VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3544/VKSTC-V14 | Hà Nội, ngày 07 tháng 8 năm 2019 |
Kính gửi: VKSND tỉnh Sơn La
Phúc đáp Công văn số 252/VKS-P7 ngày 24/06/2019 của VKSND tỉnh Sơn La về một số khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật hình sự, Vụ 14 có ý kiến như sau:
1. Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội” quy định tại điểm o khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015 có áp dụng đối với trường hợp người xúi giục cũng là người dưới 18 tuổi không?
Điều 90 BLHS năm 2015 quy định: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chương XII; theo quy định khác của Phần thứ nhất của BLHS năm 2015 mà không trái với quy định của Chương này”. Phần thứ nhất và Chương XII của BLHS năm 2015 không có quy định loại trừ việc áp dụng tình tiết tăng nặng “Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội” đối với người dưới 18 tuổi. Do vậy, nếu người dưới 18 tuổi có hành vi xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội thì vẫn có thể bị xem xét áp dụng tình tiết tăng nặng “Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội”.
2. Về việc áp dụng tình tiết định khung “Sử dụng người dưới 16 tuổi phạm tội” quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 249 BLHS năm 2015 và tình tiết “Đối với 02 người trở lên” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 251 BLHS năm 2015
- Khi áp dụng tình tiết định khung “Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội” quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 249 BLHS năm 2015, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng không phụ thuộc vào việc bị can, bị cáo có nhận thức được việc sử dụng người khác vào việc phạm tội là người dưới 16 tuổi hay không. Việc phụ thuộc vào nhận thức của bị can, bị cáo chỉ là bắt buộc khi được quy định rõ trong cấu thành của tội phạm. Quy định này thể hiện chính sách xử lý nghiêm khắc đối với người có hành vi xâm hại tới đối tượng là người dưới 16 tuổi.
- Tình tiết định khung “Đối với 02 người trở lên” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 251 BLHS năm 2015 cần được hiểu là trong 01 lần thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội đối với 02 người trở lên (có thể 02 hay nhiều người cùng mua ma túy một lúc hay mỗi người có giao dịch trước nhưng việc giao nhận ma túy tiến hành cùng một thời gian, cùng thời điểm hoặc 02 hay nhiều người cùng góp tiền và trực tiếp đến mua ma túy).
3. Trường hợp bắt quả tang, thu giữ chất ma túy tương ứng khoản 1 Điều 251 BLHS năm 2015. Người phạm tội khai nhận: số ma túy đó để sử dụng và để bán kiếm lời. Quá trình điều tra, ngoài ra người phạm tội đã 01 lần bán trót lọt ma túy cho người khác.
Điểm e, Mục II.3.3 Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 về hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của BLHS năm 1999 quy định: “Mua bán trái phép chất ma túy” là một trong các hành vi sau đây: ...e) Tàng trữ chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác”.
Như vậy, áp dụng tinh thần của Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP nêu trên thì trường hợp bắt quả tang 01 người đang tàng trữ trái phép chất ma túy và làm rõ được mục đích của người này là để nhằm bán cho người khác thì có thể xem xét xử lý về hành vi mua bán trái phép chất ma túy. Nếu qua quá trình điều tra xác định người này đã từng bán ma túy cho người khác (đủ yếu tố cấu thành tội phạm) thì có thể xem xét xử lý về tội mua bán trái phép chất ma túy với tình tiết định khung tăng nặng là “phạm tội 02 lần trở lên”. Tuy nhiên, việc xử lý đối với hành vi xảy ra sau ngày 01/01/2018 thì không được viện dẫn Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP .
Trên đây là ý kiến trao đổi của Vụ 14 về một số khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật hình sự; kính gửi VKSND tỉnh Sơn La để tham khảo./.
| TL. VIỆN TRƯỞNG |
- 1Nghị quyết 05/2017/NQ-HĐTP về biểu mẫu trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Bộ luật Tố tụng hình sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 2Quyết định 958/QĐ-BTP năm 2018 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp luật hình sự - hành chính do Bộ Tư pháp ban hành
- 3Quyết định 1052/QĐ-BTP năm 2018 về Kế hoạch tổ chức Lớp Bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu về pháp luật hình sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 4Công văn 3269/VKSTC-V14 năm 2020 về áp dụng pháp luật hình sự về tội đánh bạc do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 5Công văn 3050/VKSTC-V14 năm 2020 hướng dẫn, giải đáp vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật hình sự do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 1Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP hướng dẫn áp dụng Chương XVIII "Các tội phạm về ma túy" của Bộ luật hình sự năm 1999 do Bộ Công an - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao - Bộ Tư pháp ban hành
- 2Bộ luật hình sự 2015
- 3Nghị quyết 05/2017/NQ-HĐTP về biểu mẫu trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Bộ luật Tố tụng hình sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 4Quyết định 958/QĐ-BTP năm 2018 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp luật hình sự - hành chính do Bộ Tư pháp ban hành
- 5Quyết định 1052/QĐ-BTP năm 2018 về Kế hoạch tổ chức Lớp Bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu về pháp luật hình sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 6Công văn 3269/VKSTC-V14 năm 2020 về áp dụng pháp luật hình sự về tội đánh bạc do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 7Công văn 3050/VKSTC-V14 năm 2020 hướng dẫn, giải đáp vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật hình sự do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
Công văn 3544/VKSTC-V14 năm 2019 về trả lời thỉnh thị vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật hình sự do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- Số hiệu: 3544/VKSTC-V14
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 07/08/2019
- Nơi ban hành: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Người ký: Hoàng Thị Quỳnh Chi
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 07/08/2019
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực