Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3978/BYT-QLD | Hà Nội, ngày 27 tháng 7 năm 2022 |
Kính gửi: …………………………………….
(Có danh sách kèm theo)
Ngày 02/11/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 131/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Ngày 21/12/2020, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 5305/QĐ-BYT về Kế hoạch triển khai thi hành Nghị định số 131/2020/NĐ-CP ngày 02/11/2020 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh kèm theo (sau đây gọi tắt là Kế hoạch).
Trên cơ sở Kế hoạch, sau 01 năm triển khai thực hiện Nghị định, qua xem xét báo cáo của các Vụ/Cục thuộc Bộ; y tế Bộ, ngành (Bộ Công an, Bộ Quốc phòng), Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các Bệnh viện/Viện và để đẩy mạnh triển khai thực hiện Nghị định số 131/2020/NĐ-CP ngày 02/11/2020 của Chính phủ; Bộ Y tế đề nghị các đơn vị triển khai thực hiện một số nhiệm vụ sau đây:
1. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh; Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền:
- Thường xuyên tổ chức tập huấn, hội thảo về dược lâm sàng để cán bộ làm công tác dược lâm sàng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được củng cố kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, tạo cơ hội cho các đơn vị học tập, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động dược lâm sàng.
- Nghiên cứu ban hành quy trình chuẩn cho hoạt động dược lâm sàng để thống nhất thực hiện chung trên toàn quốc; xây dựng quy định cụ thể về cơ chế phối hợp hoạt động giữa dược sĩ, bác sĩ, điều dưỡng và các bộ phận khác có liên quan trong việc triển khai hoạt động dược lâm sàng.
- Nghiên cứu, xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật chuẩn, các SOP cho mỗi hoạt động dược lâm sàng để các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có căn cứ pháp lý và quy trình thực hiện tại các khoa lâm sàng, phòng khám bệnh có hiệu quả.
- Quy định rõ thành phần tham gia đơn vị Thông tin thuốc Bệnh viện gồm bác sĩ, điều dưỡng và dược sĩ để bản Thông tin thuốc có chủ đề phong phú hơn và để có sự thống nhất triển khai trên phạm vi toàn quốc.
- Quy định cụ thể trách nhiệm, vai trò và sự tuân thủ về kê đơn thuốc giữa bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, bệnh nhân.
- Cung cấp nguồn tài liệu tham khảo đầy đủ, cập nhật theo xu hướng điều trị trong nước và trên thế giới.
- Tiếp tục tổ chức biên soạn và ban hành các danh mục hỗ trợ cảnh báo kê đơn, các tài liệu chuyên môn, hướng dẫn sử dụng thuốc tại Bệnh viện.
5. Trung tâm DI & ADR Quốc gia: nghiên cứu, triển khai thực hiện một số nội dung sau:
- Hướng dẫn các cơ sở y tế sử dụng phần mềm về tương tác thuốc để giúp cho việc kê đơn thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả.
- Xây dựng các dữ liệu thông tin về ADR nhiều hơn liên quan đến thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền và hỗ trợ kết nối giữa các đơn vị dược lâm sàng trong cả nước để chia sẻ các kiến thức chuyên môn phục vụ cho công tác dược lâm sàng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Thường xuyên tổ chức tập huấn, hội thảo tại địa phương, đơn vị để các đơn vị được chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động dược lâm sàng.
- Đẩy mạnh công tác cấp chứng chỉ hành nghề dược và đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề dược với phạm vi hành nghề dược lâm sàng cho người phụ trách công tác dược lâm sàng của các cơ sở khám, chữa bệnh theo đúng quy định tại Luật Dược 2016; tăng cường công tác kiểm tra việc triển khai hoạt động dược lâm sàng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn theo đúng lộ trình quy định tại Điều 17 Nghị định số 131/2020/NĐ-CP.
Bộ Y tế đề nghị các đơn vị nghiên cứu, triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 131/2020/NĐ-CP ngày 02/11/2020 của Chính phủ./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
CÁC ĐƠN VỊ
(Kèm theo Công văn số 3978/BYT-QLD ngày 27 tháng 7 năm 2022 của Bộ Y tế)
1. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh.
2. Cục Quản lý Y, dược cổ truyền.
3. Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo.
4. Cục Công nghệ thông tin.
5. Vụ Tổ chức cán bộ.
6. Trung tâm DI & ADR Quốc gia.
KIẾN NGHỊ CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NGHỊ ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN CHUYÊN MÔN
(Ban hành kèm theo Công văn số 3978/BYT-QLD ngày 27 tháng 7 năm 2022 của Bộ Y tế)
STT | Đơn vị | Nội dung kiến nghị | Đơn vị đầu mối tiếp thu, giải trình |
| |||
1 | Cục Y tế, Bộ Công an | - Không đưa quy định về người phụ trách dược lâm sàng đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không tổ chức khoa dược vào Nghị định. - Cân nhắc sửa đổi, bổ sung quy định 01 người làm công tác dược lâm sàng thực hiện phục vụ người bệnh nội trú với đơn vị có số giường bệnh ít (ví dụ dưới 50 giường) kết hợp làm dược lâm sàng với số đơn thuốc cấp phát cho người bệnh ngoại trú một ngày ít (ví dụ dưới 100 đơn) | - Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Cục Quản lý Y, dược cổ truyền |
2 | Cục Quân Y, Tổng Cục Hậu Cần, Bộ Quốc phòng | Đề nghị Bộ Y tế chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chuyên môn: |
|
- Hàng năm tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo liên tục về thực hành công tác dược lâm sàng cho các cơ sở khám, chữa bệnh trong Quân đội; mở rộng các hoạt động liên kết đào tạo, tập huấn giữa các trường đại học y-dược và các bệnh viện về thực hành dược lâm sàng. | - Cục Quản lý Khám, chữa bệnh | ||
- Mở lớp, mã ngành đào tạo chuyên ngành dược lâm sàng tại các trường đại học y-dược. | - Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo | ||
| |||
1 | Sở Y tế tỉnh Thái Bình | - Đề xuất nội dung sửa đổi Điều 5 Nghị định liên quan đến nội dung thực hành chuyên môn của người phụ trách công tác dược lâm sàng và cơ sở thực hiện chuyên môn (hoặc có văn bản làm rõ điểm d khoản 4 Điều 5) | - Cục Quản lý Dược
|
- Lộ trình thực hiện đề nghị Bộ Y tế báo cáo đề xuất Chính phủ điều chỉnh thời gian bắt đầu thực hiện: Đối với các bệnh viện, viện có giường bệnh ... hạng 1 trở lên ... chậm nhất ngày 01/6/2022 phải tổ chức hoạt động dược lâm sàng; Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là bệnh viện hạng II... chậm nhất ngày 01/6/2024; Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là bệnh viện hạng II, hạng IV,... chậm nhất ngày 01/6/2027 phải tổ chức hoạt động dược lâm sàng | - Cục Quản lý Khám, chữa bệnh | ||
2 | Sở Y tế tỉnh Sơn La | Sửa đổi khoản 3 Điều 5 như sau: “3. Thời gian thực hành chuyên môn đối với người phụ trách công tác dược lâm sàng là ít nhất 1 năm. Đối với người có bằng tiến sỹ hoặc chuyên khoa II về lĩnh vực liên quan đến nội dung chuyên môn thực hành, thời gian thực hành chuyên môn yêu cầu ít nhất là 3 tháng. Đối với người có bằng thạc sỹ hoặc chuyên khoa I về lĩnh vực liên quan đến nội dung chuyên môn thực hành, thời gian thực hành chuyên môn yêu cầu ít nhất là 6 tháng.” Hoặc bổ sung khoản 3 Điều 5 như sau: “3a. Đối với các tỉnh miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa thời gian thực hành chuyên môn đối với người phụ trách công tác dược lâm sàng là ít nhất 1 năm. Đối với người có bằng tiến sỹ hoặc chuyên khoa II về lĩnh vực liên quan đến nội dung chuyên môn thực hành, thời gian thực hành chuyên môn yêu cầu ít nhất là 3 tháng. Đối với người có bằng thạc sỹ hoặc chuyên khoa I về lĩnh vực liên quan đến nội dung chuyên môn thực hành, thời gian thực hành chuyên môn yêu cầu ít nhất là 6 tháng.” | - Cục Quản lý Dược |
3 | Sở Y tế tỉnh Đồng Nai | - Cần có quy định hoặc hướng dẫn cụ thể việc thực hiện công tác dược lâm sàng ở các tuyến vì công tác dược lâm sàng ở các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện rất khác nhau, nhân sự làm công tác dược lâm sàng ở tuyến huyện thường kiêm nhiệm. | - Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Cục Quản lý Y, dược cổ truyền |
4 | Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh | - Điều chỉnh hoặc bổ sung nội dung về tỷ lệ người phụ trách công tác dược lâm sàng và người làm công tác dược lâm sàng cho mỗi 1.000 đơn thuốc được cấp phát cho người bệnh ngoại trú trong một ngày. Hiện nay, tại Nghị định mới quy định cho mỗi 1.000 đơn thuốc được cấp phát cho người bệnh ngoại trú có thẻ bảo hiểm y tế trong một ngày. - Xây dựng Danh mục đánh giá hoạt động dược lâm sàng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để làm căn cứ thống nhất kiểm tra cuối năm. | - Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Cục Quản lý Y, dược cổ truyền |
5 | Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu | - Đề nghị Bộ Y tế xem xét trình Chính phủ sửa đổi quy định về điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề dược phạm vi dược lâm sàng cho người làm công tác dược lâm sàng tại các cơ sở khám chữa bệnh được thuận lợi hơn. Quy định như hiện nay, các dược sĩ làm công tác dược lâm sàng ở các bệnh viện hạng 2, hạng 3 khó đáp ứng ứng được yêu cầu | - Cục Quản lý Dược |
6 | Sở Y tế tỉnh Bạc Liêu | - Đề xuất bổ sung quy định lộ trình chỉ tiêu số lượng dược sĩ làm công tác dược lâm sàng chuyên trách tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. | - Cục Quản lý Khám, chữa bệnh |
- Đề xuất quy định thời gian đào tạo, đào tạo liên tục cập nhật, kiến thức dược lâm sàng đối với dược sĩ làm công tác dược lâm sàng. | - Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo | ||
7 | Sở Y tế tỉnh Cà Mau | - Quy định rõ về nhiệm vụ, trách nhiệm của Dược sĩ, Dược sĩ hoạt động Dược lâm sàng và các hoạt động Dược lâm sàng trong bệnh viện. | - Cục Quản lý Khám, chữa bệnh |
8 | Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa | Có hướng dẫn cụ thể về công tác cấp chứng chỉ hành nghề dược lâm sàng. | - Cục Quản lý Dược |
9 | Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc | Bộ Y tế có quy định hoạt động Hội Dược sĩ lâm sàng trong cả nước có sự phối hợp giữa lý thuyết và thực hành của các giáo viên bộ môn Dược lâm sàng trường Đại học như Đại học Dược Hà Nội và các Bệnh viện tuyến Trung ương, bệnh viện tuyến tỉnh, trung tâm y tế huyện, các trạm y tế,... | - Cục Quản lý Khám, chữa bệnh |
1 | Bệnh viện E | - Quy định về chứng chỉ hành nghề dược lâm sàng rõ ràng hơn, các mẫu văn bản xác minh thời gian thực hành dược lâm sàng, các mẫu văn bản cần để xác minh cơ sở khám, chữa bệnh có tổ chức hoạt động dược lâm sàng. | - Cục Quản lý Dược |
- Đề xuất xây dựng thông tư hướng dẫn hoạt động dược lâm sàng trong bệnh viện chi tiết, cụ thể, với yêu cầu báo cáo định kỳ lên Bộ Y tế để tạo áp lực cho các đơn vị thực hiện và duy trì hoạt động dược lâm sàng thường quy. | - Cục Quản lý Khám, chữa bệnh | ||
2 | Bệnh viện K | - Xây dựng các chế tài và các dịch vụ kĩ thuật liên quan đến hoạt động dược lâm sàng như tư vấn về sử dụng thuốc, tư vấn về tương tác thuốc, tư vấn về các tác dụng không mong muốn, tư vấn cho các đối tượng bệnh nhân đặc biệt... | - Cục Quản lý Khám, chữa bệnh |
- Xây dựng chiến lược đào tạo dược lâm sàng theo từng chuyên ngành. | - Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo | ||
3 | Bệnh viện Răng - Hàm - Mặt Trung ương Hà Nội | Xây dựng kế hoạch hoạt động dược lâm sàng với các chiến lược ưu tiên, cấp bách để thực hiện trước. | - Cục Quản lý Khám, chữa bệnh |
4 | Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Trung ương | Cơ quan quản lý cung cấp các phần mềm/công cụ có tính pháp lý và cập nhật phục vụ cho hoạt động dược lâm sàng | - Cục Quản lý Khám, chữa bệnh |
5 | Viện huyết học - truyền máu TW | - Thực hiện chế độ Viện - Trường để các giảng viên Dược lâm sàng đồng thời tham gia hoạt động bán thời gian tại các khoa Dược nhằm thúc đẩy hoạt động dược lâm sàng cũng như tạo điều kiện cho sinh viên Dược chuyên ngành Dược lâm sàng tiếp cận sớm các hoạt động dược lâm sàng ngay từ khi học đại học. | - Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo |
- Xây dựng chính sách phù hợp để đảm bảo cung ứng đủ các nhóm thuốc cần thiết trong điều trị nhằm giúp dược sĩ có nhiều lựa chọn hơn trong việc tư vấn sử dụng thuốc phù hợp. | - Cục Quản lý Dược | ||
6 | Bệnh viện Bạch Mai | Tiếp tục tổ chức biên soạn và ban hành các danh mục hỗ trợ cảnh báo kê đơn, các tài liệu chuyên môn và các quy trình thao tác chuẩn hướng dẫn cho các hoạt động dược lâm sàng. | - Cục Quản lý Khám, chữa bệnh |
7 | Bệnh viện nội tiết Trung ương | Về thực hiện công tác dược lâm sàng tại Khoa/Phòng (Điều 7 Nghị định) nên sửa đổi như sau: “Tùy theo đặc thù của từng bệnh viện, mỗi bệnh viện sẽ lựa chọn khoa lâm sàng và đối tượng người bệnh cần ưu tiên để triển khai các hoạt động thực hành dược lâm sàng”. | - Cục Quản lý Khám, chữa bệnh |
8 | Bệnh viện đa khoa quốc tế Thái Hòa | Đề nghị Bộ Y tế nghiên cứu phần mềm tương tác thuốc để việc phát hiện các sai sót nhanh hơn, việc sử dụng thuốc hiệu quả hơn và hạn chế phần nào việc từ chối thanh toán của BHXH, cũng như giúp các Bác sỹ hay Dược sỹ tra cứu nhanh hơn. | - Cục Công nghệ thông tin và Trung tâm DI & ADR Quốc gia |
- 1Quyết định 343/QĐ-QLD năm 2021 về Quy trình thao tác chuẩn trong Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 áp dụng vào hoạt động quản lý nhà nước tại Cục Quản lý dược
- 2Công văn 14278/QLD-PCTTr năm 2021 về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động kinh doanh dược do Cục Quản lý Dược ban hành
- 3Quyết định 3809/QĐ-BYT năm 2019 về hướng dẫn thực hành dược lâm sàng cho dược sĩ trong một số bệnh không lây nhiễm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 4Quyết định 1465/QĐ-BYT năm 2023 sửa đổi Kế hoạch triển khai thi hành Nghị định 131/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 1Luật Dược 2016
- 2Nghị định 131/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- 3Quyết định 5305/QĐ-BYT năm 2020 về Kế hoạch triển khai thi hành Nghị định 131/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 4Quyết định 343/QĐ-QLD năm 2021 về Quy trình thao tác chuẩn trong Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 áp dụng vào hoạt động quản lý nhà nước tại Cục Quản lý dược
- 5Công văn 14278/QLD-PCTTr năm 2021 về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động kinh doanh dược do Cục Quản lý Dược ban hành
- 6Quyết định 3809/QĐ-BYT năm 2019 về hướng dẫn thực hành dược lâm sàng cho dược sĩ trong một số bệnh không lây nhiễm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 7Quyết định 1465/QĐ-BYT năm 2023 sửa đổi Kế hoạch triển khai thi hành Nghị định 131/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Công văn 3978/BYT-QLD năm 2022 đẩy mạnh thực hiện Nghị định 131/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 3978/BYT-QLD
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 27/07/2022
- Nơi ban hành: Bộ Y tế
- Người ký: Đỗ Xuân Tuyên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra