Hệ thống pháp luật

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3489/NHNN-TCCB
V/v Hướng dẫn thực hiện tổng kết 5 năm thực hiện Kế hoạch hành động về bình đẳng giới ngành Ngân hàng giai đoạn 2011-2015.

Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm 2015

 

Kính gửi:

- Vụ, Cục và đơn vị tương đương thuộc NHNN;
-
Văn phòng Đại diện NHNN tại TP. Hồ Chí Minh;
- Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố;
- Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng;
- Đơn vị sự nghiệp thuộc NHNN;
- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam;
- Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam;
- Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam;
- Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam;
- Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam;
- Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam;
- Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;
- Nhà máy In tiền Quốc gia;
- Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam.

Thực hiện Công văn số 199/LĐTBXH-BĐG ngày 16/01/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Công văn số 07/UBQG-VP ngày 04/2/2015 của Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam về việc hướng dẫn triển khai công tác bình đẳng giới năm 2015, trong đó, đề nghị các Bộ, ngành thực hiện đánh giá giữa kỳ thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 và tổng kết Kế hoạch hành động về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015; Trên cơ sở Quyết định số 2162/QĐ-NHNN ngày 30/9/2011 của Thống đốc NHNN phê duyệt Kế hoạch hành động về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015 ngành Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) hướng dẫn công tác tổng kết 5 năm thực hiện Kế hoạch hành động về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015 ngành Ngân hàng như sau:

I. Mục đích, yêu cầu:

1. Bám sát vào các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch hành động về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015 ngành Ngân hàng (sau đây gọi tắt là KHHĐ) để đánh giá đúng thực trạng, nêu rõ được kết quả, tồn tại, nguyên nhân của thành công, yếu kém và bài học kinh nghiệm trong thực hiện KHHĐ; tập trung tập hợp các số liệu, tình hình để đánh giá các mục tiêu, chỉ tiêu mà qua thực tế triển khai KHHĐ gặp những những khó khăn, thuận lợi như thế nào; đồng thời phản ánh, xem xét, phân tích thêm những vấn đề liên quan đến bình đẳng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ nảy sinh trong thời gian qua. Dự báo những thuận lợi, khó khăn, thách thức làm cơ sở xây dựng phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm của công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ phù hợp với đặc thù của từng đơn vị trong giai đoạn tới.

2. Các đơn vị phải gắn việc đánh giá tình hình thực hiện KHHĐ với thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Đơn vị cũng như chương trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương trong giai đoạn đó; việc xây dựng báo cáo tổng kết tình hình thực hiện KHHĐ cần bám sát vào kết quả hoạt động của từng đơn vị cơ sở.

II - Phương pháp tiến hành tổng kết:

1. Về Báo cáo tổng kết và tổ chức Hội nghị Tổng kết toàn ngành:

Theo định hướng chung, việc tổ chức Hội nghị tổng kết 05 năm thực hiện KHHĐ chỉ tổ chức ở cấp Bộ, ngành và do lãnh đạo ngành chủ trì Hội nghị. NHNN dự kiến tổ chức Hội nghị tổng kết vào cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9/2015 (kết hợp cùng Đại hội thi đua yêu nước ngành Ngân hàng lần thứ VII và Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Giỏi việc ngân hàng, đảm việc nhà” ngành Ngân hàng lần thứ IV được tổ chức tại Hà Nội).

Vì vậy, các Đơn vị không tổ chức Hội nghị tổng kết mà chỉ xây dựng Báo cáo tổng kết gửi về Thường trực Ban VSTBPNNH để tổng hợp và xây dựng báo cáo chung của Ngành Ngân hàng.

Báo cáo tổng kết (theo Đề cương hướng dẫn tại Phụ lục 01- đính kèm) gửi về Thường trực Ban VSTBPN ngành Ngân hàng (Vụ Tổ chức cán bộ - NHNN) trước ngày 15/6/2015 để tổng hợp dự thảo Báo cáo trình Ban Lãnh đạo NHNN.

2. Công tác khen thưởng:

Các hình thức khen thưởng thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước và của ngành Ngân hàng (Luật Thi đua khen thưởng, Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng, Thông tư số 02/2015/TT-NHNN ngày 07/01/2015 của Thống đốc NHNN Hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng Ngành Ngân hàng). Kết quả khen thưởng sẽ được công bố tại Hội nghị tổng kết 05 năm thực hiện KHHĐ.

Công tác khen thưởng đối với tổng kết 5 năm thực hiện KHHĐ 2011-2015 được thực hiện theo Hướng dẫn (Phụ lục 02 - đính kèm).

III - Triển khai thực hiện:

Căn cứ nội dung hướng dẫn trên, đề nghị các đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện thống kê số liệu và xây dựng báo cáo của đơn vị bảo đảm tiến độ và thời gian theo quy định.

Trong quá trình thực hiện, mọi thông tin chi tiết xin liên hệ về Thường trực Ban VSTBPN ngành Ngân hàng (điện thoại: 04.38269903) để phối hợp giải quyết.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- BCS Đảng NHNN (để b/c).
- Thành viên Ban VSTBPN ngành NH (để phối hợp);
- Lưu VP, TCCB4.

TL. THỐNG ĐỐC
VỤ TRƯỞNG VỤ TỔ CHỨC CÁN BỘ




Nguyễn Văn Thạnh

 

PHỤ LỤC 01

Đề cương

BÁO CÁO TỔNG KẾT

05 NĂM THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI NGÀNH NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2011 -2015

Phần Một - Đánh giá tình hình thực hiện chiến lược quốc gia (CLQG) và kế hoạch hành động về bình đẳng giới ngành ngân hàng giai đoạn 2011- 2015 (KHHĐ).

A - Tình hình kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến thực hiện CLQG, KHHĐ về bình đẳng giới ngành NH giai đoạn 2011-2015:

- Tình hình kinh tế - xã hội có ảnh hưởng, tác động đến thực hiện CLQG, KHHĐ tại Đơn vị;

- Nhận thức chung đối với việc thực hiện CLQG, KHHĐ.

B - Tình hình thực hiện CLQG và KHHĐ trong 05 năm:

I - Đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu Chiến lược quốc gia và Kế hoạch hành động đến năm 2015 tại đơn vị (theo từng mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể).

1. Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị (Báo cáo thống kê số liệu theo yêu cầu tại Biểu 01).

1.1. Các biện pháp, giải pháp tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo.

1.2. Kết quả thực hiện

- Chỉ tiêu 1: Có ít nhất 01 lãnh đạo là nữ trong Ban Lãnh đạo đơn vị;

- Chỉ tiêu 2: Phấn đấu 100% các cơ quan, đơn vị có tỷ lệ nữ từ 30% trở lên có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ. Ở chỉ tiêu này, đề nghị đơn vị báo cáo, đánh giá cụ thể về tỷ lệ nữ trong đơn vị, tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý, tỷ lệ nữ được quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2011-2016, giai đoạn 2016-2021.

- Chỉ tiêu 3: Phấn đấu có tỷ lệ nữ tham gia Cấp ủy từ 30% trở lên. Ở chỉ tiêu này, đề nghị đơn vị báo cáo, đánh giá về tỷ lệ nữ đảng viên; tỷ lệ nữ được kết nạp đảng hàng năm, tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy.

2. Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động

- Chỉ tiêu 1: Hằng năm, trong tổng số người được tạo việc làm mới, bảo đảm ít nhất 40% cho mỗi giới (nam và nữ). Ở chỉ tiêu này, đề nghị đơn vị báo cáo rõ:

+ Tổng số công chức, viên chức, người lao động mới được tuyển dụng hàng năm, trong đó, tỷ lệ nữ chiếm bao nhiêu (Báo cáo thống kê số liệu theo yêu cầu tại Biểu 01)

- Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ nữ ở vùng nông thôn nghèo, vùng dân tộc thiểu số có nhu cầu được vay vốn ưu đãi từ các chương trình việc làm, giảm nghèo và các nguồn tín dụng chính thức đạt 80% vào năm 2015.

Đề nghị các Tổ chức tín dụng có nguồn vốn ưu đãi từ các chương trình việc làm, giảm nghèo và các nguồn tín dụng chính thức, cho vay các vùng nông thôn nghèo, vùng dân tộc thiểu số báo cáo thống kê số liệu nội dung này theo Biểu 02 (Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam....); đồng thời, đánh giá các biện pháp, giải pháp đã triển khai thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay.

3. Bình đẳng giới trong đào tạo (Báo cáo thống kê số liệu theo Biểu 03)

- Chỉ tiêu 1: Nâng tỷ lệ nữ được cử đi đào tạo sau đại học lên 50% trong tổng số được đào tạo sau đại học. Đề nghị đơn vị báo cáo rõ số lượng được cử đi đào tạo sau đại học, tỷ lệ nữ;

- Chỉ tiêu 2. Phấn đấu đạt tỷ lệ nữ công chức, viên chức, người lao động được đào tạo nâng cao về nghiệp vụ, chính trị, hành chính, tin học và ngoại ngữ tối thiểu đạt 50% trong tổng số tham gia đào tạo, bồi dưỡng. Đề nghị đơn vị báo cáo rõ số lượng được cử đi đào tạo, tỷ lệ nữ.

4. Bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế (Báo cáo thống kê số liệu theo Biểu 04)

- Chỉ tiêu: 100% nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được khám sức khỏe định kỳ hàng năm. Đề nghị đơn vị báo cáo số lượng, tỷ lệ nữ được khám sức khỏe và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác (nếu có).

5. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới

- Chỉ tiêu 1: 100% thành viên các Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được xác định có nội dung liên quan đến bình đẳng giới được tập huấn, trang bị kiến thức về giới, phân tích và lồng ghép giới.

- Chỉ tiêu 2: 100% cán bộ, công chức, viên chức làm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ được tập huấn nghiệp vụ, huấn luyện về kỹ năng hoạt động ít nhất một lần.

- Chỉ tiêu 3: 100% lãnh đạo đơn vị được nâng cao nhận thức về bình đẳng giới.

Một số lưu ý trong quá trình thực hiện mục này:

- Trước khi đối chiếu, rà soát với các mục tiêu và chỉ tiêu đã đề ra, đề nghị Đơn vị hệ thống lại số liệu (Theo 04 mẫu biểu đính kèm - Biểu 01, 02, 03, 04) để đánh giá đúng số lượng, tỷ trọng các chỉ tiêu đã đề ra và xem xét về độ bền vững cũng như các vấn đề phản ánh về mặt chất lượng của các mục tiêu và chỉ tiêu đó; thông qua đó dự báo xu thế.

- Việc đánh giá các mục tiêu và chỉ tiêu đạt được đến năm 2015, cần được đối chiếu với nhiệm vụ chuyên môn của Đơn vị và cần so sánh với các chỉ tiêu chung.

- Đặc biệt, cần xem xét đến sự ảnh hưởng của tình hình kinh tế - xã hội và các tác động khác đến việc thực hiện các chỉ tiêu này.

II - Kiểm điểm tình hình thực hiện các giải pháp đã đề ra trong KHHĐ:

Trong quá trình này, cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Nêu rõ các giải pháp cụ thể đã được triển khai thực hiện; quá trình triển khai, kết quả hay đóng góp của các giải pháp đó trong quá trình thực hiện KHHĐ cũng như thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị và chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương...

- Có giải pháp nào mới được triển khai không...?

- Các giải pháp không được triển khai hoặc triển khai không hiệu quả, vì sao?

III - Đánh giá chung:

1. Những kết quả, mặt được và nguyên nhân;

2. Những tồn tại, yếu kém và nguyên nhân

3. Bài học kinh nghiệm;

4. Đề xuất, kiến nghị (nếu có).

Phần Hai: Phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ giai đoạn 2016-2020:

I. Dự báo những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ giai đoạn tới;

II. Phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm của công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ giai đoạn 2016-2020; Các giải pháp cần triển khai thực hiện.

Lưu ý:

- Để thuận lợi cho NHNN trong quá trình tổng hợp số liệu toàn Ngành, đề nghị các đơn vị:

- (1) NH NN&PTNT VN, NH TMCP Đầu tư và Phát triển VN, NH TMCP Công thương VN, NHTMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội VN, Ngân hàng Hợp tác xã VN, Bảo hiểm tiền gửi VN tổng hợp số liệu toàn hệ thống (Hội sở chính và các Chi nhánh, các đơn vị trực thuộc) và báo cáo số liệu theo các Biểu 01, 02, 03, 04 đính kèm;

- (2) Các NHNN Chi nhánh tỉnh, thành phố chỉ tổng hợp báo cáo số liệu tại Chi nhánh (mà không tổng hợp số liệu của các chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn).

 

Biểu 01

ĐƠN VỊ

BÁO CÁO CƠ CẤU CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, NLĐ

Đến 31/5/2015

Stt

Các chỉ tiêu

Tổng số

Trong đó: Số lượng nữ

Tỷ lệ nữ (%)

Ghi chú

I

TỔNG SỐ CB, CC, VC, NLĐ

 

 

 

 

1

Tổng số người được tuyển dụng trong kỳ (từ 2011-2015):

 

 

 

 

II

CƠ CẤU LÃNH ĐẠO

 

 

 

 

II.A

Các đơn vị thuộc NHNN

 

 

 

 

1

Vụ trưởng và tương đương

 

 

 

 

2

Phó Vụ trưởng và tương đương

 

 

 

 

5

Giám đốc Chi nhánh

 

 

 

 

6

Phó Giám đốc Chi nhánh

 

 

 

 

7

Trưởng phòng và tương đương

 

 

 

 

8

Phó Trưởng phòng và tương đương

 

 

 

 

II.B

Các TCTD, DN trực thuộc

 

 

 

 

1

Chủ tịch HĐQT/HĐTV

 

 

 

 

2

Ủy viên HĐQT/HĐTV

 

 

 

 

3

Tổng Giám đốc

 

 

 

 

4

Phó Tổng Giám đốc

 

 

 

 

5

Trưởng Ban/Phòng/Trung tâm (thuộc Hội sở chính)

 

 

 

 

6

Phó Trưởng Ban/Phòng/Trung tâm (thuộc Hội sở chính)

 

 

 

 

7

Giám đốc Chi nhánh

 

 

 

 

8

Phó Giám đốc Chi nhánh

 

 

 

 

9

Trưởng phòng Chi nhánh

 

 

 

 

10

Phó Trưởng phòng Chi nhánh

 

 

 

 

III

QUY HOẠCH CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ

 

 

 

 

III.A

Giai đoạn 2011-2016

 

 

 

 

1

Cấp Vụ và tương đương/Chức danh do BCS Đảng NHNN quản lý

 

 

 

 

2

Cấp Phòng và tương đương

 

 

 

 

III.B

Giai đoạn 2016-2021

 

 

 

 

1

Cấp Vụ và tương đương/Chức danh do BCS Đảng NHNN quản lý

 

 

 

 

2

Cấp Phòng và tương đương

 

 

 

 

IV

TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN

 

 

 

 

1

Giáo sư

 

 

 

 

2

Phó Giáo sư

 

 

 

 

3

Tiến sĩ

 

 

 

 

4

Thạc sĩ

 

 

 

 

5

Đại học

 

 

 

 

V

TỔNG SỐ ĐẢNG VIÊN

 

 

 

 

VI

TỔNG SỐ ĐẢNG VIÊN THAM GIA CẤP ỦY

 

 

 

 

1

Cấp Chi ủy

 

 

 

 

2

Cấp Đảng ủy trở lên.

 

 

 

 

VII

TỔNG SỐ ĐẢNG VIÊN KẾT NẠP TRONG KỲ (2011-2015)

 

 

 

 

VIII

CÁN BỘ LÀ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI, ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP

 

 

 

 

 


LẬP BIỂU

…., ngày     tháng    năm 2015
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

 

Biểu 02

ĐƠN VỊ

KẾT QUẢ CHO VAY ƯU ĐÃI TẠI CÁC VÙNG NÔNG THÔN NGHÈO, VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ

(Giai đoạn 2011-2015)

STT

Chỉ tiêu/Năm

Kết quả cho vay ưu đãi từ các chương trình việc làm, giảm nghèo và các nguồn tín dụng chính thức tại vùng nông thôn nghèo, vùng dân tộc thiểu số

Trong đó: cho vay các hộ gia đình do phụ nữ làm chủ hộ

Ghi chú

Tổng số hộ được vay vốn

Tổng dư nợ

Số hộ

Dư nợ

 

1

2011

 

 

 

 

 

2

2012

 

 

 

 

 

3

2013

 

 

 

 

 

4

2014

 

 

 

 

 

5

2015

 

 

 

 

 

 


LẬP BIỂU

…., ngày     tháng    năm 2015
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

 

Biểu 03

TÊN ĐƠN VỊ

KẾT QUẢ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC

(Từ 2011-5/2015)

Stt

Các chỉ tiêu

Tổng số

Trong đó: Số lượng nữ

Tỷ lệ nữ (%)

Ghi chú

I

Số người được cử đi đào tạo sau đại học

 

 

 

 

1

Đào tạo thạc sỹ

 

 

 

 

2

Đào tạo tiến sỹ

 

 

 

 

II

Số người được cử đi bồi dưỡng, tập huấn nâng cao nghiệp vụ, chính trị, hành chính, tin học, ngoại ngữ

 

 

 

 

1

Cao cấp lý luận chính trị

 

 

 

 

2

Quản lý Nhà nước ngạch Chuyên viên

 

 

 

 

3

Quản lý Nhà nước ngạch Chuyên viên chính

 

 

 

 

4

Quản lý Nhà nước ngạch Chuyên viên cao cấp

 

 

 

 

5

Đào tạo tiền công vụ (đào tạo cho cán bộ mới vào ngành)

 

 

 

 

6

Các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ

 

 

 

 

7

Tập huấn kiến thức về Giới, Bình đẳng giới, Lồng ghép Giới vào hoạch định chính sách

 

 

 

 

8

Ngoại ngữ

 

 

 

 

9

Tin học

 

 

 

 

 


LẬP BIỂU

…., ngày     tháng    năm 2015
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

 

Biểu 04

TÊN ĐƠN VỊ

BÁO CÁO TÌNH HÌNH KHÁM CHỮA BỆNH CHO CB, CC, VC, NLĐ

(Từ 2011 -5/2015)

Stt

Nội dung

2011

2012

2013

2014

2015

1

Tổng số cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ được khám sức khoẻ định kỳ hàng năm

 

 

 

 

 

 

Trong đó: Nữ

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ nữ /tổng số (%)

 

 

 

 

 

2

Khám các chuyên khoa

 

 

 

 

 

 

Trong đó: Nữ

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ nữ /tổng số (%)

 

 

 

 

 

3

Khám bệnh phụ khoa cho nữ CBCCVC (Siêu âm ổ bụng, tuyến vú và khám phụ khoa)

 

 

 

 

 

 


LẬP BIỂU

…., ngày     tháng    năm 2015
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

 

PHỤ LỤC 02

HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC KHEN THƯỞNG NHÂN DỊP TỔNG KẾT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI GIAI ĐOẠN 2011-2015 NGÀNH NGÂN HÀNG

Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 (ban hành kèm theo Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ) và Kế hoạch hành động về bình đẳng giới giai đoạn 2006-2010 ngành Ngân hàng (Ban hành kèm theo Quyết định số 2162/QĐ-NHNN ngày 30/9/2011 của Thống đốc đã được Ban Lãnh đạo NHNN, lãnh đạo các cấp của các đơn vị trong Ngành Ngân hàng đặc biệt quan tâm, Ban VSTBPN ngành NH và các Ban VSTBPN cơ sở tích cực triển khai thực hiện và đã đạt được những kết quả đáng kể, tạo điều kiện cho phụ nữ ngành Ngân hàng phát triển, tham gia đóng góp vào sự phát triển của ngành nói riêng và sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước nói chung.

Để ghi nhận những đóng góp của các tập thể, cá nhân trong việc thực hiện Chiến lược quốc gia và Kế hoạch hành động về bình đẳng giới ngành Ngân hàng, đồng thời động viên, khuyến khích các điển hình có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Chiến lược và Kế hoạch hành động, NHNN hướng dẫn công tác khen thưởng với nguyên tắc: việc khen thưởng phải đảm bảo chính xác, công bằng, kịp thời, theo đúng các quy định hiện hành về thi đua khen thưởng.

Việc xét tặng Bằng khen của Thống đốc cụ thể như sau:

I. Đối tượng được xét khen thưởng:

1. Tập thể:

- Ban VSTBPN ngành Ngân hàng;

- Tập thể Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ cơ sở thuộc Ban VSTBPN ngành Ngân hàng;

2. Cá nhân:

- Thành viên, Thư ký giúp việc Ban VSTBPN ngành NH; Thành viên, thư ký Ban VSTBPN cơ sở thuộc Ban VSTBPN ngành NH.

- Cán bộ, chuyên viên tham mưu tư vấn, đầu mối về giới của đơn vị.

II - Tiêu chuẩn xét khen thưởng:

II.1. Tập thể:

- Đạt ít nhất 90% các chỉ tiêu trong KHHĐ giai đoạn 2011-2015, trong đó, phải hoàn thành các chỉ tiêu về tỷ lệ nữ tham gia quản lý, lãnh đạo; về tỷ lệ nữ trong đào tạo; các chỉ tiêu về tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ.

- Thực hiện tốt các giải pháp:

+ Lồng ghép việc thực hiện KHHĐ vào chương trình, kế hoạch công tác của đơn vị;

+ Hàng năm, có báo cáo tổng kết thực hiện Kế hoạch hành động về bình đẳng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ của đơn vị mình và gửi báo cáo tổng kết đúng thời hạn, đạt yêu cầu về chất lượng.

+ Có chương trình cụ thể và đã triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Luật Bình đẳng giới và Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản liên quan.

II.2. Cá nhân:

- Đã tham gia các hoạt động bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ từ 3 năm trở lại đây; có nhiều đóng góp thiết thực trong xây dựng và thực hiện Kế hoạch hành động về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ của đơn vị, của Ngành; Tâm huyết với hoạt động bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ; Gương mẫu, nghiêm túc trong các hoạt động của Ban VSTBPN; chỉ đạo, tham mưu thực hiện tốt quy chế hoạt động của Ban.

- Có sáng kiến và tham mưu hiệu quả cho Ban Lãnh đạo đơn vị trong triển khai hoạt động bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ.

III - Quy trình xét khen thưởng:

- Trước khi bình xét, đề nghị khen thưởng, Trưởng Ban VSTBPN các đơn vị cần phổ biến, quán triệt văn bản hướng dẫn khen thưởng đến tất các các thành viên Ban và cá nhân, tập thể có liên quan.

- Đối chiếu với các tiêu chuẩn khen thưởng, các tập thể và cá nhân xây dựng báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng, có ý kiến xác nhận của Thủ trưởng trực tiếp quản lý và Trưởng Ban VSTBPN.

- Ban VSTBPN cơ sở có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ khen thưởng gửi Thường trực Ban VSTBPN ngành NH.

- Căn cứ hồ sơ đề nghị khen thưởng của các tập thể và cá nhân, Ban VSTBPN ngành NH sẽ xem xét, bình chọn các tập thể và cá nhân xứng đáng để đề nghị các hình thức khen thưởng phù hợp.

- Căn cứ kết quả xét, bình chọn, Thường trực Ban VSTBPN ngành NH hoàn tất hồ sơ chuyển Vụ Thi đua - Khen thưởng trình Thống đốc tặng Bằng khen theo quy định về khen thưởng theo chuyên đề (hoặc chuyển Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đối với các hình thức khen thưởng khác).

IV - Hồ sơ đề nghị khen thưởng:

Hồ sơ đề nghị Thống đốc tặng Bằng khen thực hiện theo các quy định hiện hành. Bao gồm:

- Văn bản đề nghị khen thưởng của Trưởng Ban VSTBPN, trong đó ghi rõ số lượng và danh sách trích ngang tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng.

- Biên bản xét chọn, đề nghị khen thưởng (có chữ ký của Trưởng Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ và Thư ký phiên họp);

- Báo cáo thành tích của các cá nhân và tập thể được đề nghị khen thưởng, có chữ ký và đóng dấu xác nhận của Thủ trưởng trực tiếp quản lý (Theo quy định tại Thông tư số 02/2015/TT-NHNN ngày 07/01/2015 của Thống đốc NHNN Hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng Ngành Ngân hàng).

Số lượng hồ sơ đề nghị khen thưởng: 01 bộ - bản chính.

V - Số lượng tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng:

Để đảm bảo việc khen thưởng không quá tràn lan và đúng với công lao đóng góp trong công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, đề nghị mỗi Ban VSTBPN cơ sở chỉ đề nghị khen thưởng tối đa 01 tập thể và 01 cá nhân.

Đề nghị các đơn vị cân nhắc, lựa chọn, nghiên cứu bình xét thật kỹ về đối tượng và tiêu chuẩn, lựa chọn cá nhân, tập thể thực sự tiêu biểu, xuất sắc để đề nghị khen thưởng.

VI - Thời gian đề nghị khen thưởng:

Để kịp thời xét chọn và khen thưởng trong dịp Hội nghị tổng kết 05 năm thực hiện KHHĐ về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015 ngành Ngân hàng (dự kiến tổ chức vào cuối tháng 8 đầu tháng 9/2015), hồ sơ đề nghị khen thưởng của các đơn vị hoàn thiện và gửi về Thường trực Ban VSTBPN ngành NH (Vụ TCCB-NHNN) trước ngày 15/6/2015. Quá thời hạn trên, coi như đơn vị không đề nghị khen thưởng.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 3489/NHNN-TCCB năm 2015 hướng dẫn thực hiện tổng kết 5 năm thực hiện Kế hoạch hành động về bình đẳng giới ngành Ngân hàng giai đoạn 2011-2015 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

  • Số hiệu: 3489/NHNN-TCCB
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 21/05/2015
  • Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
  • Người ký: Nguyễn Văn Thạnh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản