy định về các điều kiện vệ sinh chung với cơ sở sản xuất thực phẩm”; Quyết định số 41/2005/QĐ-BYT ngày 08/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Quy định điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống; Quyết định số 80/2005/QĐ-BTC ngày 17/11/2005 của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Sở Y tế quy định thống nhất trong toàn tỉnh một số nội dung sau:
1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm không có thời hạn sử dụng (thay thế điểm 1.5, khoản 1, mục II văn bản số 783/YT-NV ngày 7/6/2006 của Sở Y tế về hướng dẫn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao; theo đó, Sở Y tế quy định Giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP có giá trị sử dụng 03 năm kể từ ngày ký). Khi cơ sở thay đổi quy mô sản xuất, kinh doanh, dây chuyền, công nghệ, mặt hàng sản xuất hay bất kỳ thay đổi nào ảnh hưởng đến điều kiện sản xuất, kinh doanh thì phải xin cấp mới Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thủ tục cấp mới Giấy chứng nhận giống như thủ tục xin cấp lần đầu.
2. Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ:
- Trong trường hợp kết quả thẩm định của TTYT Dự phòng tỉnh, xác nhận cơ sở không đạt các quy định hiện hành về chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm của Bộ Y tế, Sở Y tế sẽ hướng dẫn bằng văn bản cho cơ sở hoàn chỉnh để tái thẩm định;
- Trong trường hợp kết quả thẩm định của TTYT Dự phòng tỉnh, xác nhận cơ sở đạt các quy định hiện hành về chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm của Bộ Y tế, các phòng chức năng Sở Y tế sẽ tham mưu Giám đốc Sở Y tế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP;
(thay thế điểm 1.4, khoản 1, mục II văn bản số 783/YT-NV ngày 7/6/2006 của Sở Y tế về hướng dẫn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao; theo đó, Sở Y tế quy định thời gian này là 30 ngày làm việc).
3. Công tác báo cáo về vệ sinh an toàn thực phẩm:
- Các đơn vị thực hiện công tác báo cáo và báo cáo theo mẫu về vệ sinh an toàn thực phẩm theo Quyết định số 01/2006/QĐ-BYT ngày 09/01/2006 của Bộ Y tế về việc ban hành “Quy định chế độ báo cáo và mẫu báo cáo về vệ sinh an toàn thực phẩm”;
- Trạm y tế xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tổng hợp báo cáo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc tuyến xã, phường quản lý; báo cáo lên Phòng Y tế và Trung tâm y tế huyện, thị, thành phố;
- Phòng Y tế huyện, thị, thành phố có trách nhiệm tổng hợp báo cáo từ tuyến xã, phường và báo cáo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc tuyến huyện quản lý (bao gồm báo cáo của Phòng y tế và TTYT huyện thị thành); tổng hợp thành báo cáo chung trong toàn huyện, báo cáo về Sở Y tế và Trung tâm y tế dự phòng tỉnh;
- Trung tâm y tế dự phòng Tỉnh có trách nhiệm tổng hợp báo cáo từ Phòng y tế các huyện, thị, thành phố và báo cáo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc tuyến tỉnh quản lý; tổng hợp thành báo cáo chung trong toàn tỉnh gửi về Sở Y tế và Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Bộ Y tế.
4. Nộp và sử dụng lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và cấp Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm vệ sinh an toàn thực phẩm:
4.1. Nộp và sử dụng lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm:
- Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm ban hành kèm theo Quyết định số 80/QĐ-BYT ngày 17/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Theo đó, cơ sở đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm nộp lệ phí tập trung tại một đầu mối cơ quan thu lệ phí (Sở Y tế đối với tuyến tỉnh, UBND huyện thị thành đối với tuyến huyện, UBND xã phường thị trấn đối với tuyến xã). Cơ quan thu lệ phí nộp về kho bạc Nhà nước 10% tổng số tiền lệ phí thu, được trích 90% tổng số tiền lệ phí thu sử dụng tại đơn vị.
- Sau khi đã trích nộp Kho bạc Nhà nước, Cơ quan cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP (Sở Y tế đối với cấp tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố đối với cấp huyện; UBND xã, phường, thị trấn đối với cấp xã) được sử dụng: 100% lệ phí cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP và 60% lệ phí thẩm định cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm;
- Sau khi đã trích nộp Kho bạc Nhà nước, đơn vị thẩm định cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm (TTYTDP tỉnh đối với cấp tỉnh; TTYT/TTYTDP huyện, thị xã, thành phố đối với cấp huyện; trạm y tế đối với cấp xã) được sử dụng 40% lệ phí thẩm định cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Định kỳ hàng quý, cơ quan thu lệ phí sẽ quyết toán, chuyển khoản tiền lệ phí thẩm định cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm cho đơn vị thẩm định cùng cấp theo quy định.
4.2. Nộp và sử dụng lệ phí cấp Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm:
- Lệ phí cấp Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm ban hành kèm theo Quyết định số 80/QĐ-BYT ngày 17/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Theo đó, cơ sở đề nghị cấp Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm nộp lệ phí tập trung tại Sở Y tế; Sở Y tế nộp về Kho bạc Nhà nước 10% tổng số tiền lệ phí thu, được trích 90% tổng số tiền lệ phí, thu sử dụng tại đơn vị.
- Sau khi đã trích nộp Kho bạc Nhà nước, Cơ quan cấp Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm (chỉ có Sở Y tế ở cấp tỉnh) được sử dụng 100% lệ phí cấp Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm và 60% lệ phí thẩm định cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm;
- Sau khi đã trích nộp Kho bạc Nhà nước, đơn vị thẩm định cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm (chỉ có TTYTDP tỉnh ở cấp tỉnh) được sử dụng 40% lệ phí thẩm định cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Định kỳ hàng quý, Sở Y tế sẽ quyết toán, chuyển khoản tiền lệ phí thẩm định cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm cho TTYTDP tỉnh theo quy định.
Trên đây là một số quy định trong công tác cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và quy định công tác báo cáo vệ sinh an toàn thực phẩm. Sở Y tế yêu cầu các đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện, trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc trình Sở Y tế xem xét, giải quyết.
(Kèm theo Quyết định số 01/2006/QĐ-BYT ngày 09/1/2006 của Bộ Y tế về việc ban hành “Quy định chế độ báo cáo và mẫu báo cáo về vệ sinh an toàn thực phẩm”)
Nơi nhận: | KT. GIÁM ĐỐC |
- 1Quyết định 80/2005/QĐ-BTC về mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 39/2005/QĐ-BYT về các điều kiện vệ sinh chung đối với cơ sở sản xuất thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 3Quyết định 42/2005/QĐ-BYT về "Quy chế công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm" do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 4Quyết định 41/2005/QĐ-BYT về "Quy định điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống" do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 5Quyết định 01/2006/QĐ-BYT Quy định chế độ báo cáo và mẫu báo cáo về vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 6Quyết định 11/2006/QĐ-BYT ban hành Quy chế cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Công văn 491/YT-NV về cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện, quy định công tác báo cáo, sử dụng lệ phí vệ sinh an toàn thực phẩm do Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- Số hiệu: 491/YT-NV
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 03/04/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Người ký: Trương Văn Kính
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra