Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3043/TCTHADS-GQKNTC | Hà Nội, ngày 16 tháng 09 năm 2015 |
Kính gửi: Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Qua theo dõi, quản lý công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Hệ thống Thi hành án dân sự và thực hiện công tác giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền trong thời gian qua, Tổng cục nhận thấy: Về cơ bản, các cơ quan Thi hành án dân sự đã quan tâm và thực hiện khá nghiêm các quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực thi hành án dân sự, hành chính. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn khá nhiều cơ quan Thi hành án dân sự chưa nhận thức đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng của công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chưa thực sự quan tâm đúng mức, chưa chỉ đạo sát sao nên vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, thậm chí yếu kém, vi phạm trong công tác này. Qua tổng hợp, đánh giá của Tổng cục, các tồn tại, hạn chế, vi phạm phổ biến trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo thường tập trung vào một số nội dung sau:
Thứ nhất: Về công tác tiếp công dân
Một số cơ quan Thi hành án dân sự không tổ chức thực hiện việc tiếp công dân theo đúng quy định của pháp luật; bố trí cán bộ chưa đủ năng lực, trình độ, phẩm chất làm công tác tiếp công dân. Thủ trưởng một số cơ quan Thi hành án dân sự chưa quan tâm, chỉ đạo tổ chức tốt việc tiếp công dân, còn có biểu hiện ngại tiếp công dân, ngại đối thoại với công dân, không tiếp công dân theo định kỳ; một số cán bộ tiếp công dân chưa tận tình giải thích, hướng dẫn cho công dân hiểu về pháp luật thi hành án dân sự (Sóc Trăng, Đồng Nai..), có thái độ hách dịch, cửa quyền đối với công dân đến khiếu nại, tố cáo, phản ánh nên công dân bức xúc, tiếp tục khiếu nại, tố cáo vượt cấp, kéo dài (Bình Phước...).
Thứ hai: Về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
Chất lượng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của một số cơ quan Thi hành án dân sự địa phương chưa cao, còn nhiều vi phạm, đặc biệt là cấp Chi cục, dẫn đến nhiều quyết định giải quyết khiếu nại bị hủy hoặc yêu cầu thu hồi. Các vi phạm điển hình trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo gồm:
- Không ra thông báo thụ lý đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết, vi phạm Điều 148 Luật Thi hành án dân sự;
- Thụ lý giải quyết khiếu nại khi đã hết thời hiệu khiếu nại; thụ lý giải quyết đối với khiếu nại của người không có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án, vi phạm quy định tại Điều 140 Luật Thi hành án dân sự (Cục THADS tỉnh Bình Thuận, Chi cục THADS Quận 4 - TP Hồ Chí Minh...);
+ Chậm giải quyết khiếu nại, tố cáo, vi phạm quy định tại Điều 146, Điều 157 Luật Thi hành án dân sự về thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo (TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Gia Lai, Kon Tum...);
+ Giải quyết khiếu nại không đúng thẩm quyền, vi phạm quy định tại Điều 142 Luật Thi hành án dân sự như Cục Thi hành án dân sự giải quyết khiếu nại lần đầu đối với khiếu nại các quyết định, hành vi của Chấp hành viên Chi cục; giải quyết khiếu nại lần 2 đối với khiếu nại quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm, vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 25 Nghị định 58/2009/NĐ-CP của Chính phủ (TP Hồ Chí Minh);
+ Không ra quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo mà ban hành công văn giải quyết khiếu nại, tố cáo, vi phạm quy định tại Điều 150 Luật Thi hành án dân sự, Điều 24 Luật Tố cáo (Cục THADS tỉnh Đồng Tháp, Đồng Nai, TP Cần Thơ, Bắc Ninh, Thái Nguyên; Chi cục THADS TP Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp; Chi cục THADS TP Biên Hòa, huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai); quyết định giải quyết khiếu nại không xác định việc bồi thường thiệt hại, biện pháp khắc phục hậu quả do quyết định, hành vi trái pháp luật gây ra (Cục THADS tỉnh Kon Tum, Chi cục THADS thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai) hoặc ngược lại, xác định luôn trách nhiệm bồi thường của cá nhân có sai phạm trong quyết định giải quyết khiếu nại, vi phạm quy định tại Điều 4 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (Tiền Giang); ra quyết định giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại kết luận nội dung tố cáo của cơ quan Thi hành án dân sự cấp dưới (Điện Biên); quyết định giải quyết khiếu nại (lần đầu) hướng dẫn đương sự có quyền khiếu nại tiếp trong thời hạn 30 ngày hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án, vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 140 và Điều 151 Luật Thi hành án dân sự (Phú Thọ);
+ Vi phạm về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo: Trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, một số cơ quan Thi hành án dân sự không nghiên cứu đầy đủ, toàn diện hồ sơ thi hành án và các tài liệu có liên quan; không tổ chức xác minh, đối thoại hoặc trưng cầu giám định khi cần thiết dẫn đến kết quả giải quyết khiếu nại không khách quan, chưa đúng pháp luật (Phú Thọ, Yên Bái, Bắc Giang, Đồng Nai, Kon Tum, Gia Lai, An Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Tây Ninh, Thừa Thiên Huế...). Thậm chí, Thủ trưởng một số cơ quan Thi hành án dân sự còn có biểu hiện bao che cho những sai phạm của cán bộ, Chấp hành viên và công chức trong quá trình tổ chức thi hành án dẫn đến tình trạng công dân bức xúc, khiếu nại, tố cáo gay gắt, kéo dài, vượt cấp (Cục THADS tỉnh Lạng Sơn, Thanh Hóa, Gia Lai, Kon Tum, Đồng Nai, Tây Ninh; Chi cục THADS huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai...).
Thứ ba: Về việc thực hiện chế độ báo cáo, thống kê
Việc báo cáo kết quả xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo không đúng thời hạn, không đảm bảo đầy đủ nội dung theo hướng dẫn, yêu cầu của Tổng cục, nhất là những đơn thư do Tổng cục chuyển; nhiều cơ quan Thi hành án dân sự địa phương chậm báo cáo, sao gửi hồ sơ, tài liệu về Tổng cục dẫn đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo một số vụ việc thuộc thẩm quyền của Tổng cục trưởng hoặc báo cáo các vụ việc theo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo Tổng cục bị quá thời hạn (TP Hồ Chí Minh, Yên Bái, Bình Thuận, Đồng Nai...). Nhiều Cục Thi hành án dân sự sau khi ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại hoặc Kết luận nội dung tố cáo không gửi đầy đủ về Tổng cục (Bắc Giang, Cần Thơ, Hưng Yên, Quảng Nam...).
Thứ tư: Về thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo
Một số cơ quan Thi hành án dân sự chưa tổ chức thực hiện nghiêm quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo, dẫn đến tình trạng công dân bức xúc, khiếu nại, tố cáo kéo dài (Kon Tum, Gia Lai, Tây Ninh..).
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do Thủ trưởng một số cơ quan Thi hành án dân sự chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo nên chưa thực sự quan tâm, chưa chỉ đạo sát sao, quyết liệt trong công tác này. Năng lực, trình độ, kỹ năng của cán bộ được phân công thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo còn hạn chế, chưa đồng đều; ý thức trách nhiệm chưa cao...
Để hạn chế những sai phạm, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của Tổng cục và các cơ quan Thi hành án dân sự địa phương, hạn chế khiếu nại, tố cáo bức xúc, kéo dài, vượt cấp của công dân, Tổng cục yêu cầu Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tốt các nội dung sau:
1. Tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị số 35-CT/TƯ ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành; Luật Thi hành án dân sự và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số 62/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự trong cơ quan, đơn vị và toàn thể cán bộ, công chức. Nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, Thủ trưởng cơ quan trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự.
2. Kiện toàn, bố trí cán bộ có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực, am hiểu đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật, có kiến thức về xã hội, hiểu biết tâm lý làm công tác tiếp công dân; tăng cường giáo dục phẩm chất, đạo đức, kỹ năng dân vận cho cán bộ tiếp công dân. Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự thực hiện nghiêm việc tiếp công dân định kỳ theo đúng quy định của pháp luật.
3. Chỉ đạo khắc phục triệt để những tồn tại, hạn chế trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; tăng cường hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo cho các cơ quan Thi hành án dân sự cấp dưới nhằm nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo; bảo đảm giải quyết đúng thời hạn, đúng pháp luật đối với các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền; tổ chức thi hành nghiêm các quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo đã có hiệu lực pháp luật.
4. Tiếp tục thực hiện nghiêm Quyết định số 74/QĐ-TCTHADS ngày 27/01/2015 của Tổng cục về việc ban hành Kế hoạch chỉ đạo, giải quyết các việc Thi hành án dân sự trọng điểm phức tạp, kéo dài; xây dựng Kế hoạch giải quyết đối với từng vụ việc theo danh sách đã được phê duyệt và tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, bức xúc, kéo dài; các vụ việc có điều kiện thi hành.
5. Tăng cường và nâng cao chất lượng kiểm tra công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; Cục Thi hành án dân sự tự kiểm tra và tổ chức kiểm tra công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các Chi cục. Kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm những vi phạm của cán bộ, Chấp hành viên được phát hiện trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo. Thủ trưởng cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp đối với những sai phạm của cấp dưới trong quá trình thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
6. Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo, sao gửi hồ sơ, tài liệu đầy đủ, kịp thời; gửi đầy đủ các quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo cho cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (Chi cục gửi về Cục, Cục gửi về Tổng cục) để thực hiện việc kiểm tra theo quy định của pháp luật. Tổng cục sẽ tổ chức kiểm tra công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo một số địa phương (thời gian cụ thể sẽ thông báo sau).
Nhận được Công văn này, yêu cầu Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiêm túc triển khai thực hiện, gửi văn bản triển khai và báo cáo kết quả về Tổng cục (qua Vụ Giải quyết khiếu nại, tố cáo) để theo dõi, tổng hợp. Quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, kịp thời báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 704/TTg-V.I năm 2015 về chỉ đạo công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Công văn 4509/VPCP-V.I về công tác tiếp công dân 5 tháng đầu năm 2015 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Chương trình phối hợp 534/CTr-TTCP-TTXVN năm 2015 giữa Thanh tra Chính phủ và Thông tấn xã Việt Nam trong công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng
- 4Thông tư 53/2015/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn về quy trình tiếp công dân và xử lý đơn thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội
- 5Quyết định 743/QĐ-TANDTC năm 2016 Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 35-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 6Chỉ thị 07/CT-VKSTC năm 2017 về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 7Quyết định 213/QĐ-BTP về phê duyệt Kế hoạch công tác năm 2018 của Tổng cục Thi hành án dân sự do Bộ Tư pháp ban hành
- 8Công văn 7495/VPCP-V.I năm 2018 về chấn chỉnh công tác tiếp công dân do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Luật thi hành án dân sự 2008
- 2Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009
- 3Nghị định 58/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự
- 4Luật khiếu nại 2011
- 5Luật tố cáo 2011
- 6Luật tiếp công dân 2013
- 7Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014
- 8Quyết định 74/QĐ-TCTHADS năm 2015 về Kế hoạch chỉ đạo, giải quyết việc thi hành án dân sự trọng điểm phức tạp, kéo dài do Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự ban hành
- 9Công văn 704/TTg-V.I năm 2015 về chỉ đạo công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Công văn 4509/VPCP-V.I về công tác tiếp công dân 5 tháng đầu năm 2015 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 11Nghị định 62/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự
- 12Chương trình phối hợp 534/CTr-TTCP-TTXVN năm 2015 giữa Thanh tra Chính phủ và Thông tấn xã Việt Nam trong công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng
- 13Thông tư 53/2015/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn về quy trình tiếp công dân và xử lý đơn thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội
- 14Quyết định 743/QĐ-TANDTC năm 2016 Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 35-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 15Chỉ thị 07/CT-VKSTC năm 2017 về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 16Quyết định 213/QĐ-BTP về phê duyệt Kế hoạch công tác năm 2018 của Tổng cục Thi hành án dân sự do Bộ Tư pháp ban hành
- 17Công văn 7495/VPCP-V.I năm 2018 về chấn chỉnh công tác tiếp công dân do Văn phòng Chính phủ ban hành
Công văn 3043/TCTHADS-GQKNTC năm 2015 về chấn chỉnh và nâng cao chất lượng công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án dân sự do Tổng cục Thi hành án dân sự ban hành
- Số hiệu: 3043/TCTHADS-GQKNTC
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 16/09/2015
- Nơi ban hành: Tổng cục Thi hành án dân sự
- Người ký: Nguyễn Thanh Thủy
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra