Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TỔNG CỤC HẢI QUAN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 318/GSQL-GQ1 | Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2024 |
Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố
Thời gian qua, Cục Giám sát quản lý về Hải quan nhận được kiến nghị của một số doanh nghiệp và Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam về vướng mắc khi xuất khẩu tinh dầu chiết xuất từ gia vị (tinh dầu quế) phải áp dụng quy định về kinh doanh dược liệu, dẫn tới phát sinh chi phí, thủ tục trong quá trình sản xuất kinh doanh. Liên quan tới nội dung này, Cục Giám sát quản lý về Hải quan có ý kiến như sau:
1. Tại khoản 5 Điều 2 Luật Dược quy định: "Dược liệu là nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc tự nhiên từ thực vật, động vật, khoáng vật và đạt tiêu chuẩn làm thuốc";
Hiện Danh mục hàng hóa là dược liệu; các chất chiết xuất từ dược liệu; tinh dầu làm thuốc; thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu xuất khẩu, nhập khẩu được quy định tại các Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 48/2018/TT-BYT ngày 28/02/2018 của Bộ Y tế, được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 03/2021/TT-BYT ngày 04/03/2021 của Bộ Y tế.
2. Tại khoản 5 Điều 60 Luật Dược quy định: "5. Thuốc, nguyên liệu làm thuốc được phép xuất khẩu không cần giấy phép của Bộ Y tế, trừ dược liệu thuộc danh mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm, đặc hữu phải kiểm soát, thuốc phải kiểm soát đặc biệt, nguyên liệu làm thuốc là dược chất hướng thần, dược chất gây nghiện, tiền chất dùng làm thuốc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hoặc chất phóng xạ theo danh mục do Chính phủ ban hành.". Hiện Danh mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm và đặc hữu phải kiểm soát được quy định tại Thông tư số 16/2022/TT-BYT ngày 30/12/2022 của Bộ Y tế (Danh mục này không bao gồm mặt hàng sản phẩm tinh dầu quế).
3. Tại Điều 92 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/05/2017 của Chính phủ quy định:
"Ngoài các giấy tờ phải nộp, xuất trình theo quy định của pháp luật về hải quan, cơ sở kinh doanh dược, tổ chức, cá nhân phải xuất trình và nộp các giấy tờ sau khi thông quan xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc:
1. Thông quan xuất khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc:
a) Xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực và nộp bản sao có đóng dấu xác nhận của cơ sở xuất khẩu giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược của cơ sở xuất khẩu đối với trường hợp cơ sở xuất khẩu là cơ sở kinh doanh dược;
b) Nộp bản sao giấy phép xuất khẩu có đóng dấu xác nhận của cơ sở xuất khẩu và xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực để đối chiếu trong trường hợp xuất khẩu dược liệu thuộc danh mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm, đặc hữu phải kiểm soát; thuốc phải kiểm soát đặc biệt trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này..."
Do vậy, Cục Giám sát quản lý về Hải quan đề nghị Cục Hải quan các tỉnh, thành phố nghiên cứu kỹ các quy định dẫn trên, đối chiếu với hồ sơ, thực tế hàng hóa xuất khẩu để xác định chính sách quản lý đối với mặt hàng tinh dầu quế xuất khẩu và giải quyết thủ tục theo quy định./.
| KT CỤC TRƯỞNG |
- 1Quyết định 24/2006/QĐ-BTM về việc ngừng tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu đồ gỗ thành phẩm qua Việt Nam sang Hoa Kỳ và quy định việc tạm nhập tái xuất tinh dầu xá xị phải có giấy phép của Bộ Thương mại do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành
- 2Thông báo 5852/TB-TCHQ năm 2018 về kết quả phân loại đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là Dầu khoáng đã tinh chế dùng để sản xuất dầu nhớt công nghiệp do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Thông báo 6412/TB-TCHQ năm 2018 về kết quả phân loại đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là Tinh dầu đốt thơm phòng Refined and winterised sunflower oil conform do Tổng cục Hải quan ban hành
- 4Công văn 1584/TCHQ-GSQL năm 2024 xuất khẩu tinh dầu quế làm thực phẩm, đồ uống, gia vị do Tổng cục Hải quan ban hành
- 5Công văn 1757/BYT-QLD năm 2024 xuất khẩu tinh dầu quế do Bộ Y tế ban hành
- 1Quyết định 24/2006/QĐ-BTM về việc ngừng tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu đồ gỗ thành phẩm qua Việt Nam sang Hoa Kỳ và quy định việc tạm nhập tái xuất tinh dầu xá xị phải có giấy phép của Bộ Thương mại do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành
- 2Luật Dược 2016
- 3Nghị định 54/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật dược do Chính phủ ban hành
- 4Thông tư 48/2018/TT-BYT về Danh mục dược liệu; các chất chiết xuất từ dược liệu, tinh dầu làm thuốc; thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu xuất khẩu, nhập khẩu được xác định mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 5Thông tư 03/2021/TT-BYT bãi bỏ một phần quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư 48/2018/TT-BYT về Danh mục dược liệu; các chất chiết xuất từ dược liệu, tinh dầu làm thuốc; thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu xuất khẩu, nhập khẩu được xác định mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 6Thông báo 5852/TB-TCHQ năm 2018 về kết quả phân loại đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là Dầu khoáng đã tinh chế dùng để sản xuất dầu nhớt công nghiệp do Tổng cục Hải quan ban hành
- 7Thông báo 6412/TB-TCHQ năm 2018 về kết quả phân loại đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là Tinh dầu đốt thơm phòng Refined and winterised sunflower oil conform do Tổng cục Hải quan ban hành
- 8Thông tư 16/2022/TT-BYT về danh mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm và đặc hữu phải kiểm soát do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 9Công văn 1584/TCHQ-GSQL năm 2024 xuất khẩu tinh dầu quế làm thực phẩm, đồ uống, gia vị do Tổng cục Hải quan ban hành
- 10Công văn 1757/BYT-QLD năm 2024 xuất khẩu tinh dầu quế do Bộ Y tế ban hành
Công văn 318/GSQL-GQ1 năm 2024 xuất khẩu tinh dầu quế do Cục Giám sát quản lý về Hải quan ban hành
- Số hiệu: 318/GSQL-GQ1
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 15/03/2024
- Nơi ban hành: Cục Giám sát quản lý về hải quan
- Người ký: Nguyễn Thế Việt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/03/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra