Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:2964/UBND-XD | Bắc Giang, ngày 14 tháng 10 năm 2014 |
Kính gửi: | - Các Sở, cơ quan thuộc UBND tỉnh; |
Thời gian qua, việc quản lý định mức, đơn giá công tác khai thác, đào, đắp, vận chuyển đất, công tác bê tông trong đầu tư xây dựng, nhất là các công trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu dân cư, san nền, công trình giao thông... trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ, gây lãng phí vốn đầu tư, tài nguyên và ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường. Nhiều công trình, chủ đầu tư lập, phê duyệt dự toán, thanh quyết toán vốn đầu tư còn tùy tiện như: Xác định đơn giá đất (mua, vận chuyển, đào, đắp) cao hơn nhiều so với mặt bằng giá thị trường; vị trí khai thác đất đắp, vị trí đổ đất thải (đất hữu cơ, bùn, rác...) không cụ thể và không phù hợp với thực tế tại địa điểm xây dựng công trình; tỷ lệ đào đắp bằng máy và bằng thủ công, thiết kế kết cấu mặt đường bê tông xi măng trong xây dựng đường giao thông chưa đúng với tiêu chuẩn kỹ thuật và điều kiện thực tế...
Để khắc phục những tồn tại và hạn chế nêu trên, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng công trình có sử dụng vốn Nhà nước hoặc sử dụng quỹ đất để tạo vốn do Chủ tịch UBND tỉnh hoặc các cơ quan, địa phương trong tỉnh quyết định đầu tư thực hiện nội dung sau:
1. Về sử dụng định mức, đơn giá áp dụng trong thiết kế, thi công công tác đất:
Việc sử dụng, áp dụng định mức, đơn giá để lập dự toán chi phí đầu tư xây dựng công trình phải dựa trên hệ thống định mức kinh tế-kỹ thuật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng và các bộ đơn giá xây dựng, văn bản hướng dẫn hiện hành được cấp có thẩm quyền công bố, ban hành. Riêng đối với công tác đất phải tuân thủ các quy định sau:
- Công tác thi công đào, đắp đất nền móng công trình trong các công trình giao thông, thủy lợi, san nền, dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật bắt buộc phải thực hiện áp dụng định mức, đơn giá và biện pháp thi công bằng máy (không sử dụng đào đắp bằng thủ công) đối với các công việc sau: Công tác đào bùn, đào đất để đắp hoặc đổ đi; đào nền đường; khuôn đường làm mới (trừ các công trình duy tu, sửa chữa đường bộ); công tác đào móng công trình, đào kênh mương, rãnh thoát nước có chiều rộng, chiều sâu ³ 1,0m; công tác đắp đất, đắp cát nền đường; đắp đất bờ kênh mương, đê đập có chiều rộng mặt bờ mương, mặt đập ³ 2,5m; công tác đắp đất, đắp cát nền móng công trình có chiều rộng đáy móng ³ 6,0m.
Ngoài các công việc trên, chủ đầu tư yêu cầu đơn vị tư vấn căn cứ điều kiện thực tế và hồ sơ khảo sát, thiết kế để phân định rõ khối lượng, tỷ lệ đào đắp bằng máy hoặc thủ công bảo đảm phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật và biện pháp thi công của công trình.
- Khi lập dự toán chi phí đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư được phép tính chi phí mua đất tại nơi khai thác, mức giá mua đất là giá được Liên Sở: Xây dựng- Tài chính công bố. Trường hợp mua đất ở các khu vực khác với các khu vực đã được công bố, mức giá đất chênh lệch từ 10% trở lên so với giá công bố tại thời điểm, trước khi phê duyệt giá vật liệu làm cơ sở để lập dự toán công trình chủ đầu tư phải gửi văn bản đến Liên Sở: Xây dựng - Tài chính để xin ý kiến về giá theo quy định tại Hướng dẫn số 01/HDLS: XD-TC ngày 02/01/2014 của Liên Sở: Xây dựng - Tài chính.
2. Về xác định vị trí mua, khai thác đất đắp nền, đổ đất thải:
Chủ đầu tư có nhu cầu sử dụng đất đắp nền phải tổ chức khảo sát chất lượng, xác định vị trí khai thác, cự ly, cấp loại đường vận chuyển đất làm cơ sở lập dự toán công trình. Việc xác định vị trí mua, khai thác đất, đổ đất thải phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Vị trí mua đất, khai thác đất đắp nền công trình phải có trong Quy hoạch vùng nguyên liệu đất làm vật liệu san lấp mặt bằng đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt hoặc được cấp có thẩm quyền chấp thuận theo Quy định quản lý, khai thác, vận chuyển đất đắp nền công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ban hành kèm theo Quyết định số 265/2014/QĐ-UBND ngày 19/5/2014 của UBND tỉnh.
- Giảm tối đa chi phí vận chuyển, hạn chế ảnh hưởng đến môi trường và các công trình hạ tầng kỹ thuật của địa phương nơi khai thác, xây dựng công trình; tiết kiệm, tránh lãng phí vốn đầu tư.
- Đảm bảo cung ứng đủ khối lượng đất san lấp mặt bằng đạt chất lượng theo yêu cầu thiết kế xây dựng công trình.
- Tận dụng được nguồn nguyên liệu san lấp mặt bằng từ hoạt động san gạt mặt bằng, hạ cốt nền để thực hiện các mục đích sử dụng đất khác của địa phương.
- Việc xác định loại đất thải phải vận chuyển đi đổ (đổ ra bãi thải) phải được thể hiện trong hồ sơ khảo sát xây dựng công trình. Đất thải phải vận chuyển đi đổ chỉ bao gồm các loại như: Bùn (do nạo vét đáy móng, ao, hồ, kênh mương) và một số loại đất thuộc loại đất cấp I, nhóm 1, 2, 3, đất cấp II nhóm 4 theo Bảng phân cấp đất dùng cho công tác đào, vận chuyển, đắp đất bằng thủ công; đất cấp I theo Bảng phân cấp đất dùng cho công tác đào, vận chuyển, đắp đất bằng máy quy định tại Văn bản số 1776/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Xây dựng.
Các loại đất màu, đất phù sa nằm trong giới hạn phạm vi hố móng công trình và bãi lấy đất sau khi đào bóc phải được trữ lại để sử dụng tái tạo, phục hồi đất do bị phá hoại trong quá trình thi công hoặc phủ đất màu cho vườn hoa, cây xanh, trồng cỏ hoặc phục vụ cho nhu cầu cải tạo đất của địa phương nơi xây dựng công trình.
Những loại đất còn lại ngoài các nhóm, loại đất nêu trên phải được tận dụng lại để san đắp nền công trình tại các vị trí phù hợp với yêu cầu của thiết kế. Trường hợp đã sử dụng hết vào các mục đích theo yêu cầu của thiết kế hoặc phục vụ cho nhu cầu cải tạo đất của địa phương nhưng còn dư thừa mới được phép tính chi phí vận chuyển đi đổ ra bãi thải đúng nơi quy định của địa phương nơi xây dựng công trình.
- Đối với công trình có khối lượng đất thải phải vận chuyển đi đổ có khối lượng ³ 500 m3, chủ đầu tư phải thực hiện thỏa thuận với UBND cấp xã và được UBND cấp xã nơi xây dựng công trình chấp thuận bằng văn bản kèm theo bản vẽ xác định vị trí, diện tích, trữ lượng bãi đổ làm cơ sở xác định cự ly, cấp loại đường vận chuyển đất để lập dự toán chi phí đầu tư xây dựng công trình. Vị trí bãi thải phải đảm bảo có trữ lượng bãi đổ phải đáp ứng được khối lượng đất thải; vị trí bãi đổ phải ở các nơi trũng hoặc các vị trí hố sâu tự nhiên (khe cạn, hõm núi, đầm lầy, những nơi bỏ hoang...); không gây cản trở thoát nước và gây trở ngại thoát lũ cho khu vực; không ảnh hưởng đến đất nông lâm nghiệp, nguồn nước tự nhiên của khu vực chứa đất thải.
3. Về thiết kế, xây dựng đường giao thông kết cấu mặt đường bê tông xi măng:
Việc thiết kế và thi công các công trình xây dựng đường giao thông kết cấu mặt đường bê tông xi măng trên địa bàn tỉnh phải tuân thủ các quy định tại Thông tư số 12/2013/TT-BGTVT ngày 30/5/2013 của Bộ Giao thông vận tải quy định về sử dụng kết cấu mặt đường bê tông xi măng trong đầu tư xây dựng công trình giao thông.
Ngoài các quy định trên, khi thiết kế và triển khai thi công công trình đường giao thông, tùy theo tình hình thực tế tại địa phương, chủ đầu tư quyết định sử dụng vật liệu cho phù hợp, đảm bảo các tiêu chí sau:
- Sử dụng các loại vật liệu sẵn có tại địa phương (cát, sỏi, xi măng, gạch xây các loại...), giá thành đến chân công trình xây dựng nhỏ hơn hoặc bằng giá các loại vật liệu nhập khẩu từ địa phương khác có cùng tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu thiết kế và đủ điều kiện đưa vào sử dụng cho công trình.
- Xi măng sử dụng trong kết cấu mặt đường bê tông xi măng phải thống nhất sử dụng xi măng Pooc lăng hỗn hợp PCB 40 (xi măng Pooc lăng hỗn hợp PCB 40 theo TCVN 6260:2009); đối với đường giao thông nông thôn loại B có thể sử dụng xi măng Pooc lăng hỗn hợp PCB 30. Ưu tiên sử dụng các loại xi măng của các doanh nghiệp sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh sản xuất nhằm giảm giá thành, đảm bảo chất lượng công trình.
- Đối với các công trình xây dựng đường giao thông dự kiến sử dụng bê tông thương phẩm nhưng năm xa vị trí các trạm trộn bê tông cố định ≥10 km, khi lập dự toán chi phí đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư và đơn vị tư vấn phải thực hiện tính toán, lựa chọn phương án tổ chức thi công và sử dụng định mức, đơn giá phù hợp với điều kiện thi công đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng công trình.
4. Tổ chức thực hiện:
Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan trực thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Các cơ quan Nhà nước, đơn vị được giao thực hiện chức năng thẩm tra, thẩm định, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng; các chủ đầu tư, tổ chức và cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện nội dung Công văn này, Giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, theo dõi, hướng dẫn và xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm theo thẩm quyền hoặc báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xử lý theo quy định.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị kịp thời phản ánh về Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1Công văn 347/SXD-KTXD năm 2014 về quản lý đơn giá xây dựng công trình khi áp dụng định mức dự toán xây dựng công trình sửa đổi, bổ sung do Bộ Xây dựng, Ủy ban nhan dân tỉnh Hải Dương công bố
- 2Công văn 1420/UBND-KTN năm 2015 về xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành
- 3Công văn 945/SXD-KTTH năm 2015 Hướng dẫn xác định đơn giá xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Bình Thuận áp dụng Thông tư số 01/2015/TT-BXD do Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận
- 1Công văn số 1776/BXD-VP về việc công bố Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 2Thông tư 12/2013/TT-BGTVT quy định về sử dụng kết cấu mặt đường bê tông xi măng trong đầu tư xây dựng công trình giao thông do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Quyết định 265/2014/QĐ-UBND về quản lý, khai thác và vận chuyển đất đắp nền công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 4Hướng dẫn 01/HDLS: XD-TC năm 2014 về quản lý giá vật liệu xây dựng, thiết bị để lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình do Sở Xây dựng - Sở Tài chính tỉnh Bắc Giang ban hành
- 5Công văn 347/SXD-KTXD năm 2014 về quản lý đơn giá xây dựng công trình khi áp dụng định mức dự toán xây dựng công trình sửa đổi, bổ sung do Bộ Xây dựng, Ủy ban nhan dân tỉnh Hải Dương công bố
- 6Công văn 1420/UBND-KTN năm 2015 về xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành
- 7Công văn 945/SXD-KTTH năm 2015 Hướng dẫn xác định đơn giá xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Bình Thuận áp dụng Thông tư số 01/2015/TT-BXD do Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận
Công văn 2964/UBND-XD năm 2014 về quản lý định mức, đơn giá công tác đất; cấp phối bê tông trong các công trình xây dựng do cơ quan, địa phương trong tỉnh quyết định đầu tư do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ban hành
- Số hiệu: 2964/UBND-XD
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 14/10/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Giang
- Người ký: Lại Thanh Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra