Hệ thống pháp luật

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 356/LĐTBXH-BĐG
V/v báo cáo kết quả thực hiện các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới năm 2022

Hà Nội, ngày 13 tháng 02 năm 2023

 

Kính gửi:

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Thực hiện Điều 25 Luật Bình đẳng giới và chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại Công văn số 799/VPCP-KGVX ngày 10/02/2023 của Văn phòng Chính phủ về việc chuẩn bị báo cáo kết quả thực hiện các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới năm 2022 theo đề nghị của Ủy ban Xã hội của Quốc hội (Công văn số 1433/UBXH15 ngày 06/02/2023), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng Báo cáo kết quả thực hiện các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới năm 2022 được ban hành theo Nghị quyết số 28/NQ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ.

Báo cáo gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Vụ Bình đẳng giới và gửi bản mềm qua địa chỉ: vubdg@molisa.gov.vn) trước ngày 22/02/2023 để tổng hợp, trình Chính phủ (Đề cương báo cáo gửi kèm theo).

Thông tin chi tiết đề nghị liên hệ: Đồng chí Nguyễn Việt Hải, Chuyên viên Vụ Bình đẳng giới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, điện thoại: 0983.084.703/ 024.3825.3875.

Trân trọng cảm ơn./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ (Vụ KGVX);
- Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Lưu: VT, BĐG.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Hà

 

PHỤ LỤC 1.

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU CỦA CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI NĂM 2022
(Kèm theo Công văn số 356/LĐTBXH-BĐG ngày 13 tháng 02 năm 2023 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

(Dùng cho bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ)

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:    /…-…..

......., ngày    tháng    năm 2023

 

BÁO CÁO

Kết quả thực hiện các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới năm 2022

PHẦN I

TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI

1. Tình hình xây dựng, ban hành, thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới và thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch

a) Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới

Đề nghị thống kê các văn bản về bình đẳng giới được ban hành/trình ban hành theo thẩm quyền

STT

Tên văn bản

Cơ quan ban hành/Cấp ban hành

Ngày ban hành

Hình thức văn bản

Cơ quan chủ trì soạn thảo

 

 

 

 

 

 

….

 

b) Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới (LGG) trong xây dựng chính sách, pháp luật, các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới.

Thống kê các văn bản được ban hành/hoặc trình ban hành theo thẩm quyền.

STT

Tên văn bản được LGG

Nội dung LGG

Cơ quan ban hành

Ngày ban hành

Ngày có hiệu lực

Cơ quan chủ trì soạn thảo

 

 

 

 

 

 

 

 

c) Việc thực hiện các quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của bộ, ngành.

2. Công tác truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới

Đề nghị nêu rõ số lượng hoạt động, nội dung, đối tượng, số người tham gia.

- Kết quả thực hiện Chương trình truyền thông về Bình đẳng giới đến năm 2030 theo nhiệm vụ được phân công.

- Kết quả thực hiện Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2022.

(So sánh với kết quả của năm 2021)

3. Công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

Đề nghị nêu rõ hoạt động đã triển khai,, nội dung, đối tượng, kết quả thực hiện.

- Kết quả thực hiện Chương trình Phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025 theo nhiệm vụ được phân công.

(So sánh với kết quả của năm 2021)

4. Công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới

a) Số lượng cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm làm công tác bình đẳng giới (trong đó có phân tách giới tính nam và nữ)

b) Nâng cao năng lực thực hiện công tác bình đẳng giới:

Số các lớp tập huấn được tổ chức, nội dung tập huấn

Đối tượng tham gia

Số lượng người tham gia (có phân tách giới tính nam và nữ)

c) Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới

- Số lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra

- Nội dung thanh tra, kiểm tra (ví dụ như: thực hiện chính sách, pháp luật lao động đối với lao động nữ tại các doanh nghiệp, truyền thông, quảng cáo mang định kiến giới…)

- Số lượng các vụ việc bị xử phạt/ hình thức xử phạt/ mức xử phạt.

(So sánh với kết quả của năm 2021)

d) Công tác nghiên cứu, thống kê, công bố thông tin, số liệu

Nêu rõ số lượng các nghiên cứu, công bố thông tin, số liệu về bình đẳng giới đ) Kinh phí dành cho hoạt động bình đẳng giới

- Ngân sách thường xuyên và nguồn huy động khác

Năm

Kinh phí (triệu đồng)

Ghi chú

Ngân sách nhà nước

Huy động

2021

 

 

 

2022

 

 

 

2023

 

 

Dự kiến

- Ngân sách phân bổ cho việc thực hiện các nội dung về bình đẳng giới trong 03 Chương trình mục tiêu quốc gia gồm: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

e) Hoạt động hợp tác quốc tế về bình đẳng giới

Nêu rõ các hoạt động hợp tác quốc tế về bình đẳng giới hoặc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới đã được triển khai thực hiện.

g) Việc triển khai các hoạt động nhằm tăng cường chuyển đổi số trong việc thực hiện công tác bình đẳng giới, các giải pháp cụ thể để hỗ trợ chuyển đổi số đối với phụ nữ trong lĩnh vực lao động, việc làm, kinh doanh, y tế, giáo dục... Đặc biệt là ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

h) Việc ban hành và thực hiện các chính sách hỗ trợ việc làm, chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, trẻ em bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.

5. Đánh giá tình hình chung triển khai thực hiện pháp luật về bình đẳng giới năm 2022 (có so sánh với kết quả năm 2021).

PHẦN II

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU CỦA CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI NĂM 2022

1. Việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 28/NQ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ

2. Kết quả thực hiện 06 mục tiêu và 20 chỉ tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới năm 2022

Đối với từng mục tiêu, các bộ, ngành cần nêu được các nội dung sau:

- Các hoạt động triển khai thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu.

- Kết quả thực hiện các chỉ tiêu của mục tiêu trong phạm vi các bộ, ngành và trên phạm vi toàn quốc theo phân công.

- So sánh với kết quả thực hiện năm 2021 và ước tính kết quả thực hiện đến năm 2025.

- Khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện.

Riêng đối với các Bộ, ngành được phân công trách nhiệm cụ thể trong Nghị quyết số 28/NQ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ gồm: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công an cần rà soát các nội dung được phân công để đánh giá và nêu kết quả cụ thể, đồng thời cung cấp số liệu theo phụ lục II (kèm theo).

3. Đánh giá việc thực hiện các giải pháp đã đề ra để khắc phục những tồn tại, hạn chế của năm 2021.

Nêu cụ thể các giải pháp đã đề ra và việc triển khai/ kế hoạch triển khai các giải pháp đó.

1. Kết quả đạt được.

PHẦN III

ĐÁNH GIÁ CHUNG

2. Khó khăn, vướng mắc.

3. Nguyên nhân.

PHẦN IV

ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

- Về việc thực hiện pháp luật về Bình đẳng giới trong thời gian tới.

- Về việc thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030.

- Các nội dung khác./.

 


Nơi nhận:
- ...............;
- ................;
- Lưu: VT.

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Chữ ký, dấu)

 

PHỤ LỤC 2

CHỈ TIÊU THỐNG KÊ, BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỤC TIÊU CỦA CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI NĂM 2022 THUỘC TRÁCH NHIỆM CỦA BỘ NỘI VỤ
(Kèm theo Công văn số    /LĐTBXH-BĐG ngày     tháng 02 năm 2023 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

STT

Nội dung báo cáo

Số liệu

Số liệu đầu kỳ thực hiện Chiến lược

Kết quả thực hiện năm 2021

Kết quả thực hiện năm 2022

1

Tỷ lệ các cơ quan quản lý nhà nước có lãnh đạo chủ chốt là nữ

 

 

 

2

Tỷ lệ chính quyền địa phương các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ

 

 

 

 

PHỤ LỤC 2

CHỈ TIÊU THỐNG KÊ, BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỤC TIÊU CỦA CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI NĂM 2022 THUỘC TRÁCH NHIỆM CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ (TỔNG CỤC THỐNG KÊ)
Kèm theo Công văn số 356/LĐTBXH-BĐG ngày 13 tháng 02 năm 2023 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

STT

Nội dung báo cáo

Số liệu

Số liệu đầu kỳ thực hiện Chiến lược

Kết quả thực hiện năm 2021

Kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm 2022

1

Tỷ lệ lao động nữ làm công hưởng lương

 

 

 

2

Tỷ trọng lao động nữ làm việc trong khu vực nông nghiệp trong tổng số lao động nữ có việc làm

 

 

 

3

Tỷ lệ nữ giám đốc/chủ doanh nghiệp, hợp tác xã

 

 

 

4

Số giờ trung bình làm công việc nội trợ và chăm sóc trong gia đình không được trả công của phụ nữ

 

 

 

5

Tỷ lệ nữ thạc sĩ trong tổng số người có trình độ thạc sĩ

 

 

 

6

Tỷ lệ nữ tiến sĩ trong tổng số người có trình độ tiến sĩ

 

 

 

7

Tỷ lệ nữ học viên, học sinh, sinh viên được tuyển mới thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp

 

 

 

 

PHỤ LỤC 2.

CHỈ TIÊU THỐNG KÊ, BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỤC TIÊU CỦA CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI NĂM 2022 THUỘC TRÁCH NHIỆM CỦA BỘ Y TẾ
Kèm theo Công văn số 356/LĐTBXH-BĐG ngày 13 tháng 02 năm 2023 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

STT

Nội dung báo cáo

Số liệu

Số liệu đầu kỳ thực hiện Chiến lược

Kết quả thực hiện năm 2021

Kết quả thực hiện năm 2022

1

Tỷ số giới tính khi sinh

 

 

 

2

Tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản

 

 

 

3

Tỷ suất sinh ở vị thành niên

 

 

 

4

Tỷ lệ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ít nhất một cơ sở y tế cung cấp thí điểm dịch vụ chăm sóc sức khoẻ dành cho người đồng tính, song tính và chuyển giới

 

 

 

 

PHỤ LỤC 2.

CHỈ TIÊU THỐNG KÊ, BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỤC TIÊU CỦA CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI NĂM 2022 THUỘC TRÁCH NHIỆM CỦA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Kèm theo Công văn số 356/LĐTBXH-BĐG ngày 13 tháng 02 năm 2023 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

STT

Nội dung báo cáo

Số liệu

Số liệu đầu kỳ thực hiện Chiến lược

Kết quả thực hiện năm 2021

Kết quả thực hiện năm 2022

1

Tỷ lệ xã, phường, thị trấn mỗi quý có ít nhất 04 tin, bài về bình đẳng giới trên hệ thống thông tin cơ sở.

 

 

 

2

Tỷ lệ đài phát thanh và đài truyền hình ở Trung ương và địa phương có chuyên mục, chuyên đề nâng cao nhận thức về bình đẳng giới hàng tháng.

 

 

 

 

PHỤ LỤC 2.

CHỈ TIÊU THỐNG KÊ, BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỤC TIÊU CỦA CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI NĂM 2022 THUỘC TRÁCH NHIỆM CỦA BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Kèm theo Công văn số 356/LĐTBXH-BĐG ngày 13 tháng 02 năm 2023 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

STT

Nội dung báo cáo

Số liệu

Số liệu đầu kỳ thực hiện Chiến lược

Kết quả thực hiện năm 2021

Kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm 2022

1

Tỷ lệ người bị bạo lực gia đình được phát hiện được tiếp cận ít nhất một trong các dịch vụ hỗ trợ cơ bản

 

 

 

2

Tỷ lệ người gây bạo lực gia đình được phát hiện ở mức chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự được tư vấn, tham vấn.

 

 

 

 

PHỤ LỤC 2.

CHỈ TIÊU THỐNG KÊ, BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỤC TIÊU CỦA CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI NĂM 2022 THUỘC TRÁCH NHIỆM CỦA BỘ CÔNG AN
Kèm theo Công văn số 356/LĐTBXH-BĐG ngày 13 tháng 02 năm 2023 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

STT

Nội dung báo cáo

Số liệu

Số liệu đầu kỳ thực hiện Chiến lược

Kết quả thực hiện năm 2021

Kết quả thực hiện năm 2022

1

Số liệu về nạn nhân bị mua bán trở về được phát hiện, báo cáo (phân tổ theo giới tính)

 

 

 

2

Số liệu về các vụ bạo lực trên cơ sở giới (phân tổ theo giới tính) được phát hiện, can thiệp và xử lý

 

 

 

 

PHỤ LỤC 2.

CHỈ TIÊU THỐNG KÊ, BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỤC TIÊU CỦA CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI NĂM 2022 THUỘC TRÁCH NHIỆM CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
(Kèm theo Công văn số 356/LĐTBXH-BĐG ngày 13 tháng 02 năm 2023 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

STT

Nội dung báo cáo

Số liệu

Số liệu đầu kỳ thực hiện Chiến lược

Kết quả thực hiện năm 2021

Kết quả thực hiện đầu năm

2022

1

Kết quả thực hiện việc được đưa nội dung về giới, bình đẳng giới vào chương trình giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân và được giảng dạy chính thức ở các trường sư phạm.

 

 

 

2

Tỷ lệ trẻ em trai và trẻ em gái dân tộc thiểu số hoàn thành giáo dục tiểu học.

 

 

 

3

Tỷ lệ trẻ em trai và trẻ em gái dân tộc thiểu số hoàn thành cấp trung học cơ sở.

 

 

 

 

Phụ lục 1.

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU CỦA CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI NĂM 2022

(Kèm theo Công văn số 356/LĐTBXH-BĐG ngày 13 tháng 02 năm 2023 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

(Dùng cho các địa phương)

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:    /.....-......

............, ngày   tháng    năm 2023

 

BÁO CÁO

Kết quả thực hiện các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới năm 2022

PHẦN I

TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI

1. Tình hình xây dựng, ban hành, thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới và thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch

a) Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới

Đề nghị liệt kê các văn bản về bình đẳng giới được ban hành/trình ban hành theo thẩm quyền

STT

Tên văn bản

Cơ quan ban hành/Cấp ban hành

Ngày ban hành

Hình thức văn bản

Cơ quan chủ trì soạn thảo

….

 

b) Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới (LGG) trong xây dựng chính sách, pháp luật, các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới.

Đề nghị liệt kê các văn bản được ban hành/hoặc trình ban hành theo thẩm quyền

STT

Tên văn bản được LGG

Nội dung LGG

Cơ quan ban hành

Ngày ban hành

Ngày có hiệu lực

Cơ quan chủ trì soạn thảo

 

2. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới

Đề nghị nêu rõ số lượng hoạt động, nội dung, đối tượng, số người tham gia.

- Kết quả thực hiện Chương trình truyền thông về Bình đẳng giới đến năm 2030.

- Kết quả thực hiện Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2022.

(So sánh với kết quả của năm 2021)

3. Công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

Đề nghị nêu rõ hoạt động đã triển khai,, nội dung, đối tượng, kết quả thực hiện.

- Kết quả thực hiện Chương trình Phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025.

(So sánh với kết quả của năm 2021)

4. Công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới

a) Số lượng cán bộ chuyên trách làm công tác bình đẳng giới tại cấp tỉnh/huyện/xã:

- Số lượng cán bộ chuyên trách làm công tác bình đẳng giới tại cấp tỉnh/tổng số?

- Số lượng cán bộ chuyên trách làm công tác bình đẳng giới tại cấp huyện/tổng số?

- Số lượng cán bộ kiêm nhiệm làm công tác bình đẳng giới tại cấp xã/tổng số?

b) Nâng cao năng lực thực hiện công tác bình đẳng giới:

Số lượng các lớp tập huấn được tổ chức, nội dung tập huấn

Đối tượng tham gia

Số lượng người tham gia (có phân tách giới tính)

(So sánh với kết quả của năm 2021)

c) Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới

- Số lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra tại địa phương

- Nội dung thanh tra, kiểm tra (ví dụ như: thực hiện chính sách, pháp luật lao động đối với lao động nữ tại các doanh nghiệp, truyền thông, quảng cáo mang định kiến giới…)

- Số lượng các vụ việc bị xử phạt/ hình thức xử phạt/ mức xử phạt

(So sánh với kết quả của năm 2021)

d) Công tác nghiên cứu, thống kê, công bố thông tin, số liệu

Nêu rõ số lượng các nghiên cứu, công bố thông tin, số liệu về bình đẳng giới

đ) Kinh phí cho hoạt động bình đẳng giới

- Ngân sách thường xuyên và huy động từ các nguồn

Năm

Kinh phí (triệu đồng)

Ghi chú

Ngân sách nhà nước

Huy động

2021

 

 

 

2022

 

 

 

2023

 

 

(Dự kiến)

- Ngân sách phân bổ cho việc thực hiện các nội dung về bình đẳng giới trong 03 Chương trình mục tiêu quốc gia gồm: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

e) Hoạt động hợp tác quốc tế về bình đẳng giới

Nêu rõ các hoạt động hợp tác quốc tế về bình đẳng giới hoặc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới đã được triển khai thực hiện.

g) Việc triển khai các hoạt động nhằm tăng cường chuyển đổi số trong việc thực hiện công tác bình đẳng giới, các giải pháp cụ thể để hỗ trợ chuyển đổi số đối với phụ nữ trong lĩnh vực lao động, việc làm, kinh doanh, y tế, giáo dục... Đặc biệt là ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

h) Việc ban hành và thực hiện các chính sách hỗ trợ việc làm, chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, trẻ em bị ảnh hưởng bởi COVID-19.

5. Đánh giá tình hình chung triển khai thực hiện pháp luật về bình đẳng giới năm 2022 (có so sánh với kết quả năm 2021).

PHẦN II

TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI

1. Việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 28/NQ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ

2. Kết quả thực hiện 06 mục tiêu và 20 chỉ tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới năm 2022

Đối với từng mục tiêu các báo cáo cần nêu được các nội dung sau:

- Các hoạt động triển khai thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu.

- Kết quả thực hiện các chỉ tiêu của mục tiêu tại địa phương.

- So sánh với kết quả năm 2021 và ước tính kết quả thực hiện đến năm 2025.

- Khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện.

3. Đánh giá việc thực hiện các giải pháp đã đề ra để khắc phục những tồn tại, hạn chế của năm 2021

Nêu cụ thể các giải pháp đã đề ra và việc triển khai/ kế hoạch triển khai các giải pháp đó.

1. Kết quả đạt được.

PHẦN III

ĐÁNH GIÁ CHUNG

2. Khó khăn, vướng mắc.

3. Nguyên nhân.

PHẦN IV

ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

- Về việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong năm 2023 và thời gian tới.

- Về việc thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030.

- Các nội dung khác./.

 


Nơi nhận:
- ...............;
- ................;
- Lưu: VT.

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Chữ ký, dấu)

 

Phụ lục 2:

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU CỦA CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI NĂM 2022

(dùng cho các địa phương)

(Kèm theo Công văn số 356/LĐTBXH-BĐG ngày 13 tháng 02 năm 2023 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược quốc gia

Chỉ tiêu của địa phương đề ra

Số liệu đầu kỳ thực hiện Chiến lược (nếu có)

Kết quả năm 2021

Kết quả năm 2022

Mục tiêu 1: Trong lĩnh vực chính trị

 

 

 

 

- Chỉ tiêu 1: Đến năm 2025 đạt 60% và đến năm 2030 đạt 75% các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ.

 

 

 

 

Mục tiêu 2: Trong lĩnh vực kinh tế, lao động

 

 

 

 

Chỉ tiêu 1: Tăng tỷ lệ lao động nữ làm công hưởng lương lên đạt 50% vào năm 2025 và khoảng 60% vào năm 2030.

 

 

 

 

Chỉ tiêu 2: Giảm tỷ trọng lao động nữ làm việc trong khu vực nông nghiệp trong tổng số lao động nữ có việc làm xuống dưới 30% vào năm 2025 và dưới 25% vào năm 2030.

 

 

 

 

Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ nữ giám đốc/chủ doanh nghiệp, hợp tác xã đạt ít nhất 27% vào năm 2025 và 30% vào năm 2030.

 

 

 

 

Mục tiêu 3: Trong đời sống gia đình và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

 

 

 

 

Chỉ tiêu 1: Giảm số giờ trung bình làm công việc nội trợ và chăm sóc trong gia đình không được trả công của phụ nữ còn 1,7 lần vào năm 2025 và 1,4 lần vào năm 2030 so với nam giới.

 

 

 

 

Chỉ tiêu 2: Đến năm 2025 đạt 80% và đến 2030 đạt 90% người bị bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện được tiếp cận ít nhất một trong các dịch vụ hỗ trợ cơ bản; đến năm 2025 đạt 50% và đến năm 2030 đạt 70% người gây bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện ở mức chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự được tư vấn, tham vấn.

 

 

 

 

Chỉ tiêu 3: Từ năm 2025 trở đi, 100% số nạn nhân bị mua bán trở về được phát hiện có nhu cầu hỗ trợ được hưởng các dịch vụ hỗ trợ và tái hòa nhập cộng đồng.

 

 

 

 

Chỉ tiêu 4: Đến năm 2025 có 70% và năm 2030 có 100% cơ sở trợ giúp xã hội công lập triển khai các hoạt động trợ giúp, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

 

 

 

 

Mục tiêu 4: Trong lĩnh vực y tế

 

 

 

 

Chỉ tiêu 1: Tỷ số giới tính khi sinh ở mức 111 bé trai/100 bé gái sinh ra sống vào năm 2025 và 109 bé trai/100 bé gái sinh ra sống vào năm 2030.

 

 

 

 

Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản giảm còn 42/100.000 trẻ sinh sống vào năm 2025 và xuống dưới 42/100.000 vào năm 2030.

 

 

 

 

Chỉ tiêu 3: Tỷ suất sinh ở vị thành niên giảm từ 23 ca sinh/1.000 phụ nữ xuống 18/1.000 vào năm 2025 và dưới 18/1.000 vào năm 2030.

 

 

 

 

Chỉ tiêu 4: Tỷ lệ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ít nhất một cơ sở y tế cung cấp thí điểm dịch vụ chăm sóc sức khỏe dành cho người đồng tính, song tính và chuyển giới đạt 40% vào năm 2025 và 70% vào năm 2030.

 

 

 

 

Mục tiêu 5: Trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo

 

 

 

 

Chỉ tiêu 1: Nội dung về giới, bình đẳng giới được đưa vào chương trình giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân và được giảng dạy chính thức ở các trường sư phạm từ năm 2025 trở đi.

 

 

 

 

Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ trẻ em trai và trẻ em gái dân tộc thiểu số hoàn thành giáo dục tiểu học đạt trên 90% vào năm 2025 và khoảng 99% vào năm 2030; tỷ lệ hoàn thành cấp trung học cơ sở đạt khoảng 85% vào năm 2025 và 90% vào năm 2030.

 

 

 

 

Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ nữ học viên, học sinh, sinh viên được tuyển mới thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp đạt trên 30% vào năm 2025 và 40% vào năm 2030.

 

 

 

 

Chỉ tiêu 4: Tỷ lệ nữ thạc sĩ trong tổng số người có trình độ thạc sĩ đạt không dưới 50% từ năm 2025 trở đi. Tỷ lệ nữ tiến sĩ trong tổng số người có trình độ tiến sĩ đạt 30% vào năm 2025 và 35% vào năm 2030.

 

 

 

 

Mục tiêu 6: Trong lĩnh vực thông tin, truyền thông

 

 

 

 

Chỉ tiêu 1: Phấn đấu đạt 60% vào năm 2025 và 80% vào năm 2030 dân số được tiếp cận kiến thức cơ bản về bình đẳng giới.

 

 

 

 

Chỉ tiêu 2: Từ năm 2025 trở đi 100% tổ chức Đảng, chính quyền, cơ quan hành chính, ban, ngành, đoàn thể các cấp được phổ biến, cập nhật thông tin về bình đẳng giới và cam kết thực hiện bình đẳng giới.

 

 

 

 

Chỉ tiêu 3. Từ năm 2025 trở đi 100% xã, phường, thị trấn mỗi quý có ít nhất 04 tin, bài về bình đẳng giới trên hệ thống thông tin cơ sở.

 

 

 

 

Chỉ tiêu 4: Duy trì đạt 100% đài phát thanh và đài truyền hình ở Trung ương và địa phương có chuyên mục, chuyên đề nâng cao nhận thức về bình đẳng giới hàng tháng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 356/LĐTBXH-BDG năm 2023 báo cáo kết quả thực hiện các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới năm 2022 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

  • Số hiệu: 356/LĐTBXH-BDG
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 13/02/2023
  • Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
  • Người ký: Nguyễn Thị Hà
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản