Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4498/TCHQ-GSQL | Hà Nội, ngày 17 tháng 9 năm 2021 |
Kính gửi: Đại sứ quán nước CHND Trung Hoa tại Việt Nam
Tổng cục Hải quan nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam kính chào Đại sứ quán nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam và hân hạnh phúc đáp công hàm số 2/3/2021 ngày 02/8/2021 của Đại sứ quán về việc nhập khẩu cá tầm như sau:
Để đảm bảo thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của Công ước, Nghị định, bảo vệ môi trường nuôi trồng thủy sản của Việt Nam và đánh giá việc tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, từ tháng 03 năm 2021, Hải quan Việt Nam đã thực hiện việc kiểm tra thực tế cá tầm nhập khẩu từ các nước trước khi thông quan.
Các lô cá tầm nhập khẩu vào Việt Nam thời gian qua có nguồn gốc xuất xứ Trung Quốc, qua các cửa khẩu đường bộ và theo khai báo hải quan là cá tầm Siberi hoặc cá tầm Nga Acipenser gueldenstaedtii.
Kết quả giám định cho thấy một lô cá tầm có thể có nhiều loại cá tầm khác nhau hoặc mẫu cá tầm nhập khẩu giám định đều có kết quả tương đồng với các loại cá tầm khác, không có loại thuần chủng, cụ thể: 01 lô cá tầm có một số mẫu cá tầm nhập khẩu có trình tự ADN tương đồng 99.3% với trình tự ADN của loài cá tầm Siberi, một số mẫu tương đồng 99.6% với cá tầm Nga Acipenser gueldenstaedtii; một số mẫu vừa tương đồng 99.6% với cá tầm Siberi vừa tương đồng 99.6% cá tầm nga Acipenser gueldenstaedtii...; không có mẫu nào được kết luận là cá tầm Siberi như khai báo của doanh nghiệp. Theo kết luận của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam, các lô hàng cá tầm nhập khẩu nêu trên không phù hợp với loài được cấp giấy phép CITES nhập khẩu (là loài Acipenser baerii).
Để giải quyết vướng mắc trên đây, các cơ quan chức năng Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan có thẩm quyền CITES của Trung Quốc để:
(i) Kiểm tra chặt chẽ về nguồn gốc, giống, loài, tên khoa học của các loài cá tầm trước khi cấp Giấy phép CITES xuất khẩu vào Việt Nam, đồng thời cung cấp cho Hải quan Việt Nam hồ sơ truy xuất nguồn gốc để đảm bảo cá tầm Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam đúng với tên ghi trên Giấy phép CITES, thuộc Danh mục thủy sản được phép nhập khẩu vào Việt Nam làm cơ sở để thực hiện thủ tục thông quan; Hải quan Việt Nam sẽ áp dụng lấy mẫu giám định theo nguyên tắc quản lý rủi ro.
(ii) Thống nhất với Cơ quan quản lý CITES Việt Nam về phương pháp giám định xác định giống, loài, nguồn gốc, con lai, con thuần chủng của cá tầm nhập khẩu nhằm đảm bảo kết quả giám định được các bên liên quan chấp thuận, hạn chế việc kéo dài thời gian giám định cá tầm, góp phần rút ngắn thời gian thông quan đối với cá tầm Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam.
Nhân dịp này, Tổng cục Hải quan nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam xin gửi tới Đại sứ quán nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam lời chào trân trọng./.
| TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES)
- 2Công văn 4936/TCHQ-TXNK năm 2014 về mã HS và thuế suất thuế nhập khẩu Cá Tầm Trung Hoa do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Công văn 808/TCHQ-GSQL năm 2021 về thủ tục nhập khẩu cá tầm do Tổng cục Hải quan ban hành
- 4Công văn 1287/TCHQ-GSQL năm 2021 về nhập khẩu Cá tầm do Tổng cục Hải quan ban hành
Công văn 4498/TCHQ-GSQL năm 2021 về nhập khẩu cá tầm do Tổng cục Hải quan ban hành
- Số hiệu: 4498/TCHQ-GSQL
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 17/09/2021
- Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
- Người ký: Đào Duy Tám
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/09/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra