Hệ thống pháp luật

BỘ NỘI VỤ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3163/BNV-CTTN&BĐG
V/v sơ kết 5 năm triển khai Chương trình truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030

Hà Nội, ngày 02 tháng 6 năm 2025

 

Kính gửi:

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể.

Ngày 23/10/2021 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1790/QĐ- TTg phê duyệt Chương trình truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Chương trình), trong đó giao Bộ Nội vụ (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước đây) hướng dẫn, đôn đốc việc triển khai và sơ kết, tổng kết Chương trình.

Để phục vụ sơ kết 5 năm triển khai Chương trình (giai đoạn 2021-2025), Bộ Nội vụ trân trọng đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện và xây dựng Báo cáo sơ kết 5 năm triển khai thực hiện Chương trình truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030 (giai đoạn 2021-2025) theo đề cương Báo cáo và Phụ lục kèm theo.

Báo cáo của quý Cơ quan xin gửi về Bộ Nội vụ (qua Vụ Công tác thanh niên và Bình đẳng giới) trước ngày 30/6/2025 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Thông tin phối hợp xin liên hệ: đồng chí Đoàn Thị Kim Thuỷ, Chuyên viên chính Vụ Công tác thanh niên và Bình đẳng giới, Bộ Nội vụ; Điện thoại: 0962.867.888.

Trân trọng cảm ơn sự phối hợp của quý Cơ quan./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Phó TTg thường trực CP Nguyễn Hoà Bình (để báo cáo);
- Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội (để báo cáo);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà;
- Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Trung tâm Công nghệ thông tin (để đăng tin);
- Lưu: VT, Vụ CTTN&BĐG.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Hà

 

ĐỀ CƯƠNG

BÁO CÁO SƠ KẾT 05 NĂM THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI ĐẾN NĂM 2030 (GIAI ĐOẠN 2021 - 2025)
(Kèm Công văn số 3163/BNV-CTTN&BĐG ngày 02 tháng 6 năm 2025 của Bộ Nội vụ)

I. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH

Nêu khái quát bối cảnh, tình hình chung và tại bộ, ngành, địa phương có liên quan đến việc triển khai thực hiện Chương trình.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP ĐỀ RA TẠI CHƯƠNG TRÌNH

1. Công tác ban hành văn bản hướng dẫn, triển khai Chương trình

- Liệt kê các văn bản được cấp có thẩm quyền ban hành để triển khai thực hiện Chương trình của Bộ, ngành, địa phương.

2. Tình hình tổ chức cung cấp thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách và kết quả thực hiện công tác bình đẳng giới cho cấp uỷ Đảng, chính quyền, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân.

Tình hình tổ chức cung cấp thông tin:

- Việc sản xuất và cung cấp các bản tin, tờ rơi, báo cáo, tài liệu… về bình đẳng giới cho lãnh đạo các cấp;

- Xây dựng và triển khai các mô hình truyền thông, hình thức truyền thông theo các nhóm đối tượng và theo lĩnh vực.

- Các hình thức và phương tiện truyền thông trong đó có ứng dụng công nghệ và nền tảng số trong truyền thông về bình đẳng giới.

- Việc phối hợp thực hiện công tác truyền thông thông qua các cơ quan truyền thông đại chúng (phát thanh, truyền hình, báo in, báo điện tử, các nhà xuất bản…).

- Truyền thông thông qua các tờ rơi, tờ gấp.

- Truyền thông thông qua các trang thông tin điện tử, mạng xã hội, điện thoại di động, facebook, zalo, fanpage…

- Chuyên trang, chuyên mục trên Đài Truyền thanh - Truyền hình, Đài Truyền thanh cấp huyện, hệ thống phát thanh cấp xã.

3. Tình hình thực hiện xã hội hoá công tác truyền thông, huy động nguồn lực, phương tiện, sự tham gia, hưởng ứng của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân trong thực hiện công tác truyền thông.

- Kết quả của việc vận động các tổ chức, doanh nghiệp đặc biệt là khu vực tư nhân và người dân cùng tham gia, đóng góp phương tiện, nguồn lực cho công tác truyền thông về bình đẳng giới.

- Tình hình thực hiện việc huy động nam giới, người có uy tín trong cộng đồng, người nổi tiếng trong việc truyền thông về bình đẳng giới.

- Tình hình thực hiện việc lồng ghép nội dung truyền thông về bình đẳng giới vào các cuộc sinh hoạt trong cộng đồng, sinh hoạt văn hoá dân gian, phiên chợ, đưa các tiêu chí về bình đẳng giới vào hương ước, quy ước của cộng đồng, vào tiêu chuẩn làng, ấp văn hoá, gia đình văn hoá.

- Tình hình vận động các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phối hợp tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới hàng năm và các dịp kỷ niệm như: ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 hằng năm.

4. Tình hình thực hiện việc đẩy mạnh công tác giáo dục về bình đẳng giới trong gia đình, nhà trường, cộng đồng và thúc đẩy sự tham gia của trẻ em.

- Việc xây dựng các mô hình giáo dục, câu lạc bộ… tại các cơ sở giáo dục, các khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, doanh nghiệp, cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội, dịch vụ hỗ trợ về bình đẳng giới…

- Tình hình thực hiện việc đào tạo và nâng cao kỹ năng làm việc với nam giới, vị thành niên, thanh niên, kỹ năng tư vấn cho người cung cấp dịch vụ xã hội, dịch vụ hỗ trợ về bình đẳng giới.

- Tình hình tổ chức các hoạt động ngoại khóa định kỳ hàng tháng, sinh hoạt dưới cờ hằng tuần, sinh hoạt chính trị đầu khóa… có lồng ghép nội dung về bình đẳng giới.

5. Tình hình triển khai Bộ chỉ số về giới trong truyền thông; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ truyền thông, phóng viên, biên tập viên, báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên truyền thông các ngành, các cấp.

- Tình hình thực hiện việc xây dựng và áp dụng bộ chỉ số về giới trong truyền thông.

- Tình hình hướng dẫn các nội dung ưu tiên, thông điệp chuẩn để truyền thông về bình đẳng giới hằng năm cho đội ngũ phóng viên báo chí của cơ quan truyền thông, cán bộ truyền thông, tuyên truyền viên, cộng tác viên truyền thông ở cơ sở.

- Tình hình tổ chức, phối hợp tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức, kỹ năng sử dụng, ứng dụng các thiết bị, phương tiện truyền thông hiện đại cho đội ngũ nhân viên thực hiện công tác truyền thông của các cơ quan, tổ chức.

6. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình truyền thông.

- Tình hình thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình truyền thông;

- Việc tổ chức các cuộc khảo sát, điều tra về nhận thức bình đẳng giới tại Việt Nam;

- Việc tổ chức sở kết, khen thưởng tình hình thực hiện Chương trình.

7. Việc bố trí kinh phí thực hiện Chương trình truyền thông về bình đẳng giới.

- Kinh phí do ngân sách nhà nước bố trí cho việc thực hiện Chương trình truyền thông.

- Kinh phí lồng ghép để thực hiện Chương trình.

- Kinh phí từ các nguồn tài trợ, viện trợ quốc tế và xã hội hoá…

(Chi tiết tại Phụ lục II kèm theo Báo cáo)

III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU ĐỀ RA TRONG KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH CỦA BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG

1. Chỉ tiêu 1. Hằng năm, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân được truyền thông, phổ biến, cập nhật thông tin về pháp luật, chính sách về bình đẳng giới ít nhất 02 cuộc.

- Kết quả thực hiện các chỉ tiêu đề ra trong Kế hoạch triển khai Chương trình của bộ, ngành, địa phương tính đến ngày……… và ước thực hiện đến ngày 31/12/2025

- So sánh với chỉ tiêu đề ra trong Chương trình.

- Thuận lợi của từng nội dung chỉ tiêu

- Khó khăn của từng nội dung chỉ tiêu

- Giải pháp để đạt được chỉ tiêu đến năm 2030

2. Chỉ tiêu 2. Đến năm 2025 đạt 100% bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch, triển khai hoạt động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới hằng năm.

- Kết quả thực hiện các chỉ tiêu đề ra trong Kế hoạch triển khai Chương trình của bộ, ngành, địa phương tính đến ngày……… và ước thực hiện đến ngày 31/12/2025

- So sánh với chỉ tiêu đề ra trong Chương trình.

- Thuận lợi của từng nội dung chỉ tiêu

- Khó khăn của từng nội dung chỉ tiêu

- Giải pháp để đạt được chỉ tiêu đến năm 2030

3. Chỉ tiêu 3. Phấn đấu đến năm 2030 nhận thức về bình đẳng giới của các nhóm đối tượng trong cộng đồng tăng từ 10 - 15% so với năm 2025.

- Kết quả thực hiện các chỉ tiêu đề ra trong Kế hoạch triển khai Chương trình của bộ, ngành, địa phương tính đến ngày……… và ước thực hiện đến ngày 31/12/2025

- So sánh với chỉ tiêu đề ra trong Chương trình.

- Thuận lợi của từng nội dung chỉ tiêu

- Khó khăn của từng nội dung chỉ tiêu

- Giải pháp để đạt được chỉ tiêu đến năm 2030

4. Chỉ tiêu 4. Phấn đấu đến năm 2025 đạt ít nhất 70% cơ quan truyền thông áp dụng thí điểm và đến năm 2030 đạt 90% cơ quan truyền thông chính thức áp dụng Bộ chỉ số về giới trong truyền thông.

- Kết quả thực hiện các chỉ tiêu đề ra trong Kế hoạch triển khai Chương trình của bộ, ngành, địa phương tính đến ngày……… và ước thực hiện đến ngày 31/12/2025

- So sánh với chỉ tiêu đề ra trong Chương trình.

- Thuận lợi của từng nội dung chỉ tiêu

- Khó khăn của từng nội dung chỉ tiêu

- Giải pháp để đạt được chỉ tiêu đến năm 2030

5. Chỉ tiêu 5. Đến năm 2025 đạt 95% và đến năm 2030 đạt 100% các hương ước, quy ước của cộng đồng đã được thông qua không có sự phân biệt đối xử về giới.

- Kết quả thực hiện các chỉ tiêu đề ra trong Kế hoạch triển khai Chương trình của bộ, ngành, địa phương tính đến ngày……… và ước thực hiện đến ngày 31/12/2025

- So sánh với chỉ tiêu đề ra trong Chương trình.

- Thuận lợi của từng nội dung chỉ tiêu

- Khó khăn của từng nội dung chỉ tiêu

- Giải pháp để đạt được chỉ tiêu đến năm 2030

(Chi tiết tại Phụ lục I kèm theo Báo cáo)

IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Các kết quả đạt được

2. Hạn chế, khó khăn, vướng mắc

3. Nguyên nhân

V. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRONG THỜI GIAN TỚI

1. Dự báo tình hình trong thời gian tới, những thuận lợi và khó khăn.

2. Phương hướng, mục tiêu.

3. Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới.

VI. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

 

* Lưu ý:

- Mốc thời gian sơ kết: Kết quả thực hiện tính từ ngày 23/10/2021 đến ngày 30/6/2025 và ước thực hiện đến 31/12/2025.

- Các nội dung đánh giá, phải có số liệu thống kê, phân tích cụ thể và có so sánh hằng năm theo mẫu tại các Phụ lục kèm theo.

 

PHỤ LỤC I

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Chỉ tiêu của Bộ, ngành, địa phương

Kết quả

Đạt*

Kết quả

Không đạt**

Ghi chú

Hằng năm, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người dân được truyền thông, phổ biến, cập nhật thông tin về pháp luật, chính sách về bình đẳng giới ít nhất 2 cuộc

 

 

 

 

 

Tình hình xây dựng Kế hoạch triển khai Chương trình

 

 

 

 

 

Tình hình tổ chức khảo sát nhận thức về bình đẳng giới của các nhóm đối tượng trong cộng đồng

 

 

 

 

 

Tình hình áp dụng thí điểm Bộ chỉ số về giới trong truyền thông

 

 

 

 

 

Số lượng các hương ước, quy ước của cộng đồng đã được thông qua không có sự phân biệt đối xử về giới

 

 

 

 

 

Ghi chú: *, **: So sánh với tỷ lệ quy định tại Chương trình truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030 (Quyết định số 1790/QĐ-TTg ngày 23/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ).


PHỤ LỤC II

BIỂU THỐNG KÊ SỐ LIỆU KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Hoạt động

2021

2022

2023

2024

2025

Số lượng

Lượt người

Nữ

Nam

Số lượng

Lượt người

Nữ

Nam

Số lượng

Lượt người

Nữ

Nam

Số lượng

Lượt người

Nữ

Nam

Số lượng

Lượt người

Nữ

Nam

Tập huấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hội thảo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nói chuyện chuyên đề

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hội thi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lễ phát động

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tờ rơi, tờ gấp…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Băng rôn, banner…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Truyền thông trên Đài Truyền hình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Truyền thông trên đài phát thanh các cấp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Truyền thông lưu động

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Truyền thông trên website của các ngành, cơ quan

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thăm hỏi, tặng quà cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 3163/BNV-CTTN&BĐG năm 2025 sơ kết 5 năm triển khai Chương trình truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030 do Bộ Nội vụ ban hành

  • Số hiệu: 3163/BNV-CTTN&BĐG
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 02/06/2025
  • Nơi ban hành: Bộ Nội vụ
  • Người ký: Nguyễn Thị Hà
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 02/06/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản