- 1Nghị định 34/2008/NĐ-CP quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
- 2Công văn 3353/LĐTBXH-VL về lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Công văn 828/LĐTBXH-VL về tăng cường quản lý lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Chỉ thị 734/CT-TTg năm 2011 về chấn chỉnh công tác quản lý đối với gói thầu EPC do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị định 46/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 34/2008/NĐ-CP quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3178/LĐTBXH-VL | Hà Nội, ngày 23 tháng 09 năm 2011 |
Kính gửi: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Ngày 17/6/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 46/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; để thực hiện Nghị định nói trên và tăng cường công tác quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị chức năng của địa phương tổ chức triển khai các nội dung sau:
a) Đối với nhà thầu nước ngoài:
- Phải có phương án sử dụng lao động Việt Nam và người nước ngoài trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất theo yêu cầu của chủ đầu tư.
- Khi thực hiện hợp đồng, nhà thầu nước ngoài phải thực hiện đúng nội dung đã nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất về việc sử dụng lao động Việt Nam và người nước ngoài.
- Báo cáo và đề nghị bằng văn bản với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi nhà thầu nước ngoài thực hiện gói thầu hoặc dự án đã trúng thầu về việc tuyển lao động Việt Nam bao gồm: vị trí công việc, số lượng, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, thời gian thực hiện công việc.
- Thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định của pháp luật trước khi người nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam và thực hiện các quy định tại Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ và Nghị định số 46/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ nêu trên.
b) Đối với chủ đầu tư phía Việt Nam:
- Phải quy định nội dung về việc sử dụng lao động Việt Nam và lao động nước ngoài theo quy định của pháp luật trong quá trình lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, trong đó phải ưu tiên sử dụng lao động Việt Nam thực hiện các công việc mà lao động Việt Nam có khả năng thực hiện. Trường hợp gói thầu cần sử dụng người nước ngoài có chuyên môn phù hợp với yêu cầu của gói thầu thì trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phải quy định nhà thầu nước ngoài có phương án sử dụng người nước ngoài bao gồm: vị trí công việc, số lượng, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, thời gian thực hiện công việc.
- Có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra nhà thầu nước ngoài thực hiện các quy định về tuyển dụng, sử dụng người nước ngoài làm việc cho nhà thầu theo quy định của pháp luật Việt Nam; theo dõi và quản lý người nước ngoài trong việc thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam tại nhà thầu nước ngoài; báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định của pháp luật về tình hình tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc cho các nhà thầu thuộc quyền quản lý.
c) Đối với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Tổ chức, hướng dẫn tuyên truyền và phổ biến các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan trực tiếp đến người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
- Tổ chức giới thiệu, cung ứng lao động Việt Nam cho nhà thầu nước ngoài theo đề nghị của nhà thầu nước ngoài trên địa bàn. Trường hợp không giới thiệu hoặc cung ứng lao động Việt Nam được cho nhà thầu nước ngoài thì báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định việc cho phép nhà thầu nước ngoài được tuyển người nước ngoài vào các vị trí công việc không tuyển được lao động Việt Nam.
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam về việc tuyển dụng, cấp giấy phép lao động, gia hạn giấy phép lao động, đặc biệt là các nhà thầu nước ngoài trúng thầu đang hoạt động tại địa phương có sử dụng người nước ngoài. Khi thanh tra, kiểm tra phát hiện các trường hợp cố tình vi phạm thì kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật.
- Hướng dẫn việc đăng ký nhu cầu tuyển và sử dụng người nước ngoài, bao gồm: số lượng, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, mức lương, thời gian làm việc (bắt đầu và kết thúc) theo từng vị trí công việc của các doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn.
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành, các cơ quan có liên quan tại địa phương trong việc quản lý người nước ngoài, trong đó tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin giữa các đơn vị liên quan trong quản lý xuất, nhập cảnh, cấp và gia hạn thị thực, đăng ký tạm trú và cấp giấy phép lao động; phối hợp tổ chức các hoạt động trong việc quản lý người nước ngoài, giải quyết và xử lý đối với các trường hợp không thực hiện đúng quy định của pháp luật.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại địa phương theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ và Nghị định số 46/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ nêu trên.
d) Đối với Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
Cấp thị thực cho người nước ngoài sau khi đã được cấp giấy phép lao động, gia hạn giấy phép lao động hoặc cấp lại giấy phép lao động. Không cấp thị thực đối với người nước ngoài làm việc tại địa phương khi chưa được cấp giấy phép lao động hoặc giấy phép lao động hết hiệu lực hoặc vô hiệu. Không gia hạn tạm trú, buộc xuất cảnh đối với người nước ngoài làm việc tại địa phương khi chưa được cấp giấy phép lao động hoặc giấy phép lao động hết hiệu lực hoặc vô hiệu.
đ) Đối với Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Kiểm tra, giám sát thực hiện quy định của pháp luật về đầu tư, đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng. Đối với chủ đầu tư của gói thầu EPC phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật và giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật về đấu thầu (mời thầu, lựa chọn nhà thầu, thực hiện hợp đồng…) và người nước ngoài làm việc tại các gói thầu EPC.
Đối với các nhà thầu nước ngoài đang thực hiện các dự án hoặc gói thầu đã trúng thầu trước thời điểm Nghị định số 46/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ có hiệu lực thi hành (01/8/2011) thì yêu cầu nhà thầu nước ngoài phải xây dựng và báo cáo kế hoạch sử dụng người nước ngoài và lao động Việt Nam với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện gói thầu hoặc dự án đã trúng thầu, trong đó nêu rõ nhu cầu đề nghị tuyển lao động Việt Nam để thay thế người nước ngoài. Trường hợp không giới thiệu hoặc cung ứng lao động Việt Nam được cho nhà thầu nước ngoài thì báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để xem xét, quyết định việc cho phép nhà thầu nước ngoài được sử dụng người nước ngoài vào các vị trí công việc không tuyển được lao động Việt Nam.
Báo cáo kết quả kiểm tra, thanh tra gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 31/10/2011 để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Trong báo cáo kết quả kiểm tra, thanh tra cần nêu rõ tên, địa chỉ, thời điểm bắt đầu thực hiện và thời điểm kết thúc của từng gói thầu hoặc dự án của nhà thầu nước ngoài đã trúng thầu trên địa bàn; số người nước ngoài làm việc tại các gói thầu hoặc dự án trúng thầu (số lượng, quốc tịch, trình độ, vị trí công việc), số người đã được cấp giấy phép lao động, số người không thuộc đối tượng cấp giấy phép lao động và số người chưa thực hiện cấp giấy phép lao động (trong đó nêu rõ số người nước ngoài lao động phổ thông, số người đang làm các thủ tục cấp giấy phép lao động); các mô hình và biện pháp thực hiện tốt, những vi phạm trong quá trình thực hiện và những biện pháp xử lý, khắc phục.
Rất mong sự quan tâm chỉ đạo và thực hiện của quý Ủy ban./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
- 1Nghị định 34/2008/NĐ-CP quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
- 2Công văn 3353/LĐTBXH-VL về lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Công văn 828/LĐTBXH-VL về tăng cường quản lý lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Chỉ thị 734/CT-TTg năm 2011 về chấn chỉnh công tác quản lý đối với gói thầu EPC do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị định 46/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 34/2008/NĐ-CP quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Công văn 3178/LĐTBXH-VL về tăng cường quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 3178/LĐTBXH-VL
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 23/09/2011
- Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Người ký: Phạm Thị Hải Chuyền
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/09/2011
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực