Hệ thống pháp luật

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4897/LĐTBXH-VP
V/v trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới trước kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV

Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 2021

 

Kính gửi: Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Tây Ninh do Ban Dân nguyện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuyển đến tại Công văn số 418/BDN ngày 02/11/2021, nội dung như sau:

“Cử tri kiến nghị các Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ khi hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng do đại dịch cần quy định thật rõ đối tượng để tránh mỗi địa phương có cách hiểu khác nhau, dẫn đến không thống nhất trong triển khai chính sách an sinh xã hội (ví dụ như đối tượng bán hàng rong, bán đồ ăn, đồ uống thì được nhận hỗ trợ nhưng những người dân bán móc khóa dạo lại không thuộc đối tượng được thụ hưởng.” (Kiến nghị số 96)

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Nhằm phát huy tính chủ động của địa phương, căn cứ vào điều kiện cụ thể để linh hoạt triển khai và kịp thời hỗ trợ các đối tượng gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, nhất là đối với nhóm lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và một số đối tượng đặc thù, khoản 12 mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 quy định: “...Căn cứ điều kiện cụ thể và khả năng ngân sách của địa phương, các tỉnh, thành phố xây dựng tiêu chí, xác định đối tượng, mức tiền hỗ trợ nhưng mức hỗ trợ không thấp hơn 1.500.000 đồng/người/lần hoặc 50.000 đồng/người/ngày căn cứ theo thực tế số ngày tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của địa phương.”

Khoản 8 Mục III Nghị quyết số 68/NQ-CP quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong tổ chức triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ tại địa phương, trong đó có hỗ trợ lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và một số đối tượng đặc thù khác.

Như vậy, việc xác định và quy định cũng như mở rộng các đối tượng người lao động tự do và một số đối tượng đặc thù; quy định mức hỗ trợ, trình tự, thủ tục hỗ trợ và triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đối với lao động tự do và một số đối tượng đặc thù khác thuộc thẩm quyền của các tỉnh, thành phố.

Trên đây là trả lời của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trân trọng gửi tới Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh để trả lời kiến nghị của cử tri./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Ban Dân nguyện;
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Đoàn Chủ tịch UBTWMTTQVN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Chủ nhiệm VPQH;
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP;
- Bộ LĐTBXH: Lãnh đạo Bộ, Cục VL;
- Thường trực HĐND, UBND tỉnh Tây Ninh;
- Sở LĐTBXH tỉnh Tây Ninh;
- Lưu: VT, TH((L).

BỘ TRƯỞNG




Đào Ngọc Dung

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 4897/LĐTBXH-VP năm 2021 về đối tượng được hỗ trợ do bị ảnh hưởng bởi đại dịch để tránh mỗi địa phương có cách hiểu khác nhau Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

  • Số hiệu: 4897/LĐTBXH-VP
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 23/12/2021
  • Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
  • Người ký: Đào Ngọc Dung
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/12/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản