Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3338/TCT-DNL | Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2013 |
Kính gửi: Tổng công ty Hàng không Việt Nam.
Trả lời công văn số 1776/TCTHK-TCKT ngày 02/7/2013 và công văn số 1579/TCTHK-TCKT ngày 15/7/2013 của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (VNA) về việc xử lý tài chính cho cổ phần hóa Tổng công ty Hàng không Việt Nam liên quan đến việc kê khai, nộp thuế TNDN quý I năm 2013. Về vấn đề này, căn cứ ý kiến chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Tại khoản 2 Điều 11 Thông tư số 28/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn khai thuế thu nhập doanh nghiệp:
"Khai thuế thu nhập doanh nghiệp là loại khai tạm tính theo quý, khai quyết toán năm hoặc khai quyết toán đến thời điểm chấm dứt hoạt động kinh doanh, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp".
Tại điểm 4a Điều 11 Thông tư số 28/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp:
"Khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm hoặc khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đến thời điểm chấm dứt hoạt động kinh doanh, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp".
Tại điểm 3b, 3g Điều 9 Thông tư số 28/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định:
"b) Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế quý chậm nhất là ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
g) Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế đối với trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp hoặc tổ chức lại doanh nghiệp chậm nhất là ngày thứ bốn mươi lăm, kể từ ngày phát sinh các trường hợp đó".
Tại khoản 1, 2 Điều 22 Thông tư số 28/2011/TT-BTC quy định về thời hạn nộp thuế như sau:
"1. Người nộp thuế có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn vào ngân sách nhà nước.
2. Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế".
Tại điểm 3b Điều 9 Thông tư số 202/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định xử lý về tài chính trước khi xác định giá trị của doanh nghiệp như sau:
"Đối với khoản nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước: doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm kê khai nộp đầy đủ các khoản nợ thuế và nghĩa vụ với Ngân sách nhà nước và gửi báo cáo quyết toán thuế thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp kèm theo văn bản đề nghị cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý để kiểm tra, xác định số thuế còn phải nộp theo quy định. Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của doanh nghiệp cổ phần hóa, cơ quan thuế có trách nhiệm bố trí cán bộ thực hiện kiểm tra đối với các doanh nghiệp cổ phần hóa phù hợp với thời gian xác định giá trị doanh nghiệp đã được thông báo.
Trường hợp khi tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp mà vẫn chưa hoàn thành kiểm tra quyết toán thuế thì doanh nghiệp cổ phần hóa được sử dụng báo cáo tài chính đã lập và số liệu thuế đã kê khai làm cơ sở xác định giá trị doanh nghiệp (kể cả việc xác định các nghĩa vụ về thuế và phân phối lợi nhuận), nhưng phải đưa vào Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, quyết định công bố giá trị doanh nghiệp và trong phương án cổ phần hóa doanh nghiệp, công bố công khai về việc chưa hoàn thành việc kiểm tra quyết toán thuế khi thực hiện công bố thông tin bán cổ phần cho nhà đầu tư.
Các khoản chênh lệch về nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước (nếu có) sẽ được điều chỉnh khi lập báo cáo tài chính thời điểm doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu để bàn giao sang công ty cổ phần".
Tại Khoản 3 và Khoản 5 Điều 10 Thông tư số 202/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về xử lý tài chính thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa chính thức chuyển thành công ty cổ phần:
"3. Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu, Ban chỉ đạo cổ phần hóa chỉ đạo tổ giúp việc, doanh nghiệp cổ phần hóa phải hoàn thành việc lập báo cáo tài chính tại thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần, thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính; đề nghị với cơ quan thuế ưu tiên tiến hành kiểm tra quyết toán thuế và các khoản phải nộp ngân sách; xác định lại giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần; thực hiện lập các báo cáo quyết toán: tiền thu về cổ phần hóa, chi trả chế độ cho người lao động dôi dư, chi phí cổ phần hóa.
5. Khoản chênh lệch giữa giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa chuyển sang công ty cổ phần với giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp được xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 21 của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP. Trường hợp phát sinh chênh lệch giảm (bao gồm cả nguyên nhân do kinh doanh bị thua lỗ) phải làm rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan trước khi xử lý, trong đó:
5.1. Chênh lệch giảm do nguyên nhân khách quan là các khoản tổn thất do thiên tai, địch họa, do Nhà nước thay đổi chính sách hoặc do biến động của thị trường quốc tế và các nguyên nhân bất khả kháng khác, nhưng doanh nghiệp cổ phần hóa không bị âm vốn nhà nước tại thời điểm chuyển sang công ty cổ phần thì cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa xem xét thông qua Đại hội đồng cổ đông điều chỉnh quy mô, cơ cấu vốn điều lệ của công ty cổ phần.
Trường hợp phát sinh chênh lệch giảm dẫn đến giá trị vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa thời điểm chuyển sang công ty cổ phần bị âm thì doanh nghiệp báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa xem xét quyết định việc sử dụng tiền thu từ bán cổ phần (sau khi đã chi trả trợ cấp cho người lao động dôi dư và chi phí cổ phần hóa) và tiền bồi thường bảo hiểm (nếu có) để bù đắp; sau khi đã được bù đắp mà giá trị vốn nhà nước vẫn còn bị âm và doanh nghiệp cổ phần hóa đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần lần đầu thì Hội đồng quản trị triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường để biểu quyết việc xử lý lỗ và duy trì hoạt động của doanh nghiệp.
5.2. Các trường hợp giảm vốn còn lại được xác định là nguyên nhân chủ quan xử lý theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 21 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP. Cơ quan quyết định cổ phần hóa không lựa chọn và tiến cử các cá nhân có trách nhiệm liên quan đến việc kinh doanh thua lỗ dẫn đến giảm vốn làm đại diện phần vốn nhà nước góp tại công ty cổ phần.
Căn cứ các quy định nêu trên trường hợp Tổng công ty Hàng không Việt Nam được phê chuẩn phương án cổ phần hóa, thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp là 31/3/2013 thì Tổng công ty phải thực hiện quyết toán thuế TNDN với cơ quan thuế quản lý trực tiếp, nộp số thuế TNDN phát sinh theo quyết toán vào ngân sách Nhà nước theo quy định tại 2 thời điểm: quyết toán đến thời điểm 31/3/2013 là thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp và khi xác định được thời điểm chính thức chuyển thành Công ty Cổ phần thì thực hiện quyết toán đến thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần. Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế và nộp thuế TNDN phát sinh theo quyết toán chậm nhất là ngày thứ bốn mươi lăm kể từ ngày phát sinh các trường hợp đó.
Trường hợp trong giai đoạn từ khi xác định giá trị doanh nghiệp đến khi Tổng công ty chính thức chuyển thành công ty cổ phần nếu phát sinh lỗ thì phải làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan và xử lý theo quy định tại Khoản 5 Điều 10 Thông tư số 202/2011/TT-BTC nêu trên (không được bù trừ vào số thuế TNDN phát sinh giai đoạn trước 31/3/2013).
Tổng cục Thuế thông báo để Tổng công ty Hàng không Việt Nam được biết và thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn số 825/VPCP-KTTH ngày 24/02/2004 của Văn phòng Chính phủ về việc xử lý khó khăn tài chính cho Công ty thiết bị vệ sinh Việt - ý
- 2Công văn số 1713/VPCP-KTTH về việc xử lý tồn tại tài chính khi cổ phần hóa Tổng công ty May Việt Tiến do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Công văn 3126/VPCP-KTTH năm 2014 xử lý tài chính khi thực hiện cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Dệt kim Đông Phương do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Công văn số 825/VPCP-KTTH ngày 24/02/2004 của Văn phòng Chính phủ về việc xử lý khó khăn tài chính cho Công ty thiết bị vệ sinh Việt - ý
- 2Công văn số 1713/VPCP-KTTH về việc xử lý tồn tại tài chính khi cổ phần hóa Tổng công ty May Việt Tiến do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 28/2011/TT-BTC hướng dẫn Luật quản lý thuế, Nghị định 85/2007/NĐ-CP và 106/2010/NĐ-CP do Bộ Tài chính ban hành
- 4Nghị định 59/2011/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần
- 5Thông tư 202/2011/TT-BTC hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần theo quy định tại Nghị định 59/2011/NĐ-CP do Bộ Tài chính ban hành
- 6Công văn 3126/VPCP-KTTH năm 2014 xử lý tài chính khi thực hiện cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Dệt kim Đông Phương do Văn phòng Chính phủ ban hành
Công văn 3338/TCT-DNL năm 2013 xử lý tài chính cho cổ phần hóa Tổng công ty Hàng không Việt Nam do Tổng cục Thuế ban hành
- Số hiệu: 3338/TCT-DNL
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 10/10/2013
- Nơi ban hành: Tổng cục Thuế
- Người ký: Cao Anh Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra