Hệ thống pháp luật

THANH TRA CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------

Số: 295/TTCP-C.IV
V/v đánh giá chính sách bảo vệ người tố cáo

Hà Nội, ngày 03 tháng 02 năm 2015

 

Kính gửi:

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Ngày 03/10/2012, Chính phủ ban hành Nghị định số 76/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tố cáo đã quy định cụ thể các biện pháp bảo vệ người tố cáo và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc bảo vệ người tố cáo.

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN (tại Văn bản số 194/VPCP-V.I ngày 27/01/2015 của Văn phòng Chính phủ) và Kế hoạch xây dựng thể chế năm 2015 của Thanh tra Chính phủ; để tăng cường các biện pháp hiệu quả bảo vệ người tố cáo nói chung và người phát hiện, tố cáo tham nhũng nói riêng, Thanh tra Chính phủ trân trọng đề nghị các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị có liên quan tiến hành đánh giá, tổng hợp báo cáo việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ người tố cáo.

Nội dung đánh giá, tổng hợp báo cáo: Có đề cương gửi kèm. Báo cáo gửi về Thanh tra Chính phủ (Cục Chống tham nhũng): trước ngày 30 tháng 4 năm 2015.

Rất mong nhận được sự quan tâm, phối hợp của các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan.

Xin trân trọng cảm ơn./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Phó TTg Nguyễn Xuân Phúc (để b/c);
- Tổng TTCP (để b/c);
- Ban Nội chính TW;
- Các Phó Tổng TTCP;
- Thanh tra bộ, ngành, địa phương;
- Ban Tiếp Công dân, Cục I, II, III, IV, Vụ I, II, III - TTCP (để tổng hợp, b/c công tác bảo vệ người tố cáo qua hoạt động của đơn vị);
- Trung tâm Thông tin (để đưa lên Cổng TTĐT);
- Lưu: VT, PC, Cục IV.

KT. TỔNG THANH TRA
PHÓ TỔNG THANH TRA




Trần Đức Lượng

 

ĐỀ CƯƠNG

BÁO CÁO VIỆC THỰC HIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ NGƯỜI TỐ CÁO
(Kèm theo Văn bản số 295/TTCP-C.IV ngày 03/02/2015 của Thanh tra Chính phủ)

1. Tình hình, kết quả bảo vệ người tố cáo, người thân thích của người tố cáo (sau đây gọi chung là người tố cáo): Số liệu báo cáo tính từ ngày 20/11/2012 đến ngày 20/02/2014

MS

NỘI DUNG

TỔNG

TRONG ĐÓ

Tố cáo tham nhũng

Tố cáo khác

(1)

(2)

(3)=(4)+(5)

(4)

(5)

1

Kết quả phát hiện, xử lý hành vi trả thù, trù dập, đe dọa người tố cáo

1.1

Số vụ việc có người tố cáo bị trả thù hoặc đe dọa trả thù

 

 

 

1.2

Số người tố cáo đã bị trả thù

 

 

 

1.3

Số người tố cáo bị đe dọa trả thù

 

 

 

1.4

Số người tố cáo có dấu hiệu bị trả thù, trù dập đang được xem xét để kết luận

 

 

 

1.5

Số người bị xử lý bằng các biện pháp hành chính do trả thù, đe dọa trả thù người tố cáo

 

 

 

1.6

Số người bị xử lý hình sự do trả thù, đe dọa trả thù người tố cáo

 

 

 

2

Kết quả tiếp nhận yêu cầu bảo vệ người tố cáo

 

 

 

2.1

Số người tố cáo yêu cầu bảo vệ bí mật thông tin

 

 

 

2.2

Số người tố cáo yêu cầu bảo vệ tính mạng, sức khỏe

 

 

 

2.3

Số người tố cáo yêu cầu bảo vệ tài sản

 

 

 

2.4

Số người tố cáo yêu cầu bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm và các quyền nhân thân khác

 

 

 

2.5

Số người tố cáo yêu cầu bảo vệ vị trí công tác, việc làm

 

 

 

3

Kết quả xử lý yêu cầu bảo vệ người tố cáo

 

 

 

3.1

Số yêu cầu được cơ quan tiếp nhận tiến hành bảo vệ theo thẩm quyền

 

 

 

3.2

Số yêu cầu đã chuyển cơ quan có thẩm quyền bảo vệ

 

 

 

3.3

Số yêu cầu đã thực hiện xử lý khác

 

 

 

4

Kết quả thực hiện các biện pháp bảo vệ người tố cáo

 

 

 

4.1

Tổng số người tố cáo đã được bảo vệ bằng các biện pháp bảo vệ theo quy định

 

 

 

4.2

Số người tố cáo đã được bảo vệ bí mật thông tin

 

 

 

4.3

Số người bị xử lý do để lộ thông tin về người tố cáo

 

 

 

4.4

Số người bị xử lý do có hành vi thu thập trái phép thông tin về người tố cáo

 

 

 

4.5

Số người bị tố cáo đã được bố trí lực lượng, phương tiện, công cụ tại nơi cần thiết để bảo vệ tính mạng, sức khỏe

 

 

 

4.6

Số người bị tố cáo đã được tạm thời di chuyển đến nơi an toàn để bảo vệ tính mạng, sức khỏe

 

 

 

4.7

Số người tố cáo đã phải hạn chế phạm vi đi lại, quan hệ giao tiếp, thăm gặp, làm việc, học tập để bảo vệ tính mạng, sức khỏe

 

 

 

4.8

Số người tố cáo đã phải di chuyển và giữ bí mật chỗ ở, nơi làm việc, học tập để bảo vệ tính mạng, sức khỏe

 

 

 

4.9

Số người tố cáo đã phải thay đổi tung tích, lai lịch, đặc điểm nhân thân, nhân dạng để bảo vệ tính mạng, sức khỏe

 

 

 

4.10

Số người tố cáo đã được bảo vệ tài sản

 

 

 

4.11

Số người tố cáo đã được bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm và các quyền nhân thân khác

 

 

 

4.12

Số người tố cáo đã được bảo vệ vị trí công tác, việc làm

 

 

 

2. Nhận xét, đánh giá về các biện pháp bảo vệ người tố cáo:

- Phân tích, đánh giá các quy định hiện hành về bảo vệ người tố cáo (quy định có phù hợp với thực tiễn không ? các biện pháp bảo vệ đã toàn diện chưa ? trình tự thủ tục rõ ràng hay không ? vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có được quy định cụ thể và phù hợp không ?...)

- Phân tích, đánh giá việc thực hiện: ưu điểm, hạn chế, vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện; nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc, khó khăn;

- Phân tích, đánh giá hiệu quả của các biện pháp bảo vệ người tố cáo hiện hành (đã bảo đảm cho việc bảo vệ có hiệu quả người tố cáo chưa ? tính khả thi của các biện pháp ? còn những sơ hở, bất cập gì làm giảm hiệu quả của chính sách?...)

3. Kiến nghị đề xuất:

- Về xây dựng, hoàn thiện thể chế:

+ Đề xuất bổ sung thêm biện pháp bảo vệ nào để bảo đảm bảo vệ có hiệu quả người tố cáo?

+ Đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định hiện hành như thế nào để có thể thực hiện có hiệu quả các biện pháp bảo vệ hiện nay ?

+ Có cần thiết xây dựng Thông tư của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình, thủ tục, mẫu văn bản về tiếp nhận, xử lý, giải quyết yêu cầu bảo vệ người tố cáo hay không ?

+ Có cần thiết xây dựng quy định riêng về bảo vệ người tố cáo tham nhũng hay áp dụng chung các quy định hiện hành về bảo vệ người tố cáo ?

- Về chỉ đạo, tổ chức thực hiện:

+ Cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền phổ biến, tập huấn chính sách về bảo vệ người tố cáo như thế nào ?

+ Biện pháp gì để phát huy được vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và xã hội trong thực thi chính sách bảo vệ người tố cáo ?

- Các kiến nghị, đề xuất cụ thể khác.

Ghi chú:

1. Khi thống kê số liệu và phân tích, báo cáo cần chú ý:

- Không thay đổi các tiêu chí về nội dung và mã số (MS) trong cột (1) và (2) của biểu số liệu.

- Vụ việc hay người tố cáo có cả nội dung tố cáo tham nhũng và tố cáo khác thì chỉ tổng hợp vào cột (4) tố cáo tham nhũng.

- Hầu hết các nội dung đều có đơn vị tính là số người. Riêng các MS 3.1, 3.2, 3.3 có đơn vị tính là “yêu cầu” vì một người có thể đưa ra nhiều yêu cầu bảo vệ, trong đó có thể có yêu cầu thuộc thẩm quyền, trách nhiệm bảo vệ của cơ quan tiếp nhận, có yêu cầu thuộc thẩm quyền, trách nhiệm bảo vệ của cơ quan khác.

- Tổng số người tố cáo đã được bảo vệ bằng các biện pháp bảo vệ theo quy định (MS 4.1.1) có thể thấp hơn tổng cộng các biện pháp bảo vệ đã áp dụng theo yêu cầu vì một người có thể yêu cầu bảo vệ bằng nhiều biện pháp.

2. Đề nghị các bộ, ngành, địa phương, đơn vị gửi Báo cáo kết quả thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ người tố cáo về Thanh tra Chính phủ (Cục Chống tham nhũng), đồng thời gửi dữ liệu điện tử qua hộp thư điện tử p4c4(a)thanhtra.gov.vn

3. Trường hợp cần thiết đề nghị liên hệ với đ/c Ngô Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục Chống tham nhũng để được giải đáp (ĐT: 08048230 - 0913340000)./.

THANH TRA CHÍNH PHỦ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 295/TTCP-C.IV năm 2015 đánh giá chính sách bảo vệ người tố cáo do Thanh tra Chính phủ ban hành

  • Số hiệu: 295/TTCP-C.IV
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 03/02/2015
  • Nơi ban hành: Thanh tra Chính phủ
  • Người ký: Trần Đức Lượng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 03/02/2015
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản