Hệ thống pháp luật

BỘ TƯ PHÁP
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 44/THA

Hà Nội, ngày 18 tháng 3 năm 1994

 

CÔNG VĂN

CỦA BỘ TƯ PHÁP (CỤC QUẢN LÝ THADS) SỐ 44/THA NGÀY 18 THÁNG 3 NĂM 1994

Kính gửi: Phòng thi hành án các tỉnh, thành phố trực thuộc TW

Trả lời công văn số 48 của Phòng THA Minh Hải, Cục quản lý thi hànhán dân sự có ý kiến như sau:

I. CÁC VƯỚNG MẮC CỦA PHÁP LỆNH

1. Xử lý hồ sơ khi người phải thi hành án không còn ở địa phương nữa

a. Trường hợp chủ động thi hành: nếu xác minh được địa chỉ mới thì cơ quan thi hành án ra quyết định thu hồi quyết định thi hành án và uỷ thác cho cơ quan thi hành án nơi có địa chỉ mới của người phải thi hành án ra quyết định thi hành. Nếu không xác minh được thì cơ quan thi hành án phải lập sổ riêng theo dõi, khi có điều kiện phải đôn đốc thi hành.

b. Trường hợp thi hành án theo đơn yêu cầu: Nếu xác minh được địa chỉ mới thì tiến hành uỷ thác theo thủ tục quy định. Nếu không xác minh được thì cơ quan thi hành án áp dụng tượng tự điều 27 pháp lệnh thi hành án dân sự để trả lại đơn yêu cầu thi hành án.

2. Các bản án, quyết định đã ra quyết định thi hành theo pháp lệnh cũ thì nay vẫn áp dụng các quy định của pháp lệnh mới ngày 21 tháng 4 năm 1993.

3. Các khoản tiền khi thu của đương sự, bao nhiêu lần họ không nhận thì thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư liên ngành số 01 ngày 10 tháng 12 năm 1987 của Toà án nhân dân tối cao. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao mục b khoản 1: Đối với các khoản tiền một bên đương sự đã nộp, Toà án đã thu gửi ở quỹ cơ quan hoặc gửi ở ngân hàng thì không đặt vấn đề truy thu thêm ở bên đã nộp tiền mà cần giải thích, thuyết phục bên kia nhận tiền. Nếu họ không nhận thì Toà án (thi hành án) lập biên bản rồi giữ số tiền đó ở Ngân hàng và thông báo cho người được nhận biết. Và theo Thông tư 981 thì khi bản án đã hết hiệu lực thi hành, cơ quan thi hành án làm thủ tục nộp số tiền đó vào Ngân sách Nhà nước.

4. Đối với loại tài sản là đất thổ cư, ruộng, đất nuôi trồng thuỷ sản thì trong khi chưa có văn bản hướng dẫn, chấp hành viên không kê biên, nhưng có thể kê biên cây cối hoa màu, thuỷ sản nuôi trồng trên đất đó. Các tài sản khác như xe đò, máy cày, ghe đánh cá ... nếu không phải là công cụ lao động duy nhất, thiết yếu của người phải thi hành án thì chấp hành viên tiến hành kê biên theo thủ tục đã quy định. Nếu số tiền chưa đủ để thi hành án thì chấp hành viên kê biên thêm tài sản khác.

5. Trong trường hợp người phải thi hành án là cơ quan Nhà nước, nay đã sát nhập, phân chia thì pháp nhân nào tiếp tục nhiệm vụ của pháp nhân cũ hoặc tiếp thu tài sản thì đồng thời tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của pháp nhân đó. Trong trường hợp tổ chức phải thi hành án đã bị giải thể, thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thành lập hoặc giải thể tổ chức đó có trách nhiệm thi hành.

6. Tài sản sau khi được định giá lại mà người mua trả giá thấp hơn, chủ tài sản không đồng ý, người được thi hành án không nhận để khấu trừ, chấp hành viên không có quyền bán theo giá người mua trả mà phải định giá lại và bán đấu giá theo thủ tục quy định hoặc kê biên tài sản khác để thi hành án.

7. Trường hợp đương sự không đồng tình với bản án, làm đơn yêu cầu xem xét giám đốc thẩm, về nguyên tắc cơ quan thi hành án trì hoãn thi hành khi có yêu cầu hoãn của người có quyền kháng nghị. Thời hạn hoãn là 3 tháng. Sau khi có kháng nghị nếu hết 6 tháng mà không có kết quả xét xử thì cơ quan thi hành án ra quyết định tiếp tục thi hành án.

8. Trường hợp người phải thi hành cố tình vắng mặt mặc dù đã được tống đạt giấy tờ hợp lệ, mà họ có tài sản thì cơ quan thi hành án có quyền tiến hành kê biên tài sản theo các quy định cuả pháp luật với đủ các thành phần tham gia, chứng kiến.

9. Tại điều 10 Nghị định 69/CP quy định: Người phải thi hành án chịu mọi chi phí cưỡng chế bao gồm: chi phí kê biên tài sản (tiền thuê giữ bảo quản, tiền giám định). Chi phí định giá (thù lao cho Hội đồng định giá, tiền thuê địa điểm, phương tiện để tổ chức bán đấu giá, chi phí định giá lại) tiền thuê chuyên chở đồ vật, (thù lao cho những người tham gia cưỡng chế). Các chi phí khác như họp bàn cưỡng chế, xác minh ... do Ngân sách Nhà nước đài thọ.

10. Sau khi nhận được văn bản yêu cầu giải thích của cơ quan thi hành án, thì trong thời hạn 15 ngày, Toà án đã ra bản án trách nhiệm giải thích những điểm chưa rõ. Nếu Toà án không trả lời thì cơ quan thi hành án có thể trả lại bản sao bản án đó cho Toà án đã tuyên.

Trên đây là một số ý kiến của Cục QLTHADS để các đồng chí nghiên cứu tham khảo.

 

Nguyễn Thanh Thuỷ

(Đã ký)

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 44/THA của Bộ Tư pháp về việc thi hành án

  • Số hiệu: 44/THA
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 18/03/1994
  • Nơi ban hành: Bộ Tư pháp
  • Người ký: Nguyễn Thanh Thuỷ
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản