- 1Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình
- 2Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ
- 3Bộ luật hình sự 2015
- 4Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
- 5Chỉ thị 39/CT-TTg năm 2017 về tăng cường công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật về chống người thi hành công vụ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
- 7Văn bản hợp nhất 31/VBHN-VPQH năm 2020 hợp nhất Luật xử lý vi phạm hành chính do Văn phòng Quốc hội ban hành
BỘ CÔNG AN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4571/BCA-V01 | Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2021 |
Kính gửi: Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng
Bộ Công an nhận được kiến nghị của cử tri thành phố Hải Phòng do Văn phòng Chính phủ chuyển đến theo Công văn số 8243/VPCP-QHĐP ngày 10/11/2021, nội dung như sau:
“Cử tri phản ánh, thời gian qua hành vi chống người thi hành công vụ diễn biến phức tạp, nhưng việc áp dụng các quy định của pháp luật để xử lý đối hành vi chống người thi hành công vụ theo Điều 330 Bộ luật Hình sự còn vướng mắc và hình phạt chưa nghiêm khắc. Đề nghị ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết tính chất, mức độ nào thì bị xử lý hành chính, mức độ nào thì xử lý theo Bộ luật Hình sự để dễ áp dụng vào thực tiễn; đồng thời nâng mức phạt đối với tội chống người thi hành công vụ (mức phạt cao nhất 07 năm tù đối với tội danh này là chưa tương xứng so với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi và chưa đủ sức răn đe, phòng ngừa)” (Kiến nghị số 01).
Bộ Công an trả lời như sau:
Người có hành vi chống người thi hành công vụ thì căn cứ vào nhân thân người vi phạm, tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ... có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, nặng hơn có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự, mức độ xử lý được quy định tại các văn bản, sau:
Xử lý hành chính người có hành vi chống người thi hành công vụ áp dụng quy định tại Nghị định số 208/2013/NĐ-CP ngày 17/12/2013 của Chính phủ quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ; Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, phòng chống bạo lực gia đình; Văn bản hợp nhất Luật Xử lý vi phạm hành chính số 31/VBHN-VPQH ngày 07/12/2020.
Xử lý hình sự người có hành vi chống người thi hành công vụ theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, tại Điều 330 tội chống người thi hành công vụ với khung hình phạt cao nhất đến 07 năm tù giam (tội phạm nghiêm trọng); Điều 123 tội giết người quy định tại điểm d khoản 1 “giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân” có khung hình phạt từ 12 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình; Điều 134 tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tùy theo tỷ lệ tổn thương cơ thể người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân có khung hình phạt cao nhất từ 12 năm đến 20 năm tù hoặc tù chung thân...
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, người có hành vi chống người thi hành công vụ nhẹ thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền 500.000 đồng (Điều 20 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP) hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định Bộ luật Hình sự tại các Điều 330, Điều 123, Điều 134...
Để tăng cường phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý nghiêm minh hơn hành vi chống người thi hành công vụ, Bộ Công an đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 39/CT-TTg ngày 24/10/2017 về tăng cường công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm phạm pháp luật về chống người thi hành công vụ; phối hợp Bộ Tư pháp và các bộ, ngành chức năng đề xuất Chính phủ trình Quốc hội khóa XIV tại Kỳ họp thứ 10 ngày 13/11/2020 thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính (có hiệu lực thi hành từ 01/01/2022). Trong đó, Luật đã sửa đổi, bổ sung theo hướng tăng mức phạt tiền tối đa (khoản 10 Điều 1) trong một số lĩnh vực như an ninh, trật tự, an toàn xã hội, cản trở hoạt động tố tụng, thi hành án dân sự, hành chính tư pháp, giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy (đây là những lĩnh vực thường xảy ra hành vi chống người thi hành công vụ nhiều nhất)... Đồng thời, Bộ Công an đang trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 167/2013/NĐ-CP phù hợp với Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020, trong đó, dự thảo sửa đổi Điều 21 tăng gấp 02 lần mức phạt cũ đối với các hành vi có liên quan đến chống người thi hành công vụ, phù hợp với kiến nghị của cử tri.
Việc sửa đổi, bổ sung và thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật nêu trên sẽ bảo đảm xử lý nghiêm minh hơn, góp phần răn đe, phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật nói chung và hành vi chống người thi hành công vụ nói riêng.
Bộ Công an trân trọng gửi đến Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng để trả lời cử tri./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Chỉ thị 1685/CT-TTg năm 2011 về tăng cường chỉ đạo thực hiện biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Công văn 3692/VPCP-V.I năm 2020 về về vụ việc vận chuyển trái phép thuốc lá qua biên giới và chống người thi hành công vụ tại tỉnh Kiên Giang do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Hướng dẫn 28/HD-VKSTC năm 2020 về thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết các vụ án giết người, hủy hoại tài sản, gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ xảy ra tại điểm nóng có khiếu kiện phức tạp do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 1Chỉ thị 1685/CT-TTg năm 2011 về tăng cường chỉ đạo thực hiện biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình
- 3Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ
- 4Bộ luật hình sự 2015
- 5Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
- 6Chỉ thị 39/CT-TTg năm 2017 về tăng cường công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật về chống người thi hành công vụ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
- 8Công văn 3692/VPCP-V.I năm 2020 về về vụ việc vận chuyển trái phép thuốc lá qua biên giới và chống người thi hành công vụ tại tỉnh Kiên Giang do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 9Hướng dẫn 28/HD-VKSTC năm 2020 về thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết các vụ án giết người, hủy hoại tài sản, gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ xảy ra tại điểm nóng có khiếu kiện phức tạp do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 10Văn bản hợp nhất 31/VBHN-VPQH năm 2020 hợp nhất Luật xử lý vi phạm hành chính do Văn phòng Quốc hội ban hành
Công văn 4571/BCA-V01 năm 2021 về nâng mức phạt đối với tội chống người thi hành công vụ do Bộ Công an ban hành
- Số hiệu: 4571/BCA-V01
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 14/12/2021
- Nơi ban hành: Bộ Công An
- Người ký: Nguyễn Duy Ngọc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/12/2021
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực