Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4698/BVHTTDL-TCDL | Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2021 |
PHÁT ĐỘNG DU LỊCH NỘI ĐỊA THÍCH ỨNG AN TOÀN, LINH HOẠT, KIỂM SOÁT HIỆU QUẢ DỊCH COVID-19
- Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về ban hành Quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”;
- Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 26/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới;
- Hướng dẫn tạm thời số 3862/HD-BVHTTDL ngày 18/10/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch;
- Phục hồi hoạt động du lịch theo lộ trình từ thị trường nội tỉnh, nội vùng đến nội địa, gắn với việc thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP và triển khai Hướng dẫn tạm thời số 3862/HD-BVHTTDL, góp phần từng bước phục hồi ngành Du lịch thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 từ cuối năm 2021, đáp ứng nhu cầu tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng của người dân.
- Giới thiệu, quảng bá điểm đến, sản phẩm, trải nghiệm du lịch đa dạng, hấp dẫn, bảo đảm an toàn phòng chống dịch, khôi phục niềm tin của thị trường về du lịch nội địa an toàn, hấp dẫn.
1. Tên gọi Chương trình: Chương trình phát động du lịch nội địa thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 với chủ đề “Du lịch an toàn - Trải nghiệm trọn vẹn
2. Hướng dẫn đón và phục vụ khách du lịch an toàn
a) Đối với các Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch
- Tham mưu Lãnh đạo địa phương công bố mở cửa du lịch, đón và phục vụ khách du lịch theo từng cấp độ dịch tại địa bàn gắn với các biện pháp bảo đảm an toàn dịch bệnh tương ứng.
- Cụ thể hóa tiêu chí điểm đến, dịch vụ du lịch an toàn theo Hướng dẫn tạm thời số 3862/HD-BVHTTDL, đảm bảo sự thuận tiện, an toàn cho khách du lịch, thống nhất với chủ trương, quy định, hướng dẫn liên quan của các cơ quan Trung ương và các địa phương khác.
- Phổ biến, quán triệt cho các doanh nghiệp, người dân trên địa bàn các quy định liên quan về hoạt động du lịch an toàn.
- Chuẩn bị tốt các điều kiện đón tiếp và phục vụ khách an toàn, năng lực y tế, kiểm soát dịch bệnh.
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn vừa đảm bảo hoạt động du lịch được thuận tiện, vừa đảm bảo an toàn, kiểm soát tốt dịch bệnh.
b) Đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch
- Xây dựng kế hoạch, quy trình đón khách an toàn theo Hướng dẫn tạm thời số 3862/HD-BVHTTDL, các quy định có liên quan của ngành Du lịch, ngành Y tế và địa phương.
- Chuẩn bị các điều kiện đón, phục vụ khách du lịch an toàn, dự phòng phương án sẵn sàng xử lý sự cố do dịch bệnh gây ra theo quy định.
- Phổ biến, quán triệt, hướng dẫn người lao động thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch của ngành Du lịch và các cơ quan chức năng.
- Hướng dẫn, hỗ trợ khách du lịch thực hiện quy trình, thủ tục hoạt động du lịch an toàn.
- Triển khai các hoạt động quảng bá, truyền thông, kích cầu du lịch bám sát nội dung thông điệp “Du lịch an toàn - Trải nghiệm trọn vẹn”, định hướng tái khởi động du lịch nội địa tại văn bản này.
- Xây dựng, giới thiệu các gói liên kết kích cầu du lịch nội địa có ưu đãi, cam kết về chất lượng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ du lịch mới, các chương trình du lịch tới các điểm đến mới.
c) Đối với khách du lịch, khách sử dụng dịch vụ du lịch
- Tự theo dõi sức khỏe và đảm bảo tuân thủ “Thông điệp 5K” và các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát lây nhiễm theo quy định.
- Tuân thủ các quy định của điểm đến, quy định, hướng dẫn của đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch.
- Có bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm du lịch có nội dung chi trả điều trị COVID-19, hợp tác trách nhiệm với đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch và các cơ quan chức năng về phòng, chống dịch trong hoạt động du lịch.
3. Tổ chức truyền thông, xúc tiến, quảng bá các điểm đến, sản phẩm du lịch hấp dẫn; việc mở cửa lại du lịch, đảm bảo an toàn phòng chống dịch và sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch. Tổ chức các hoạt động, sự kiện phát động thị trường, phục hồi hoạt động du lịch nội địa theo lộ trình từ nội tỉnh tới liên tỉnh, liên vùng và phạm vi cả nước.
- Tổng cục Du lịch:
+ Phối hợp với các bên liên quan tổ chức công bố và phát động Chương trình Du lịch an toàn, hấp dẫn “Du lịch an toàn - Trải nghiệm trọn vẹn ” trên các kênh truyền thông của Tổng cục Du lịch và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
+ Quán triệt, hướng dẫn các địa phương, cơ sở lưu trú du lịch đăng ký, tự đánh giá và thường xuyên cập nhật mức độ an toàn phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại website http://safe.tourism.com.vn.
+ Giới thiệu rộng rãi và khuyến khích khách du lịch sử dụng ứng dụng “Du lịch Việt Nam an toàn” để tra cứu thông tin du lịch an toàn, khai báo y tế, đánh giá điểm đến.
+ Phối hợp với các địa phương tổ chức các hoạt động, sự kiện tái khởi động du lịch nội địa liên tỉnh, liên vùng an toàn, linh hoạt.
+ Kết nối các điểm đến, hiệp hội, doanh nghiệp, các hãng hàng không xây dựng các gói sản phẩm hấp dẫn nhằm thu hút khách du lịch nội địa.
- Các đơn vị báo chí, truyền thông thuộc Bộ
+ Báo Văn hóa, Báo điện tử Tổ quốc, Cổng Thông tin điện tử Bộ, Trung tâm thông tin du lịch, Tạp chí Du lịch: Mở chuyên mục về Chương trình “Du lịch an toàn - Trải nghiệm trọn vẹn
+ Truyền thông nội dung Hướng dẫn tạm thời của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch; giới thiệu, quảng bá trang website http://safe.tourism.com.vn; cập nhật thông tin kết quả đánh giá mức độ an toàn của các điểm đến, các địa phương.
- Các Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch
+ Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh:
. Xây dựng các quy định, hướng dẫn đảm bảo du lịch an toàn, hạn chế tối đa rủi ro về dịch bệnh cho khách du lịch, người lao động và cộng đồng người dân địa phương theo hướng thống nhất với các quy định đã ban hành.
. Cập nhật, thông tin rộng rãi về việc mở cửa các điểm du lịch, lộ trình, thời gian mở cửa, mức độ an toàn, sẵn sàng thu hút khách du lịch.
. Có phương án cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp sớm đưa khách đến địa phương theo các chương trình tour trọn gói. Có chính sách hỗ trợ, miễn, giảm phí, lệ phí tham quan tại các di tích, điểm tham quan, bảo tàng, điểm du lịch do địa phương quản lý, góp phần giảm giá thành, tăng hấp dẫn các gói kích cầu du lịch.
. Xây dựng nguồn nhân lực du lịch an toàn, điểm đến an toàn và dịch vụ du lịch an toàn trên địa bàn.
. Tổ chức phát động phục hồi du lịch nội địa trên địa bàn; kết nối với các địa phương lân cận và các địa phương khác trong nước để phát triển tuyến, điểm an toàn liên vùng.
+ Vận động, khuyến khích các doanh nghiệp liên quan du lịch trên địa bàn tham gia; theo dõi, đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện các cam kết về dịch vụ.
- Hiệp hội Du lịch Việt Nam và Hiệp hội Du lịch các địa phương
+ Hưởng ứng tham gia và chủ động có kế hoạch triển khai chương trình phục hồi du lịch nội địa.
+ Khuyến khích các doanh nghiệp thành viên xây dựng chính sách kích cầu phục vụ khách du lịch, phối hợp với các hãng hàng không, vận tải, các bên cung ứng dịch vụ thành lập liên minh kích cầu du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh du lịch
+ Có kế hoạch và tiêu chí cụ thể để đảm bảo an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19 trong hoạt động kinh doanh du lịch.
+ Hưởng ứng, xây dựng các chương trình, gói kích cầu du lịch, đa dạng hóa dịch vụ, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
+ Cung cấp thông tin, thông báo đầy đủ về điều kiện sẵn sàng đón khách, quy định về đảm bảo an toàn, dịch vụ và giá cả khuyến mại, thực hiện đúng cam kết với khách du lịch; đồng thời tích cực xây dựng các sản phẩm, dịch vụ du lịch mới và nâng cao tính chuyên nghiệp trong phục vụ khách.
- Đề nghị các hãng hàng không, doanh nghiệp vận tải du lịch
+ Phối hợp với các doanh nghiệp du lịch, điểm đến xây dựng các chương trình du lịch trọn gói, có chất lượng, ưu đãi nhằm kích cầu du lịch nội địa.
+ Thực hiện và tuyên truyền công tác đảm bảo an toàn cho hành khách.
- Chủ trì tổ chức triển khai, đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện, tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch định kỳ hàng quý.
- Tham mưu Lãnh đạo Bộ chỉ đạo xử lý kịp thời các tình huống phát sinh.
2. Các Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch:
- Tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức triển khai Chương trình tùy theo cấp độ dịch trên địa bàn gắn với các biện pháp phòng, chống dịch tương ứng.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan quản lý, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, khách du lịch thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn dịch bệnh.
3. Các Hiệp hội, doanh nghiệp du lịch:
- Xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình gắn với việc thực hiện phòng, chống dịch. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
- Kịp thời phản ánh về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khi có vướng mắc, bất cập trong việc triển khai thực hiện Chương trình để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện.
Kinh phí triển khai Chương trình này được đảm bảo từ nguồn ngân sách nhà nước, xã hội hóa và các nguồn hợp pháp khác.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 810/BVHTTDL-VHCS năm 2021 về tăng cường biện pháp an toàn phòng, chống dịch COVID-19, thực hiện nếp sống văn minh trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 2Công văn 3935/BVHTTDL-TV năm 2021 về tổ chức hoạt động thư viện thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch COVID-19 trong tình hình mới do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 3Quyết định 3246/QÐ-BVHTTDL năm 2021 phê duyệt Chương trình bơi an toàn phòng, chống đuối nước trẻ em giai đoạn 2021-2030 của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 4Công văn 378/VPCP-KGVX năm 2022 về kiến nghị giải pháp hỗ trợ ngành du lịch phục hồi sau những tác động tiêu cực từ đại dịch do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Công văn 2991/BVHTTDL-VP năm 2022 về chính sách ưu tiên tập trung phát triển, phục hồi kinh tế du lịch do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 1Công văn 810/BVHTTDL-VHCS năm 2021 về tăng cường biện pháp an toàn phòng, chống dịch COVID-19, thực hiện nếp sống văn minh trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 2Nghị quyết 128/NQ-CP năm 2021 quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" do Chính phủ ban hành
- 3Hướng dẫn 3862/HD-BVHTTDL năm 2021 thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP quy định tạm thời về Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 4Công văn 3935/BVHTTDL-TV năm 2021 về tổ chức hoạt động thư viện thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch COVID-19 trong tình hình mới do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 5Chỉ thị 28/CT-TTg năm 2021 tăng cường thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 3246/QÐ-BVHTTDL năm 2021 phê duyệt Chương trình bơi an toàn phòng, chống đuối nước trẻ em giai đoạn 2021-2030 của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 7Công văn 378/VPCP-KGVX năm 2022 về kiến nghị giải pháp hỗ trợ ngành du lịch phục hồi sau những tác động tiêu cực từ đại dịch do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 8Công văn 2991/BVHTTDL-VP năm 2022 về chính sách ưu tiên tập trung phát triển, phục hồi kinh tế du lịch do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
Công văn 4698/BVHTTDL-TCDL năm 2021 về phát động du lịch nội địa thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- Số hiệu: 4698/BVHTTDL-TCDL
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 16/12/2021
- Nơi ban hành: Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch
- Người ký: Đoàn Văn Việt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 16/12/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra