Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3441/BNN-TCTS
V/v hướng dẫn các biện pháp cấp bách ứng phó với hải sản chết bất thường tại các tỉnh Bắc Trung bộ

Hà Nội, ngày 02 tháng 5 năm 2016

 

Kính gửi:

Ủy ban nhân dân các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế

 

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp ngày 01/5/2016 tại Hà Tĩnh với các Ban, Bộ, Ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh Bắc Trung bộ bị ảnh hưởng do hải sản chết bất thường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số biện pháp cấp bách ứng phó như sau:

1. Thu gom và xử lý hải sản chết bất thường và không đảm bảo an toàn thực phẩm thực hiện theo Phụ lục 1.

2. Giải pháp kỹ thuật tạm thời trong nuôi trồng thủy sản thực hiện theo Phụ lục 2.

3. Xác nhận hải sản khai thác tại vùng biển an toàn thực hiện theo Phụ lục 3.

4. Giám sát hải sản an toàn thực hiện theo Phụ lục 4.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo các sở, ban ngành và chính quyền địa phương khẩn trương tổ chức thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phối hợp xử lý kịp thời./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Các Phó Thủ tướng (để b/c);
- Văn phòng Trung ương Đảng (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ (để b/c);
- Các Bộ: TNMT, KHCN, QP, CA, TC, TTTT, CT;
- UBND các tỉnh ven biển;
- Các đơn vị liên quan thuộc Bộ NN&PTNT;
- Sở NN&PTNT các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế (để t/h);
- Lưu: VT, TY.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Văn Tám

 

PHỤ LỤC 1

HƯỚNG DẪN XỬ LÝ HẢI SẢN CHẾT BẤT THƯỜNG, HẢI SẢN KHÔNG BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Công văn số 3441/BNN-TCTS ngày 02 tháng 5 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Đối tượng áp dụng

a) Hải sản chết bất thường dạt vào bờ hoặc do người dân vớt được trên các vùng biển ven bờ;

b) Hải sản đánh bắt trong vùng biển 20 hải lý trở vào bờ thuộc 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế thông qua giám sát phát hiện không an toàn thực phẩm (theo Phụ lục 4).

2. Biện pháp xử lý

a) Tuyệt đối không sử dụng làm thực phẩm cho con người hoặc chế biến làm thức ăn cho vật nuôi;

b) Xử lý bằng cách chôn lấp theo nguyên tắc sau:

- Thu gom và vận chuyển đến nơi chôn lấp đã được chuẩn bị sẵn;

- Nơi chôn lấp hải sản phải cách xa và không làm ô nhiễm vùng nước biển, nguồn nước ngọt, khu dân cư, khu đô thị, trường học, bãi tắm, khu du lịch,...; bảo đảm phù hợp với khối lượng hải sản phải tiêu hủy;

- Khi chôn lấp phải xử lý bằng cách bổ sung hóa chất (như vôi bột, các loại hóa chất chuyên dụng, được phép dùng trong nuôi trồng thủy sản);

- Vệ sinh, khử trùng, tiêu độc sau khi kết thúc việc chôn hủy nhằm bảo đảm không làm ô nhiễm môi trường.

c) Người dân có hải sản khai thác được cơ quan chức năng xác định không an toàn thực phẩm, buộc phải tiêu hủy và được hỗ trợ theo quy định./.

 

PHỤ LỤC 2

HƯỚNG DẪN CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TẠM THỜI ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Công văn số 3441/BNN-TCTS ngày 02 tháng 5 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Trong khi chờ các cơ quan chức năng xác định nguyên nhân hiện tượng hải sản chết bất thường, đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản địa phương hướng dẫn các cơ sở nuôi trồng thủy sản thực hiện một số giải pháp kỹ thuật tạm thời như sau:

1. Đối với các cơ sở nuôi cá lồng

- Tạm thời chưa thả giống trong khi chờ xác định nguyên nhân

- Thường xuyên theo dõi cá nuôi và hàng ngày quan trắc, kiểm tra các yếu tố môi trường như oxy hòa tan, pH, H2S, NH3, v.v nhằm phát hiện kịp thời các hiện tượng bất thường để có biện pháp xử lý phù hợp.

- Tạm thời di chuyển lồng cá đến khu vực nước sâu hơn, đảm bảo đáy lồng cách nền đáy ít nhất 1 m.

- Nên san thưa đối với những lồng nuôi dày, giữ cá với mật độ thích hợp theo quy định (không quá 10kg/m3); giãn thưa khoảng cách giữa các lồng nuôi.

- Hạn chế sử dụng thức ăn tươi để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nên thay bằng thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm cao, kết hợp trộn thêm vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cá.

- Khẩn trương thu hoạch đối với cá nuôi đạt kích thước thương phẩm để hạn chế thiệt hại.

2. Đối với các cơ sở sản xuất giống, nuôi thương phẩm trong ao đầm ven biển

- Tạm thời chưa thả giống trong khi chờ xác định nguyên nhân, tập trung xử lý, cải tạo ao đầm, chuẩn bị con giống.

- Đối với các ao đầm đang thả nuôi, cần thường xuyên theo dõi và kiểm tra các yếu tố môi trường ao nuôi như oxy hòa tan, pH, H2S, NH3, v.v… nhằm phát hiện kịp thời các hiện tượng bất thường để có biện pháp xử lý phù hợp.

- Tăng cường vệ sinh/ siphon đáy ao, sử dụng các loại chế phẩm sinh học có khả năng cải thiện chất lượng môi trường ao nuôi.

- Hạn chế cấp nước bổ sung trong khi chưa xác định nguyên nhân.

- Trong trường hợp bắt buộc phải lấy nước biển vào vùng nuôi, cần tuân thủ các hướng dẫn sau:

+ Chỉ lấy nước tầng mặt, lúc đỉnh triều.

+ Không cấp trực tiếp nước biển vào ao đầm, bể nuôi.

+ Phải lấy nước biển qua ao chứa, ao lắng và thực hiện quy trình xử lý nước trước khi cấp vào ao đầm, bể nuôi.

- Cách xử lý nước biển trong ao chứa, ao lắng:

+ Xử lý nước biển trong ao chứa bằng các loại chất có khả năng hấp thụ khí độc, kim loại nặng (ví dụ EDTA) nhưng phải xử lý lặp lại từ 2-3 lần.

+ Sử dụng quạt nước hoặc sục khí mạnh, liên tục từ đáy ao và phơi nắng tối thiểu 10 ngày.

+ Tốt nhất lọc nước qua hệ thống lọc cát trước khi cấp bổ sung vào ao đầm, bể nuôi.

- Trước khi cấp nước vào ao nuôi cần thử bằng cách thả cá, tôm giống trực tiếp vào mẫu nước đã xử lý lấy từ ao lắng.

- Đối với vùng nuôi tôm chuẩn bị xuống giống, nên áp dụng hình thức vèo giống (ương tạm trong giai hoặc ao nhỏ khoảng 30-45 ngày trước chuyển ra ao nuôi thương phẩm) nhằm đảm bảo thời vụ, hạn chế sử dụng nước, tiết kiệm chi phí và kiểm soát các yếu tố môi trường trong giai đoạn đầu./.

 

PHỤ LỤC 3

HƯỚNG DẪN XÁC NHẬN HẢI SẢN KHAI THÁC TẠI VÙNG BIỂN AN TOÀN
(Ban hành kèm theo Công văn số 3441/BNN-TCTS ngày 02 tháng 5 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Đối tượng được xác nhận

Các tàu khai thác tại vùng biển an toàn (nằm ngoài khu vực có chiều rộng từ 20 hải lý trở ra tính từ bờ của các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế)

2. Các bước thực hiện xác nhận

a) Ngay sau khi tàu vào cảng, chủ tàu có trách nhiệm thông báo cho Chi cục thủy sản địa phương biết.

b) Chi cục Thủy sản cử cán bộ giám sát việc lên cá, xác nhận khối lượng cá theo từng loài.

c) Chủ tàu hoặc thuyền trưởng trình đưa cán bộ giám sát các giấy tờ sau:

- Số hành trình được cơ quan biên phòng xác nhận phù hợp với hoạt động của tàu.

- Nhật ký khai thác (đối với tàu khai thác), Nhật ký thu mua vận chuyển (đối với tàu thu mua vận chuyển theo Phụ lục 2).

d) Cán bộ giám sát

- Cấp giấy xác nhận nguồn gốc thủy sản khai thác tại vùng biển an toàn (theo Biểu 1).

- Giấy xác nhận an toàn được lập thành 2 bản. Chủ tàu một bản, một bản được lưu tại Chi cục Thủy sản.

3. Đối với các tàu thu mua vận chuyển xuất bến trước ngày công văn này được ban hành, Chi cục thủy sản địa phương không yêu cầu chủ tàu xuất trình Nhật ký thu mua, vận chuyển.

 

Biểu 1

SỞ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN….
CHI CỤC THỦY SẢN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:               /CCTS

………, ngày…. tháng…. năm 2016

 

GIẤY XÁC NHẬN
HẢI SẢN KHAI THÁC Ở VÙNG BIỂN AN TOÀN

Căn cứ vào yêu cầu của chủ tàu và kết quả giám sát, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản …………………………………………………………………………….

XÁC NHẬN:

Hải sản trên tàu số ……………………………………………………………………………

Khai thác tại: …………………………………………………………………………………..

Do ông/bà ……………………………………… làm chủ tàu (thuyền trưởng);

STT

Loài

Trọng lượng
(Kg)

Ghi chú

1

 

 

 

2

 

 

 

...

 

 

 

Tổng

 

 

Lên hàng tại cảng: …………………………………………………….……………., ngày ... /... / 2016 là hải sản khai thác trên vùng biển an toàn.

 

CÁN BỘ GIÁM SÁT

XÁC NHẬN CỦA CẢNG

CHI CỤC TRƯỞNG

 

Biểu 2

NHẬT KÝ THU MUA VẬN CHUYỂN

Số tàu thu mua/vận chuyển: …………………………………………………….……………

Tên chủ tàu/thuyền trưởng: …………………………………………………….…………….

Ngày

Mua hải sản của tàu khai thác số

Loài
(tên cá)

Trọng lượng (Kg)

Vùng khai thác

Chữ ký thuyền trưởng (bán)

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHỦ TÀU/ THUYỀN TRƯỞNG TÀU THU MUA

 

PHỤ LỤC 4

HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT HẢI SẢN AN TOÀN
(Ban hành kèm theo Công văn số 3441/BNN-TCTS ngày 02 tháng 5 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Đối tượng lấy mẫu giám sát: hải sản được khai thác tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Loài hải sản được lấy mẫu là loài chiếm tỷ lệ lớn trong chuyến hàng khai thác cập cảng.

2. Địa điểm, thời điểm lấy mẫu giám sát:

- Đối với hải sản được khai thác tại vùng biển ngoài 20 hải lý tính từ bờ: tại các cảng cá khi được bốc dỡ, đưa lên bờ để đưa đi tiêu thụ.

- Đối với hải sản được khai thác trong vùng biển 20 hải lý tính từ bờ: tại các cảng cá, bến cá, nơi lên cá khi được bốc dỡ, đưa lên bờ để đưa đi tiêu thụ.

3. Tần suất lấy mẫu giám sát:

- Đối với hải sản được khai thác tại vùng biển ngoài 20 hải lý tính từ bờ: 2-3 ngày/lần tùy theo điều kiện thực tế tại từng địa phương;

- Đối với hải sản được khai thác trong vùng biển 20 hải lý tính từ bờ: hàng ngày;

4. Người lấy mẫu: cán bộ kỹ thuật đã được tập huấn nghiệp vụ lấy mẫu của Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản;

5. Biên bản lấy mẫu: biên bản lấy mẫu được lập và ký giữa người lấy mẫu và chủ tàu sau khi kết thúc việc lấy mẫu (mẫu Biên bản tại Biểu 3 kèm theo).

6. Chỉ tiêu phân tích: kim loại nặng (thủy ngân, chì, cadimi, arsen);

7. Đơn vị phân tích: các phòng kiểm nghiệm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định;

8. Xử lý kết quả mẫu giám sát không đạt yêu cầu

- Đối với hải sản được khai thác tại vùng biển ngoài 20 hải lý tính từ bờ: khi phát hiện mẫu không đạt yêu cầu, Chi cục Quản lý chất lượng NLS&TS báo cáo ngay về Cục Quản lý Chất lượng NLS&TS để tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Đối với hải sản được khai thác trong vùng biển 20 hải lý tính từ bờ: khi phát hiện mẫu không đạt yêu cầu, Chi cục Quản lý Chất lượng NLS&TS cần báo cáo ngay cho Sở Nông nghiệp và PTNT, Ủy ban nhân dân tỉnh để có biện pháp tiêu hủy, hỗ trợ cho ngư dân theo quy định và khuyến cáo ngư dân không tiếp tục khai thác tại vùng biển có mẫu phát hiện không đạt yêu cầu.

 

Biểu 3

MẪU BIÊN BẢN LẤY MẪU

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

……, ngày     tháng      năm 20…..

BIÊN BẢN LẤY MẪU

Số……

1. Tên chủ tàu:...................................................................................................................

2. Số đăng ký của tàu:.......................................................................................................

3. Người lấy mẫu (Họ tên, chức danh, đơn vị):....................................................................

4. Thực hiện lấy mẫu giám sát ATTP hải sản như sau: .........................................................

STT

Loài hải sản được lấy mẫu

Khu vực khai thác

Khối lượng mẫu

Mã số mẫu

Chỉ tiêu phân tích
(thủy ngân, chì, cadimi, arsen)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biên bản được lập thành 03 bản có giá trị như nhau, đã được các bên thông qua, 01 bản gửi Chi cục Quản lý Chất lượng NLS&TS, 01 bản gửi phòng kiểm nghiệm, 01 bản chủ tàu giữ./.

 

Chủ tàu
(Ký, ghi rõ họ tên)

Người lấy mẫu
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 3441/BNN-TCTS năm 2016 hướng dẫn biện pháp cấp bách ứng phó với hải sản chết bất thường tại các tỉnh Bắc Trung bộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 3441/BNN-TCTS
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 02/05/2016
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: Vũ Văn Tám
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 02/05/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản