Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 402/KCB-CĐT | Hà Nội, ngày 01 tháng 05 năm 2014 |
Kính gửi: Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Hiện nay, tình trạng chuyển tuyến người bệnh sởi về các bệnh viện Trung ương vẫn có xu hướng gia tăng, một số địa phương có tỷ lệ chuyển tuyến cao như Bắc Ninh, Hà Nội, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên và nhiều địa phương thuộc khu vực phía Nam. Một số bệnh viện tuyến tỉnh đã chuyển về bệnh viện Trung ương các trường hợp phù hợp với phân tuyến điều trị bệnh sởi của Bộ Y tế quy định cho bệnh viện tuyến tỉnh, chưa cần có can thiệp sâu của tuyến Trung ương.
Nhằm tăng cường việc phân tuyến điều trị bệnh sởi, góp phần điều phối nguồn lực đáp ứng diễn biến dịch bệnh sởi, giảm tải bệnh nhân tại bệnh viện Trung ương, hạn chế lây nhiễm chéo, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (dưới đây viết tắt là Sở Y tế) khẩn trương chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc địa bàn địa phương thực hiện quy định của Bộ Y tế về chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong việc khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh mắc Sởi:
I. Tuyến chuyên môn kỹ thuật
Tuyến chuyên môn kỹ thuật áp dụng trong chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với điều trị bệnh sởi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và phân tuyến điều trị bệnh sởi theo quy định tại Quyết định số 1327/QĐ-BYT ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sởi.
II. Điều kiện chuyển tuyến
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện chuyển người bệnh sởi từ tuyến dưới lên tuyến trên khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Bệnh không phù hợp với quy định của Bộ Y tế về phân tuyến điều trị bệnh sởi, năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt; hoặc bệnh phù hợp với quy định của Bộ Y tế về phân tuyến điều trị bệnh sởi năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt nhưng do điều kiện khách quan, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó không đủ điều kiện để chẩn đoán và điều trị;
b) Căn cứ vào danh mục kỹ thuật đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt, nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên liền kề không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến dưới được chuyển lên tuyến cao hơn;
c) Trước khi chuyển tuyến, người bệnh phải được hội chẩn và có chỉ định chuyển tuyến (trừ phòng khám và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 4).
2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh sởi từ tuyến trên về tuyến dưới phù hợp khi người bệnh đã được chẩn đoán, được điều trị qua giai đoạn cấp cứu, xác định tình trạng bệnh đã thuyên giảm, có thể tiếp tục điều trị ở tuyến dưới.
3. Điều kiện chuyển người bệnh sởi giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng tuyến:
a) Bệnh không phù hợp với danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt hoặc bệnh phù hợp với danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt nhưng do điều kiện khách quan cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không đủ điều kiện chẩn đoán và điều trị;
b) Bệnh phù hợp với danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng tuyến dự kiến chuyển đến đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt.
4. Chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên các địa bàn giáp ranh để bảo đảm điều kiện thuận lợi cho người bệnh:
a) Giám đốc Sở Y tế hướng dẫn cụ thể việc chuyển tuyến đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn giáp ranh trong tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc thẩm quyền quản lý;
b) Giám đốc các Sở Y tế thống nhất, phối hợp hướng dẫn cụ thể việc chuyển tuyến đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc thẩm quyền quản lý.
5. Các trường hợp chuyển người bệnh theo đúng hướng dẫn tại các khoản 1, 2, 3 và 4 nêu tại Mục II Công văn này được coi là chuyển đúng tuyến. Các trường hợp chuyển người bệnh không theo đúng hướng dẫn tại các khoản 1, 2, 3 và 4 nêu tại Mục II Công văn này được coi là chuyển vượt tuyến.
Trường hợp người bệnh không đáp ứng điều kiện chuyển tuyến theo hướng dẫn tại các khoản 1, 2, 3 và 4 nêu tại Mục II Công văn này nhưng người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh vẫn yêu cầu chuyển tuyến thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh giải quyết cho người bệnh chuyển tuyến để bảo đảm quyền lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của người bệnh. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển người bệnh đi phải cung cấp thông tin để người bệnh biết về phạm vi quyền lợi và mức thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế khi khám bệnh, chữa bệnh không theo đúng tuyến chuyên môn kỹ thuật.
III. Thủ tục chuyển tuyến người bệnh sởi
1. Thông báo và giải thích rõ lý do chuyển tuyến cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh.
2. Trường hợp người bệnh cấp cứu, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cần liên hệ với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến; kiểm tra lần cuối cùng tình trạng người bệnh trước khi chuyển; chuẩn bị sẵn sàng phương tiện để cấp cứu người bệnh trên đường vận chuyển.
3. Trường hợp người bệnh cần sự hỗ trợ kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh đi phải thông báo cụ thể về tình trạng của người bệnh và những yêu cầu hỗ trợ để cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển đến có biện pháp xử trí phù hợp.
IV. Vận chuyển người bệnh chuyển tuyến
1. Vận chuyển người bệnh trong tình trạng cấp cứu: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuẩn bị các điều kiện để vận chuyển người bệnh:
a) Xe cứu thương hoặc phương tiện vận chuyển phù hợp khác;
b) Trang thiết bị y tế, thuốc cấp cứu sử dụng cho người bệnh (nếu cần) trong quá trình vận chuyển;
c) Người hộ tống là bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng, hộ sinh có nhiệm vụ theo dõi, xử trí kịp thời diễn biến bệnh lý của người bệnh trong quá trình vận chuyển và vận chuyển người bệnh theo kỹ thuật phù hợp với tình trạng bệnh lý của người bệnh.
2. Vận chuyển người bệnh trong tình trạng không cấp cứu: Căn cứ tình trạng bệnh lý của người bệnh và điều kiện thực tiễn, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hướng dẫn người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh lựa chọn hình thức, phương tiện vận chuyển phù hợp.
V. Chế độ báo cáo:
1. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm báo cáo, thống kê thông tin chuyển tuyến người bệnh sởi trong báo cáo bệnh sởi hàng tháng theo quy định của Bộ Y tế.
2. Nội dung báo cáo chuyển tuyến người bệnh sởi bao gồm việc chuyển người bệnh đi các tuyến, nhận người bệnh chuyển đến. Phân tích rõ tình hình chuyển tuyến của từng địa phương, từng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; các trường hợp đúng tuyến, chuyển vượt tuyến; thực hiện phản hồi thông tin người bệnh chuyển tuyến, rút kinh nghiệm trong việc thực hiện chẩn đoán, điều trị bệnh sởi.
Việc thực hiện quy định về chuyển tuyến người bệnh sởi giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được coi là một trong các tiêu chí để xem xét mức độ hoàn thành nhiệm vụ, xét danh hiệu thi đua khen thưởng đối với cá nhân, tổ chức thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, góp phần đánh giá chất lượng, xếp hạng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Căn cứ kết quả tổng hợp báo cáo chuyển tuyến người bệnh sởi và kết quả kiểm tra việc thực hiện, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ đối với người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và quyết định không xét các danh hiệu thi đua, khen thưởng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có tỷ lệ chuyển tuyến người bệnh sởi không đúng quy định so với tổng số trường hợp chuyển tuyến trên 10%.
Sau khi nhận được Công văn, đề nghị Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc địa phương thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện về Cục Quản lý Khám, chữa bệnh để Cục tổng hợp báo cáo Bộ trưởng Bộ Y tế./.
| CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 381/KCB-QLCL năm 2014 tăng cường công tác khám chữa bệnh, thu dung, điều trị bệnh sởi trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 do Cục Quản lý khám, chữa bệnh ban hành
- 2Công văn 7537/BYT-KCB năm 2016 về chấn chỉnh tình trạng chuyển người bệnh ra điều trị ngoài bệnh viện trái quy định do Bộ Y tế ban hành
- 3Công văn 772/AIDS-ĐT năm 2019 về hướng dẫn chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV do Cục Phòng, chống HIV/AIDS ban hành
- 1Thông tư 43/2013/TT-BYT Quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành
- 2Quyết định 1327/QĐ-BYT năm 2014 hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh Sởi do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 3Công văn 381/KCB-QLCL năm 2014 tăng cường công tác khám chữa bệnh, thu dung, điều trị bệnh sởi trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 do Cục Quản lý khám, chữa bệnh ban hành
- 4Công văn 7537/BYT-KCB năm 2016 về chấn chỉnh tình trạng chuyển người bệnh ra điều trị ngoài bệnh viện trái quy định do Bộ Y tế ban hành
- 5Công văn 772/AIDS-ĐT năm 2019 về hướng dẫn chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV do Cục Phòng, chống HIV/AIDS ban hành
Công văn 402/KCB-CĐT năm 2014 tăng cường thực hiện quy định chuyển tuyến người bệnh sởi giữa các cơ sở khám, chữa bệnh do Cục Quản lý khám, chữa bệnh ban hành
- Số hiệu: 402/KCB-CĐT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 01/05/2014
- Nơi ban hành: Cục Quản lý khám, chữa bệnh
- Người ký: Lương Ngọc Khuê
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra