- 1Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế đánh vào thu nhập giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Xing-ga-po
- 2Thông tư 205/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ có hiệu lực thi hành tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 103/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư 80/2021/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế và Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
TỔNG CỤC THUẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30943/CTHN-TTHT | Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2022 |
Kính gửi: Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện
Đ/c: Tầng 8, Tòa nhà số 4A Láng Hạ, Q. Ba Đình, TP Hà Nội
MST: 0100774631
Trả lời công văn số 2118/PTI-TCKT ngày 27/5/2022 của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (sau đây gọi là Công ty) hỏi về áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Singapore, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
- Căn cứ Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Singapore về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế đánh vào thu nhập (sau đây gọi là Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Singapore):
Tại Khoản 3 Điều 2 quy định các loại thuế bao gồm trong Hiệp định:
“3. Những loại thuế hiện hành được áp dụng trong Hiệp định này là:
(a) tại Việt Nam:
(i) thuế thu nhập cá nhân; và
(ii) thuế thu nhập doanh nghiệp;
(sau đây gọi là “thuế Việt Nam”);”
Tại Điều 5 quy định về cơ sở thường trú:
“1/Theo Hiệp định này, thuật ngữ “cơ sở thường trú” có nghĩa là một cơ sở lãnh doanh cố định mà qua đó xí nghiệp thực hiện toàn bộ hay một phần hoạt động kinh doanh của mình.
2/ Thuật ngữ “cơ sở thường trú” chủ yếu bao gồm:
a. trụ sở điều hành;
b. chi nhánh;
c. văn phòng;
d. nhà máy;
e. xưởng; và
f. mỏ, giếng dầu hoặc khí, mỏ đá hoặc bất kỳ địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên nào khác.
3. Thuật ngữ “cơ sở thường trú” cũng bao gồm:
(a) Một địa điểm xây dựng hoặc công trình xây dựng hoặc dự án lắp đặt sẽ tạo nên một cơ sở thường trú chỉ khi địa điểm hay công trình đó kéo dài hơn 6 tháng; và
(b) Việc cung cấp các dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn do một doanh nghiệp thực hiện thông qua những người làm công hoặc những đối tượng khác được doanh nghiệp giao thực hiện các hoạt động trên, nhưng chỉ khi các hoạt động mang tính chất nêu trên kéo dài (trong cùng một dự án hoặc một dự án có liên quan) tại một Nước ký kết trong một giai đoạn hoặc nhiều giai đoạn gộp lại hơn 183 ngày trong bất kỳ giai đoạn 12 tháng;
…”
Tại Điều 7 quy định về lợi tức doanh nghiệp:
“1. Các khoản lợi tức của một xí nghiệp của một Nước ký kết sẽ chỉ bị đánh thuế tại Nước đó, trừ trường hợp xí nghiệp có tiến hành hoạt động kinh doanh tại Nước ký kết kia thông qua một cơ sở thường trú tại Nước kia. Nếu xí nghiệp có hoạt động kinh doanh theo cách trên, thì các khoản lợi tức của xí nghiệp có thể bị đánh thuế tại Nước kia, nhưng chỉ trên phần lợi tức phân bổ cho cơ sở thường trú đó.
…”
- Căn cứ Điều 11 Thông tư số 205/2013/TT-BTC ngày 24/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn thuế gian lận thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ có hiệu lực thi hành tại Việt Nam hướng dẫn xác định nghĩa vụ thuế đối với thu nhập từ hoạt động kinh doanh:
“1. Trường hợp doanh nghiệp nước ngoài tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam.
1.1. Nghĩa vụ thuế
Theo quy định tại Hiệp định, thu nhập từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nước ngoài chỉ bị đánh thuế tại Việt Nam nếu doanh nghiệp đó có một cơ sở thường trú tại Việt Nam và thu nhập đó liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến cơ sở thường trú đó. Trong trường hợp này doanh nghiệp đó chỉ bị đánh thuế tại Việt Nam trên phần thu nhập phân bổ cho cơ sở thường trú đó.
1.2. Định nghĩa cơ sở thường trú
…
1.2.2. Một doanh nghiệp của một Nước ký kết sẽ được coi là tiến hành hoạt động kinh doanh thông qua một cơ sở thường trú tại Việt Nam trong các trường hợp chủ yếu sau đây:
…
c) Doanh nghiệp đó thực hiện việc cung cấp dịch vụ bao gồm cả dịch vụ tư vấn ở Việt Nam thông qua nhân viên của doanh nghiệp hoặc một đối tượng khác với điều kiện các hoạt động dịch vụ nói trên trong một dự án hoặc các dự án có liên quan, kéo dài tại Việt Nam trong một khoảng thời gian hay nhiều khoảng thời gian gộp lại quá 183 ngày trong mỗi giai đoạn 12 tháng:
Ví dụ 11: Hãng sản xuất máy bay Đ của Thụy Điển ký hợp đồng dịch vụ bảo dưỡng máy bay với hãng Hàng không Việt Nam. Theo hợp đồng, trong giai đoạn từ ngày 01/6/2010 đến ngày 30/5/2011, hãng Đ đã cử các đoàn chuyên gia kỹ thuật sang Việt Nam làm việc với tổng số thời gian có mặt tại Việt Nam 190 ngày. Trong trường hợp này, theo quy định tại Khoản 4, Điều 5, Hiệp định giữa Việt Nam và Thụy Điển, hãng Đ được coi là có cơ sở thường trú tại Việt Nam do các đoàn chuyên gia kỹ thuật đã làm việc tại Việt Nam vượt quá 6 tháng trong giai đoạn 12 tháng.
Ví dụ 12: Công ty tư vấn N của Nhật Bản ký các hợp đồng dịch vụ tư vấn với chủ đầu tư của Dự án xây dựng Nhà máy điện V tại Việt Nam như sau: i) hợp đồng dịch vụ tư vấn xây dựng nhà máy điện kéo dài 4 tháng từ ngày 01/8/2010 đến ngày 30/11/2010, và ii) hợp đồng dịch vụ tư vấn lắp đặt hệ thống máy phát điện kéo dài 3 tháng từ ngày 01/01/2011 đến ngày 31/3/2011. Cả hai hợp đồng đều yêu cầu sự hiện diện của đại diện Công ty tư vấn N tại hiện trường xây dựng và lắp đặt Nhà máy điện V để triển khai công việc trong suốt thời hạn hợp đồng. Để thực hiện hợp đồng dịch vụ tư vấn lắp đặt nhà máy điện, Công ty tư vấn N đã thuế một Công ty tư vấn B của Nhật Bản thực hiện với tư cách đại diện cho Công ty. Trong trường hợp này, theo quy định tại Khoản 4, Điều 5, Hiệp định giữa Việt Nam và Nhật Bản, Công ty tư vấn N được coi là có cơ sở thường trú tại Việt Nam do sự hiện diện của đại diện Công ty tại Dự án tại Việt Nam vượt quá 6 tháng trong giai đoạn 12 tháng; Công ty tư vấn B không được coi là có cơ sở thường trú tại Việt Nam do sự hiện diện của Công ty tại Việt Nam không quá 6 tháng.
Ví dụ 13: Với các giả định như Ví dụ 12, nếu Công ty tư vấn B và chủ đầu tư của Dự án còn ký một hiệp định tư vấn trong giai đoạn chạy thử từ ngày 01/4/2011 đến ngày 30/7/2011. Hợp đồng cũng yêu cầu đại diện của Công ty tư vấn B hiện diện trong suốt thời hạn hợp đồng tại hiện trường chạy thử Nhà máy điện V. Trong trường hợp này, theo quy định tại Khoản 4, Điều 5, Hiệp định giữa Việt Nam và Nhật Bản, Công ty tư vấn B được coi là có cơ sở thường trú tại Việt Nam do sự hiện diện của đại diện Công ty tại Dự án tại Việt Nam vượt quá 6 tháng trong giai đoạn 12 tháng.
Liên quan đến việc cung cấp dịch vụ, mặc dù tại Hiệp định có quy định cơ sở thường trú bao gồm việc cung cấp dịch vụ bao gồm cả dịch vụ tư vấn ở Việt Nam thông qua nhân viên của doanh nghiệp hoặc một đối tượng khác với điều kiện các hoạt động dịch vụ nói trên trong một dự án hoặc các dự án có liên quan, kéo dài tại Việt Nam trong một khoảng thời gian hay nhiều khoảng thời gian gộp lại quá 183 ngày trong mỗi giai đoạn 12 tháng, nhưng do tính chất của dịch vụ, thời gian cung cấp dịch vụ không kéo dài quá 6 tháng trong một giai đoạn 12 tháng, trong khi đó, ba điều kiện về cơ sở thường trú tại Điểm 1.2.1 nêu trên vẫn thỏa mãn thì việc cung cấp dịch vụ vẫn được coi là có một cơ sở thường trú tại Việt Nam.
Ví dụ 14; Hãng sản xuất máy bay Đ của Thụy Điển ký hợp đồng dịch vụ bảo dưỡng định kỳ máy bay với hãng Hàng không Việt Nam trong thời gian hai năm. Theo hợp đồng, hàng năm, Hãng Đ đều cử các đoàn chuyên gia kỹ thuật sang Việt Nam làm việc với tổng số thời gian có mặt tại Việt Nam 90 ngày tại địa điểm bảo dưỡng máy bay. Trong trường hợp này, theo quy định tại Khoản 1, Điều 5, Hiệp định giữa Việt Nam và Thụy Điển, hãng Đ được coi là có cơ sở thường trú tại Việt Nam do định kỳ hàng năm các đoàn chuyên gia kỹ thuật đã làm việc tại Việt Nam tại một địa điểm cố định tại Việt Nam (các máy bay được bảo dưỡng).
…”
- Căn cứ Điều 1 Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 06/8/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam:
“Hướng dẫn tại Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng sau (trừ trường hợp nêu tại Điều 2 Chương I):
1. Tổ chức nước ngoài kinh doanh có cơ sở thường trú tai Việt Nam hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài kinh doanh là đối tượng cư trú tại Việt Nam hoặc không là đối tượng cư trú tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài) kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận, hoặc cam kết giữa Nhà thầu nước ngoài với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc giữa Nhà thầu nước ngoài với Nhà thầu phụ nước ngoài để thực hiện một phần công việc của Hợp đồng nhà thầu…”
- Căn cứ Điều 62 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hồ sơ miễn thuế, giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (Hiệp định thuế):
“1. Đối với nhà thầu nước ngoài:
Ngoài hồ sơ khai thuế, nhà thầu nước ngoài thực hiện thêm hồ sơ đề nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định thuế.
a) Đối với phương pháp khấu trừ, kê khai:
a.1) Khi tạm tính thuế thu nhập doanh nghiệp, người nộp thuế gửi hồ sơ đề nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định thuế cho cơ quan thuế cùng thời điểm tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý. Hồ sơ gồm:
a.1.1) Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/HTQT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
a.1.2) Bản gốc (hoặc bản sao đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú do cơ quan thuế của nước cư trú cấp ngay trước năm thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định thuế đã được hợp pháp hóa lãnh sự;
a.1.3) Bản sao hợp đồng ký kết với các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam và nước ngoài có xác nhận của người nộp thuế;
a.1.4) Giấy ủy quyền trong trường hợp người nộp thuế ủy quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục áp dụng Hiệp định thuế.
a.2) Trường hợp năm trước đó người nộp thuế đã có hồ sơ đề nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định thuế thì các năm tiếp theo chỉ cần gửi các bản sao hợp đồng ký kết với các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam và nước ngoài mới (nếu có) có xác nhận của người nộp thuế.
a.3) Khi khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, người nộp thuế gửi Giấy chứng nhận cư trú đã được hợp pháp hóa lãnh sự của năm tính thuế đó và xác nhận về việc thực hiện hợp đồng của các bên ký kết hợp đồng cùng Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
b) Đối với phương pháp trực tiếp:
b.1) Đối với hoạt động kinh doanh và các loại thu nhập khác:
b.1.1) Trong thời hạn 15 ngày trước thời hạn khai thuế, nhà thầu nước ngoài hoặc bên Việt Nam ký kết hợp đồng hoặc chi trả thu nhập cho nhà thầu nước ngoài gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp của bên Việt Nam hồ sơ đề nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định thuế, hồ sơ gồm:
b.1.1.1) Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/HTQT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
b.1.1.2) Bản gốc (hoặc bản sao đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú do cơ quan thuế của nước cư trú cấp ngay trước năm thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định thuế đã được hợp pháp hóa lãnh sự;
b.1.1.3) Bản sao hợp đồng ký kết với các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam có xác nhận của người nộp thuế;
b.1.1.4) Giấy ủy quyền trong trường hợp người nộp thuế ủy quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục áp dụng Hiệp định thuế.
…
b.1.5) Trường hợp năm trước đó đã có hồ sơ đề nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định thuế thì các năm tiếp theo chỉ cần gửi các bản sao hợp đồng kinh tế mới ký kết với các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam và nước ngoài (nếu có) có xác nhận của người nộp thuế.
b.1.6) Trong thời hạn 15 ngày trước khi kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam hoặc trước khi kết thúc năm tính thuế (tùy theo thời điểm nào diễn ra trước) nhà thầu nước ngoài gửi bản gốc (hoặc bản sao đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú đã được hợp pháp hóa lãnh sự của năm tính thuế đó cho bên Việt Nam ký kết hợp đồng hoặc chi trả thu nhập. Trong phạm vi 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận cư trú, bên Việt Nam ký kết hợp đồng hoặc chỉ trả thu nhập có trách nhiệm nộp cho cơ quan thuế bản gốc (hoặc bản sao đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú này.
b.1.7) Trường hợp vào thời điểm trên vẫn chưa có được Giấy chứng nhận cư trú thì nhà thầu nước ngoài có nghĩa vụ cam kết gửi bản gốc (hoặc bản sao đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú đã được hợp pháp hóa lãnh sự trong quý ngay sau ngày kết thúc năm tính thuế.
…
c) Đối với phương pháp hỗn hợp:
c.1) Trong thời hạn 15 ngày trước thời hạn khai thuế, nhà thầu nước ngoài gửi cho cơ quan thuế nơi đăng ký thuế hồ sơ đề nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định thuế. Hồ sơ gồm:
c.1.1) Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/HTQT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
c.1.2) Bản gốc (hoặc bản sao đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú do cơ quan thuế của nước cư trú cấp ngay trước năm đề nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định thuế đã được hợp pháp hóa lãnh sự;
c.1.3) Bản sao hợp đồng ký kết với các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam có xác nhận của người nộp thuế;
c.1.4) Giấy ủy quyền trong trường hợp người nộp thuế ủy quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục áp dụng Hiệp định thuế.
c.2) Trường hợp năm trước đó đã có hồ sơ đề nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định thuế thì các năm tiếp theo chỉ cần gửi các bản sao hợp đồng kinh tế mới ký kết với các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam và nước ngoài có xác nhận của người nộp thuế (nếu có).
c.3) Trong thời hạn 15 ngày trước khi kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam hoặc trước khi kết thúc năm tính thuế (tùy theo thời điểm nào diễn ra trước) nhà thầu nước ngoài gửi Giấy chứng nhận cư trú đã được hợp pháp hóa lãnh sự của năm tính thuế đó cho cơ quan thuế nơi đăng ký thuế.
c.4) Trường hợp vào thời điểm trên vẫn chưa có được Giấy chứng nhận cư trú thì nhà thầu nước ngoài có nghĩa vụ cam kết gửi Giấy chứng nhận cư trú đã được hợp pháp hóa lãnh sự trong quý ngay sau ngày kết thúc năm tính thuế.
…”
Căn cứ các quy định nêu trên, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
Trường hợp NTUC Income Insurance Co-operative Limited tại Singapore là nhà thầu nước ngoài có phát sinh thu nhập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận, hoặc cam kết giữa Nhà thầu nước ngoài với tổ chức, cá nhân Việt Nam thì thu nhập của nhà thầu nước ngoài thuộc đối tượng chịu thuế nhà thầu theo quy định tại Điều 1 Thông tư số 103/2014/TT-BTC.
Trường hợp NTUC Income Insurance Co-operative Limited tại Singapore đáp ứng điều kiện không có cơ sở thường trú tại Việt Nam theo quy định thì được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Singapore.
Việc xác định NTUC Income Insurance Co-operative Limited tại Singapore có cơ sở thường trú tại Việt Nam hay không, đề nghị Công ty nghiên cứu quy định tại Điều 5 Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Singapore và hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư 205/2013/TT-BTC nêu trên, đối chiếu với tình hình thực tế phát sinh để thực hiện theo đúng quy định.
Thủ tục hồ sơ miễn thuế, giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 62 Thông tư số 80/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính nêu trên.
Trong quá trình thực hiện chính sách thuế, trường hợp còn vướng mắc, đơn vị có thể tham khảo các văn bản hướng dẫn của Cục Thuế TP Hà Nội được đăng tải trên website http://hanoi.gdt.gov.vn hoặc liên hệ với Phòng Thanh tra - Kiểm tra số 8 đề được hỗ trợ giải quyết.
Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện được biết và thực hiện./.
| KT. CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 73521/CT-TTHT năm 2018 áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 2Công văn 23241/CT-TTHT năm 2020 về hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Vương quốc Anh do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 3Công văn 91492/CT-TTHT năm 2020 về hiệp định tránh đánh thuế hai lần do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 4Công văn 31196/CTHN-TTHT năm 2022 về chính sách thuế thu nhập cá nhân và miễn giảm thuế theo Hiệp định do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 5Công văn 9978/CTTPHCM-TTHT năm 2021 hướng dẫn áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Pháp và Việt Nam do Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế đánh vào thu nhập giữa Chính phủ Việt Nam và Thụy Điển (1994)
- 2Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế đánh vào thu nhập giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Xing-ga-po
- 3Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế đánh vào thu nhập giữa Việt Nam - Nhật Bản
- 4Thông tư 205/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ có hiệu lực thi hành tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Thông tư 103/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6Công văn 73521/CT-TTHT năm 2018 áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 7Công văn 23241/CT-TTHT năm 2020 về hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Vương quốc Anh do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 8Công văn 91492/CT-TTHT năm 2020 về hiệp định tránh đánh thuế hai lần do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 9Thông tư 80/2021/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế và Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 10Công văn 31196/CTHN-TTHT năm 2022 về chính sách thuế thu nhập cá nhân và miễn giảm thuế theo Hiệp định do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 11Công văn 9978/CTTPHCM-TTHT năm 2021 hướng dẫn áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Pháp và Việt Nam do Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Công văn 30943/CTHN-TTHT năm 2022 về Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Singapore do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 30943/CTHN-TTHT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 30/06/2022
- Nơi ban hành: Cục thuế thành phố Hà Nội
- Người ký: Nguyễn Tiến Trường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 30/06/2022
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết