- 1Quyết định 1465/QĐ-TTg năm 2013 về thực hiện thí điểm ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3957/LĐTBXH-QLLĐNN | Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2013 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương
Để ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS hết hạn hợp đồng, ở lại cư trú và làm việc bất hợp pháp nói riêng và các thị trường lao động ngoài nước nói chung, vừa qua Chính phủ đã ban hành Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/08/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Đồng thời, ngày 21/08/2013 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1465/QĐ-TTg về việc thực hiện thí điểm ký quỹ lên đến 100 triệu đồng đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS.
Với Nghị định số 95/2013/NĐ-CP, ngoài việc nâng mức xử phạt đối với hành vi ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn hợp đồng lao động từ 03 triệu đồng lên đến 100 triệu đồng, Nghị định này cũng quy định không áp dụng mức phạt này nếu hành vi ở lại nước ngoài trái phép của người lao động xảy ra trước ngày Nghị định có hiệu lực (ngày 10/10/2013) và người lao động tự nguyện trở về nước trong vòng 03 tháng kể từ ngày 10/10/2013.
Để những chính sách này phát huy hiệu quả cao nhất, đặc biệt đối với quy định thời gian ân hạn dành cho đối tượng lao động trong diện vi phạm ở nước ngoài tự nguyện trở về nước trong thời gian 03 tháng nêu tại Nghị định số 95/2013/NĐ-CP, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương:
Chỉ đạo các Sở, Ban ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các cấp, các tổ chức đoàn thể (Đoàn Thanh niên, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh) và các cơ quan truyền thông của địa phương tổ chức thông tin tuyên truyền rộng rãi ở địa phương về nội dung Nghị định số 95/2013/NĐ-CP và Quyết định số 1465/QĐ- TTg liên quan đến người lao động đi làm việc ở nước ngoài để các tầng lớp nhân dân đặc biệt là thân nhân, gia đình có người lao động đang làm việc ở nước ngoài biết, hiểu rõ nội dung của hai văn bản, từ đó thông tin, động viên kêu gọi, khuyên nhủ người lao động tự nguyện về nước trong thời gian ân hạn, không bị xử phạt hành chính theo quy định (Nội dung tuyên truyền gửi kèm theo).
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trân trọng cám ơn sự phối hợp của Quý Ủy ban nhân dân./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
MỘT SỐ CHÍNH SÁCH MỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC TẠI HÀN QUỐC
Qui định về việc xử phạt vi phạm hành chính Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có hiệu lực từ ngày 10/10/2013. Theo quy định tại Nghị định này, người lao động đi làm việc ở nước ngoài (trong đó có Hàn Quốc) có các hành vi vi phạm như: - Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn Hợp đồng lao động, hết hạn cư trú. - Bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng đã ký kết. - Sau khi nhập cảnh nước tiếp nhận lao động mà không đến nơi làm việc theo hợp đồng. - Lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái quy đinh. Sẽ bị - Phạt tiền từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng. - Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau: ▪ Buộc về nước. ▪ Cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 02 năm đối với hành vi ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn Hợp đồng lao động, hết hạn cư trú và hành vi bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng đã ký kết. ▪ Cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 05 năm đối với hành vi lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái quy định. Tuy nhiên, nếu người lao động Việt Nam đã có hành vi bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng hoặc đã ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn hợp đồng lao động, mà tự nguyện về Việt Nam trước ngày 11/01/2014 thì sẽ không áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính nêu trên.
|
Ngày 21/8/2013 Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1465/QĐ-TTg về việc thực hiện thí điểm ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc như sau. 1. Trách nhiệm của người lao động khi tham gia chương trình: ▪ Thực hiện ký quỹ 100 (một trăm) triệu đồng trước khi đi làm việc tại Hàn Quốc; ▪ Thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết. 2. Quyền lợi của người lao động: ▪ Được vay tại ngân hàng Chính sách - xã hội tối đa 100 (một trăm) triệu đồng (nếu thuộc đối tượng được vay vốn) để thực hiện việc ký quỹ; ▪ Được hoàn trả tiền ký quỹ (gồm cả gốc và lãi) khi người lao động hoàn thành hợp đồng lao động, về nước đúng thời hạn; ▪ Được hoàn trả tiền ký quỹ (gồm cả gốc và lãi) sau khi đã trừ các chi phí phát sinh nếu có trong thời gian làm việc theo hợp đồng hoặc phải về nước trước thời hạn do điều kiện khách quan thiên tai, ốm đau, tai nạn,...), người lao động không đi làm việc tại Hàn Quốc sau khi đã nộp tiền ký quỹ. 3. Hình thức xử lý tiền ký quỹ đối với trường hợp vi phạm: ▪ Người lao động về nước trước thời hạn do vi phạm hợp đồng, tiền ký quỹ (gồm cả gốc và lãi) sẽ được sử dụng để bù đắp thiệt hại phát sinh do lỗi của người lao động gây ra (nếu có). Trường hợp còn thừa sẽ trả lại cho người lao động, trường hợp tiền ký quỹ không đủ thì người lao động phải nộp bổ sung. ▪ Người lao động bỏ trốn khỏi nơi làm việc theo hợp đồng hoặc hết hạn hợp đồng không về nước đúng hạn, ở lại cư trú và làm việc trái phép tại Hàn Quốc: a. Tiền ký quỹ (gồm cả gốc và lãi) không phải hoàn trả cho người lao động và được chuyển vào Quỹ giải quyết việc làm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để hỗ trợ công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật và các hoạt động nhằm đẩy mạnh xuất khẩu lao động và giải quyết việc làm tại địa phương. b. Trường hợp người lao động vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội để ký quỹ thì tiền ký quỹ của người lao động (gồm cả gốc và lãi) sẽ được sử dụng để trả khoản vay ngân hành Chính sách - xã hội.
|
- 1Công văn 148/TCDS-TTGD về tuyên truyền Nghị định hướng dẫn Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 Pháp lệnh Dân số do Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình ban hành
- 2Công văn 3253/TCT-TTHT đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ thực hiện Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Tổng cục Thuế ban hành
- 3Quyết định 1260/QĐ-BTTTT năm 2013 Kế hoạch thông tin, tuyên truyền số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất của Bộ Thông tin và Truyền thông
- 1Công văn 148/TCDS-TTGD về tuyên truyền Nghị định hướng dẫn Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 Pháp lệnh Dân số do Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình ban hành
- 2Công văn 3253/TCT-TTHT đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ thực hiện Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Tổng cục Thuế ban hành
- 3Quyết định 1465/QĐ-TTg năm 2013 về thực hiện thí điểm ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
- 5Quyết định 1260/QĐ-BTTTT năm 2013 Kế hoạch thông tin, tuyên truyền số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất của Bộ Thông tin và Truyền thông
Công văn 3957/LĐTBXH-QLLĐNN năm 2013 thông tin tuyên truyền về Nghị định 95/2013/NĐ-CP và Quyết định 1465/QĐ-TTg do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 3957/LĐTBXH-QLLĐNN
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 15/10/2013
- Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Người ký: Nguyễn Thanh Hòa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/10/2013
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết