BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3755/BVHTTDL-DSVH | Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2024 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương
Thực hiện Công ước về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể 2003 của UNESCO, các quốc gia thành viên phải gửi Báo cáo quốc gia tới UNESCO về tình hình thực hiện Công ước và bảo vệ các di sản đã được UNESCO ghi danh. Theo định kỳ (6 năm/lần đối với di sản trong Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại - sau đây gọi tắt là Danh sách đại diện). Vì vậy, Việt Nam phải gửi Báo cáo định kỳ quốc gia năm 2025 về các di sản văn hóa phi vật thể trong Danh sách đại diện tới UNESCO trước 15 tháng 12 năm 2024 đối với các di sản sau:
1. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên (Các tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông);
2. Nhã nhạc, Âm nhạc cung đình Việt Nam (Tỉnh Thừa Thiên Huế);
3. Dân ca Quan họ Bắc Ninh (Các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang);
4. Hội Gióng ở Đền Phù Đổng và Đền Sóc (Thành phố Hà Nội);
5. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ (Tỉnh Phú Thọ);
6. Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ (Các tỉnh/thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Ninh Thuận, Sóc Trăng, Tây Ninh, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long);
7. Dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh (Các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh);
8. Nghi lễ và trò chơi Kéo co (Các tỉnh/thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Lào Cai);
9. Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt (Các tỉnh/thành phố: Nam Định, Hà Nội, Thanh Hóa, Lạng Sơn, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Lào Cai, Hòa Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, thành phố Hồ Chí Minh, Ninh Bình);
10. Hát Xoan Phú Thọ (Tỉnh Phú Thọ);
11. Nghệ thuật Bài chòi Trung bộ Việt Nam (Các tỉnh/thành phố: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Đà Nẵng);
12. Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam (Các tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Giang, Lào Cai);
13. Nghệ thuật Xòe Thái (Các tỉnh: Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên).
Để chuẩn bị cho việc xây dựng Báo cáo định kỳ quốc gia, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trân trọng đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu và cộng đồng chủ thể nắm giữ di sản xây dựng Báo cáo về tình hình bảo vệ các di sản nêu trên (từ năm 2018 đến năm 2024) theo nội dung Đề cương kèm theo.
Báo cáo của các tỉnh/thành phố gửi về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước ngày 30 tháng 9 năm 2024 (qua Cục Di sản văn hóa) để Bộ tổng hợp xây dựng báo cáo UNESCO đúng thời gian quy định./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
ĐỀ CƯƠNG NỘI DUNG CUNG CẤP THÔNG TIN XÂY DỰNG BÁO CÁO ĐỊNH KỲ VỀ TÌNH TRẠNG CÁC DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ĐƯỢC GHI DANH VÀO DANH SÁCH ĐẠI DIỆN CỦA UNESCO
(Thời gian báo cáo: 6 năm, từ năm 2018-2024)
(Kèm theo Công văn số /BVHTTDL-DSVH ngày tháng 8 năm 2024)
Trường hợp địa phương có nhiều di sản được UNESCO ghi danh, đề nghị có báo cáo riêng cho từng di sản.
1. Nêu sự thay đổi về chức năng xã hội và văn hóa của di sản so với thời điểm được ghi danh; ý nghĩa của di sản hiện nay đối với cộng đồng nói chung và với cộng đồng chủ thể di sản nói riêng
(Ví dụ: Hát giao duyên trước đây để bày tỏ tình cảm nam nữ, ngày nay, hầu hết để hát trong các sự kiện văn hóa cộng đồng như các tiết mục văn nghệ).
2. Nêu sự thay đổi so với khi được ghi danh, về các đặc điểm của người nắm giữ và thực hành di sản, trong đó, trình bày rõ vai trò cụ thể của những người có trách nhiệm đặc biệt với di sản so với những người khác trong cộng đồng chủ thể di sản.
(Ví dụ: Trước đây, lễ hội chỉ có tế nam quan, hiện nay, nhiều lễ hội đã có các đội tế nữ quan nhưng thường vào tế sau đội tế nam quan)
3. Mô tả chi tiết, cụ thể về:
- Sức sống hiện nay của di sản so với thời gian trước, ví dụ: số lượng câu lạc bộ và người thực hành, người theo học;
- Tình trạng thực hành di sản (trong cộng đồng di sản, tham gia các liên hoan, hội thi..., tần suất thực hành, mức độ thực hành...);
- Tình trạng truyền dạy và thế hệ kế cận;
- Tình trạng sức sống của di sản trong đời sống đương đại;
- Các biện pháp bảo vệ, đề án, dự án bảo vệ, khôi phục các yếu tố truyền thống;
- Các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, đầu tư kinh phí bảo vệ và phát huy giá trị di sản từ địa phương.
- Xác định và mô tả các nguy cơ, nếu có, đến sự thực hành và truyền dạy cho thế hệ tiếp nối di sản.
4. Về thực hiện các biện pháp bảo vệ
- Mô tả các biện pháp đã thực hiện để quảng bá và củng cố di sản, đặc biệt trình bày chi tiết những biện pháp bảo vệ được thực hiện nhờ có sự ghi danh di sản vào Danh sách.
- Mô tả sự tham gia của các cộng đồng chủ thể, người thực hành, nghệ nhân cũng như các cơ quan liên quan và các tổ chức phi chính phủ trong việc bảo vệ di sản và mô tả những cam kết tiếp tục bảo vệ di sản của họ.
5. Cung cấp thông tin về các cơ quan, tổ chức liên quan đến di sản
5.1. (các) cơ quan có thẩm quyền đã tham gia vào việc quản lý và/hoặc bảo vệ di sản;
5.2. (các) tổ chức của cộng đồng hoặc nhóm người liên quan đến di sản và bảo vệ di sản.
6. Miêu tả các biện pháp mà chính quyền địa phương có di sản đã thực hiện, để đảm bảo sự tham gia rộng rãi nhất của các cộng đồng chủ thể, người thực hành, nghệ nhân, các cơ quan liên quan cũng như các tổ chức phi chính phủ trong quá trình chuẩn bị Báo cáo này./.
- 1Quyết định 974/QÐ-BVHTTDL năm 2023 về Kế hoạch "Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng Nghị định quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vận thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia" do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 2Công văn 715/VPCP-QHQT năm 2024 ủng hộ Hồ sơ đề cử Vườn quốc gia Hin Nam Nô (Lào) là Di sản Thế giới liên biên giới với Di sản Thiên nhiên Thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Việt Nam) trình UNESCO công nhận là Di sản thế giới do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 39/2024/NĐ-CP quy định về biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Công văn 3755/BVHTTDL-DSVH năm 2024 xây dựng Báo cáo định kỳ quốc gia đối với di sản trong Danh sách Đại diện của UNESCO do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- Số hiệu: 3755/BVHTTDL-DSVH
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 30/08/2024
- Nơi ban hành: Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch
- Người ký: Hoàng Đạo Cương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 30/08/2024
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết