BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 433/TCHQ-GSQL | Hà Nội , ngày 31 tháng 1 năm 2005 |
CÔNG VĂN
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 433/TCHQ-GSQL NGÀY 31 THÁNG 01 NĂM 2005 VỀ VIỆC THANH KHOẢN CÁC HỢP ĐỒNG GIA CÔNG TỒN ĐỌNG
Kính gửi: Cục Hải quan các Tỉnh, Thành phố
Theo báo cáo kết quả kiểm tra của hai Đoàn công tác thành lập theo Quyết định số 1416/TCHQ/QĐ/GSQL ngày 08/12/2004 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan và báo cáo của Hải quan các tỉnh, thành phố, hiện nay tại Hải quan một số tỉnh, thành phố còn hợp đồng gia công quá thời hạn phải thanh khoản theo quy định nhưng chưa thanh khoản được. Để bảo đảm hoàn thành việc thanh khoản các hợp đồng gia công tồn đọng này trong quý I, năm 2005 như ý kiến chỉ đạo của Bộ tại Thông báo số 213 TB/BTC ngày 30/11/2004 của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan hướng dẫn một số điểm như sau:
1. Cục Hải quan các tỉnh thành phố rà soát lại các hợp đồng gia công quá thời hạn thanh khoản theo quy định nhưng chưa thanh khoản được (sau đây gọi là hợp đồng gia công tồn đọng), căn cứ vào hồ sơ lưu tại hải quan để tính số hàng tồn của từng hợp đồng, phân loại theo từng nguyên nhân tồn đọng để áp dụng các biện pháp giải quyết thích hợp:
1.1. Đối với những hợp đồng gia công doanh nghiệp đăng ký nhưng không thực hiện và những hợp đồng gia công đã thực hiện nhưng không có nguyên liệu dư, không có máy móc thiết bị tạm nhập chưa tái xuất (không có hàng tồn) của những đối tượng là doanh nghiệp không còn hoạt động XNK, doanh nghiệp không tìm thấy địa chỉ, doanh nghiệp mất tích thì Hải quan các tỉnh, thành phố căn cứ hồ sơ lưu tại Hải quan để tự thanh khoản như hướng dẫn tại Công văn số 3850/TCHQ-GSQL ngày 31/8/2001.
1.2. Đối với những hợp đồng gia công tồn đọng của những doanh nghiệp đang hoạt động XNK thì áp dụng biện pháp cưỡng chế làm thủ tục hải quan như quy định tại Điểm 10.5, phần 1, Quy định ban hành kèm theo Quyết định 69/2004/QĐ-BTC ngày 24/8/2004 của Bộ Tài chính.
- Những hợp đồng nằm trong danh sách tồn đọng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố đã báo cáo Tổng cục theo điện số 164/GSQL ngày
+ Nếu hợp đồng nào chưa xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm thời hạn thanh khoản hợp đồng gia công và còn nằm trong thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính và ra Quyết định xử phạt.
+ Thông báo cho doanh nghiệp biết, do không thực hiện thanh khoản hợp đồng gia công, nên cơ quan Hải quan sẽ thực hiện cưỡng chế làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá kể từ ngày... và áp dụng ngay biện pháp cưỡng chế làm thủ tục hải quan, không cần phải ra thông báo thuế trước khi cưỡng chế.
1.8. Đối với những hợp đồng gia công tồn đọng của những doanh nghiệp nằm trong danh sách doanh nghiệp đã giải thể, Hải quan các địa phương phải xác minh và lập danh sách báo cáo Tổng cục. Trong báo cáo phải nêu rõ số thuế phải nộp đối với hàng tồn của từng hợp đồng gia công kèm theo bản sao Quyết định giải thể doanh nghiệp.
1.9. Đối với những hợp đồng gia công tồn đọng của những doanh nghiệp nằm trong danh sách mất tích: Hải quan các địa phương tổ chức lực lượng để tiến hành xác minh, truy tìm lại địa chỉ của những doanh nghiệp này (phối hợp với Cục Thuế, Sở Kế hoạch và Đầu tư địa phương...) để có kết luận chính xác. Nếu xác minh, truy tìm được địa chỉ thì yêu cầu doanh nghiệp đến thanh khoản; nếu qua xác minh, truy tìm kết luận là doanh nghiệp mất tích thì lập danh sách báo cáo Tổng cục. Trong báo cáo phải nêu rõ đã xác minh ở đâu, kết quả; lý do kết luận doanh nghiệp mất tích; tính số thuế phải nộp đối với hàng tồn của từng hợp đồng gia công; tách riêng các hợp đồng có số thuế phải nộp đối với lượng hàng tồn dưới 1000 USD.
2. Hải quan các tỉnh, thành phố có hợp đồng gia công còn tồn đọng phải tập trung giải quyết dứt điểm trong tháng 2/2005. Chậm nhất
- Nếu còn có hợp đồng gia công tồn đọng chưa giải quyết được thì phải nêu lý do không thanh khoản được; nêu rõ số hợp đồng, tên, địa chỉ doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp; mặt hàng gia công, tính trị giá hàng tồn và quy ra số thuế phải nộp; lập danh sách riêng đối với những hợp đồng gia công có số thuế phải nộp đối với lượng hàng tồn dưới 1000 USD. Đề xuất phương án xử lý tiếp đối với số hợp đồng gia công này.
- Trong báo cáo, Hải quan các địa phương phải kiểm điểm trách nhiệm của mình đối với việc để tồn đọng hợp đồng gia công này; lý do chủ quan, khách quan.
Trên đây là một số điểm hướng dẫn của Tổng cục Hải quan để giải quyết dứt điểm việc tồn đọng hàng gia công. Yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện ngay.
| Đặng Thị Bình An (Đã ký) |
- 1Công văn về việc quản lý, theo dõi hợp đồng gia công
- 2Công văn về việc quản lý Hợp đồng gia công
- 3Công văn 3572/TCHQ-GSQL về thanh khoản hợp đồng gia công do Tổng cục Hải quan ban hành
- 4Công văn 365/TCHQ-KTTT về thanh khoản hợp đồng sản xuất xuất khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành
- 5Công văn 284/GSQL-GQ2 về thủ tục thanh khoản hợp đồng gia công do Cục Giám sát quản lý về Hải quan ban hành
- 1Công văn về việc quản lý, theo dõi hợp đồng gia công
- 2Công văn về việc quản lý Hợp đồng gia công
- 3Quyết định 69/2004/QĐ-BTC về thủ tục hải quan đối với hàng hoá gia công với thương nhân nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Công văn 3572/TCHQ-GSQL về thanh khoản hợp đồng gia công do Tổng cục Hải quan ban hành
- 5Công văn 365/TCHQ-KTTT về thanh khoản hợp đồng sản xuất xuất khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành
- 6Công văn 284/GSQL-GQ2 về thủ tục thanh khoản hợp đồng gia công do Cục Giám sát quản lý về Hải quan ban hành
Công văn 433/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan về việc thanh khoản các hợp đồng gia công tồn đọng
- Số hiệu: 433/TCHQ-GSQL
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 31/01/2005
- Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
- Người ký: Đặng Thị Bình An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 31/01/2005
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực