- 1Nghị định 66/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi
- 2Công văn 8646/BYT-MT năm 2021 hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 trong tình huống thiên tai, bão lũ do Bộ Y tế ban hành
- 3Quyết định 3843/QĐ-UBND năm 2021 về Phương án phòng, chống, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 4Công văn 2250/UBND-KT triển khai công tác sẵn sàng ứng phó với lũ lớn, đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai ngã đổ cây xanh, giàn giáo, quảng cáo, lưới điện trong mùa mưa, lũ năm 2021 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 5Công văn 3301/UBND-KT năm 2021 triển khai công tác chủ động ứng phó thiên tai, bão lớn, mưa, dông, lũ, triều cường ngập úng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3852/UBND-KT | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 11 năm 2021 |
Kính gửi: | - Các Sở, ban, ngành, đơn vị Thành phố; |
Theo đề nghị của Bộ Y tế tại Công văn số 8646/BYT-MT ngày 13 tháng 10 năm 2021 về việc hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 trong tình huống thiên tai, bão lũ; đề xuất của Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tại Công văn số 128/PCTT ngày 15 tháng 11 năm 2021 và ý kiến của Sở Y tế tại Công văn số 8414/SYT-NVY ngày 11 tháng 11 năm 2021;
Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo như sau:
1. Yêu cầu các Sở, ban, ngành, đơn vị Thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện quán triệt và nghiêm túc triển khai thực hiện hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công văn số 8646/BYT-MT ngày 13 tháng 10 năm 2021; trong đó, tập trung một số nội dung trọng tâm như sau:
a) Thường xuyên kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành phù hợp với quy định tại Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều; trong đó, có đại diện của cơ quan y tế để hỗ trợ thực hiện các hoạt động phòng, chống dịch bệnh.
b) Thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết, thiên tai và diễn biến dịch bệnh Covid-19 qua các phương tiện thông tin đại chúng, trang web của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ và Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố, trang tin điện tử của Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai, Bộ Y tế... để thông báo, hướng dẫn kịp thời cho các phòng, ban, đơn vị trực thuộc, các cấp chính quyền và Nhân dân chủ động phòng tránh, ứng phó.
c) Tổ chức xét nghiệm và ưu tiên tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho thành viên của các lực lượng tham gia phòng, chống thiên tai.
d) Trong tình huống xảy ra thiên tai, bão lũ, các đơn vị, địa phương triển khai ngay kế hoạch, phương án, kịch bản đã được xây dựng để điều hành, chỉ đạo và ra quyết định tại chỗ kịp thời ứng phó diễn biến tình hình bão lũ, thiên tai trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 theo hướng dẫn tại mục 2 phần II Hướng dẫn kèm theo Công văn số 8646/BYT-MT ngày 13 tháng 10 năm 2021 của Bộ Y tế. Đảm bảo thực hiện phương châm “bốn tại chỗ” với công tác chỉ đạo, phương tiện, nhân lực, hậu cần được hoạt động một cách linh hoạt phù hợp với từng diễn biến thực tiễn.
đ) Sau khi xảy ra thiên tai, các đơn vị, địa phương cần tổ chức rà soát tình hình sức khỏe người dân, lực lượng tham gia phòng, chống thiên tai, sắp xếp và bố trí phương tiện vận chuyển, hỗ trợ người dân rời điểm tránh trú về nhà hoặc khu vực được quản lý, thực hiện vệ sinh môi trường đảm bảo an toàn phòng, chống dịch theo hướng dẫn tại mục 3 phần II Hướng dẫn kèm theo Công văn số 8646/BYT-MT ngày 13 tháng 10 năm 2021 của Bộ Y tế. Tổ chức tổng kết kết quả công tác bảo đảm phòng chống dịch, phòng chống thiên tai; đánh giá, rút kinh nghiệm để báo cáo cũng như có kế hoạch chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện, sẵn sàng ứng phó với các trường hợp trong những tình huống thiên tiếp theo có thể xảy ra.
2. Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện
a) Phối hợp Sở Y tế xây dựng, kiện toàn bổ sung kế hoạch, phương án đảm bảo an toàn cho các cơ sở y tế, bệnh viện dã chiến, khu cách ly/trung tâm quản lý cách ly người nhiễm SARS-CoV-2, điều trị bệnh nhân Covid-19 trong tình huống xảy ra thiên tai, bão lũ phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; xây dựng các kịch bản và phương án xử lý trong tình huống xuất hiện người nhiễm hoặc nghi nhiễm SARS-CoV-2 tại các điểm tránh trú an toàn; tình huống quản lý, thu dung, chăm sóc, điều trị người bệnh Covid-19 hoặc các đối tượng thuộc diện đang cách ly trong quá trình di chuyển và ở các điểm tránh trú...
b) Thành lập các tổ điều trị cơ động để thực hiện ứng cứu khẩn cấp cho bệnh nhân Covid-19 hoặc cấp cứu các bệnh khác tại khu vực bị chia cắt bởi bão, lũ và điểm tránh trú an toàn.
c) Tổ chức tuyên truyền phổ biến, cập nhật kiến thức, kỹ năng về phòng, chống dịch Covid-19 cho các lực lượng tham gia phòng, chống dịch. Hướng dẫn sử dụng các vật tư, phương tiện, trang thiết bị, phòng hộ cá nhân... cần thiết để đảm bảo an toàn khi thực hiện nhiệm vụ; tổ chức tập huấn, hướng dẫn giám sát, cách ly, xử lý khi có trường hợp nghi nhiễm hoặc nhiễm SARS-CoV-2; quản lý, thu dung, chăm sóc, điều trị bệnh nhân trong quá trình di chuyển và ở các điểm tránh trú theo đúng quy định phòng, chống dịch. Tổ chức diễn tập nâng cao năng lực ứng phó, xử lý tình huống có bệnh nhân Covid-19 tại các điểm tránh trú. Bảo đảm an toàn khi xảy ra thiên tai, bão lũ và các tình huống khẩn cấp khác.
d) Tuyên truyền, hướng dẫn cho cộng đồng về các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 khi xảy ra bão lũ, thiên tai, đặc biệt là các biện pháp phòng, chống dịch khi di chuyển và lưu trú tại các điểm tránh trú an toàn khi xảy ra thiên tai, bão lũ.
đ) Xây dựng kế hoạch, đảm bảo đáp ứng đủ nhân lực, phương tiện, vật tư y tế, sinh phẩm, dự trữ đủ thuốc, hóa chất và các trang thiết bị cần thiết cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, trong đó có việc xử lý nước sạch, vệ sinh môi trường và quản lý chất thải y tế trong tình huống xảy ra thiên tai, bão lũ. Đảm bảo thông tin liên lạc và trang thiết bị phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống dịch Covid-19 trong thiên tai, bão lũ.
e) Căn cứ vào tình hình dịch bệnh, số lượng dân cư và đặc điểm địa lý, hành chính trên địa bàn có nguy cơ ảnh hưởng bởi bão lũ, thiên tai để xác định quy mô điểm tránh trú và số lượng điểm tránh trú trên địa bàn, đảm bảo di chuyển thuận lợi, an toàn cho người dân. Tổ chức khảo sát lựa chọn địa điểm và thiết lập khu tránh trú dự phòng tại các khu vực dân cư có nguy cơ xảy ra thiên tai. Chủ động bố trí, chuẩn bị trước các phương tiện vận chuyển để huy động kịp thời hỗ trợ cho người dân đến các điểm tránh trú an toàn khi có thiên tai, bão lũ xảy ra.
3. Giao Sở Y tế chủ trì, hướng dẫn Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình huống thiên tai, bão lũ theo hướng dẫn của Bộ Y tế kèm theo Công văn số 8646/BYT-MT ngày 13 tháng 10 năm 2021.
4. Yêu cầu các sở, ngành, đơn vị Thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố tại Quyết định số 3843/QĐ-UBND ngày 10 tháng 11 năm 2021 về ban hành Phương án phòng, chống, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn Thành phố; Công văn số 3298/UBND-KT ngày 28 tháng 8 năm 2020 về việc tăng cường rà soát, chủ động phương án sẵn sàng ứng phó với thiên tai trong điều kiện dịch bệnh; Công văn số 2250/UBND-KT ngày 06 tháng 7 năm 2021 về triển khai công tác sẵn sàng ứng phó với lũ lớn, đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai, ngã đổ cây xanh, giàn giáo, quảng cáo, lưới điện trong mùa mưa, lũ năm 2021; Công văn số 2592/UBND-KT ngày 04 tháng 8 năm 2021 về an toàn công trình thủy lợi, công trình phòng, chống thiên tai trước mùa mưa, lũ năm 2021 và Công văn số 3301/UBND-KT ngày 07 tháng 10 năm 2021 về triển khai công tác chủ động ứng phó thiên tai, bão lớn, mưa, dông, lũ, triều cường ngập úng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19./.
(Đính kèm: Công văn số 8646/BYT-MT ngày 13 tháng 10 năm 2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 trong tình huống thiên tai, bão lũ).
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 142/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 38/NQ-CP về Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 2Kế hoạch 2478/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 38/NQ-CP về Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 giai đoạn 2022-2023 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 3Kế hoạch 207/KH-UBND năm 2022 về triển khai Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh năm 2022-2023 theo Nghị quyết 38/NQ-CP
- 4Công văn 6095/SXD-QLCLXD thực hiện các giải pháp nhằm chủ động trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh do Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 5Công văn 2203/UBND-ĐT triển khai biện pháp phòng, chống thiên tai đảm bảo an toàn cho người, nhà ở và công trình xây dựng mùa mưa bão năm 2023 do Thành phố Hà Nội ban hành
- 1Nghị định 66/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi
- 2Công văn 8646/BYT-MT năm 2021 hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 trong tình huống thiên tai, bão lũ do Bộ Y tế ban hành
- 3Quyết định 3843/QĐ-UBND năm 2021 về Phương án phòng, chống, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 4Kế hoạch 142/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 38/NQ-CP về Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 5Kế hoạch 2478/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 38/NQ-CP về Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 giai đoạn 2022-2023 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 6Kế hoạch 207/KH-UBND năm 2022 về triển khai Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh năm 2022-2023 theo Nghị quyết 38/NQ-CP
- 7Công văn 2250/UBND-KT triển khai công tác sẵn sàng ứng phó với lũ lớn, đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai ngã đổ cây xanh, giàn giáo, quảng cáo, lưới điện trong mùa mưa, lũ năm 2021 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 8Công văn 3301/UBND-KT năm 2021 triển khai công tác chủ động ứng phó thiên tai, bão lớn, mưa, dông, lũ, triều cường ngập úng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 9Công văn 6095/SXD-QLCLXD thực hiện các giải pháp nhằm chủ động trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh do Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 10Công văn 2203/UBND-ĐT triển khai biện pháp phòng, chống thiên tai đảm bảo an toàn cho người, nhà ở và công trình xây dựng mùa mưa bão năm 2023 do Thành phố Hà Nội ban hành
Công văn 3852/UBND-KT năm 2021 triển khai biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình huống thiên tai, bão lũ do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 3852/UBND-KT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 19/11/2021
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Võ Văn Hoan
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 19/11/2021
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực