Hệ thống pháp luật

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 29/BTTTT-VP
V/v trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Gia Lai gửi tới trước kỳ họp thứ 4, Quc hội khóa XV

Hà Nội, ngày 04 tháng 01 năm 2023

 

Kính gửi: Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Gia Lai do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Công văn số 1418/BDN ngày 07/11/2022, nội dung kiến nghị như sau:

Câu 1: Đề nghị tham mưu Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi Luật Báo chí năm 2016 để phù hợp với thực tiễn và nâng cao chất lượng hoạt động báo chí, công tác quản lý nhà nước về báo chí tại địa Tăng cường phân cấp về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí cho các cấp địa phương.

Sau khi nghiên cứu, Bộ TT&TT có ý kiến trả lời như sau:

Thực hiện Quyết định số 2114/QĐ-TTg ngày 16/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 19-KL/TW ngày 14/10/2021 của Bộ Chính trị và Đề án Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, Bộ TT&TT đã giao các đơn vị chức năng (Cục Báo chí, Vụ Pháp chế) thực hiện việc rà soát xây dựng Báo cáo số 57/BC - BTTTT ngày 30/3/2022 về kết quả nghiên cứu, rà soát Luật Báo chí năm 2016 và kiến nghị sửa đổi, bổ sung trình Chính phủ. Báo cáo nêu ra 27 nội dung, nhóm nội dung có quy định bất cập, không phù hợp với thực tiễn của pháp luật báo chí, đánh giá và đề xuất sửa đổi. Trong đó, có đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định để phù hợp với thực tiễn và nâng cao chất lượng hoạt động báo chí, công tác quản lý nhà nước về báo chí tại địa phương. Cụ thể:

- Quy định về phân cấp quản lý nhà nước về báo chí: Bộ TT&TT nhận thấy một số thủ tục có thể phân cấp cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí tại địa phương giải quyết nhằm bảo đảm sát cơ sở và nguyên tắc quản lý ngành, lãnh thổ. Cụ thể như các thủ tục: Cấp giấy phép, sửa đổi, bổ sung giấy phép, chấp thuận thay đổi nội dung ghi trong giấy phép xuất bản thêm ấn phẩm đối với cơ quan báo chí của địa phương; cấp giấy phép, sửa đổi, bổ sung giấy phép, chấp thuận thay đổi nội dung ghi trong giấy phép xuất bản phụ trương đối với cơ quan báo chí của địa phương; cấp giấy phép, chấp thuận thay đổi nội dung ghi trong giấy phép xuất bản đặc san đối với cơ quan, tổ chức ở địa phương... Theo đó, Bộ TT&TT đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí theo hướng tăng cường phân cấp quản lý, giải quyết thủ tục hành chính cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí tại địa phương.

- Đối với vấn đề tăng cường phân cấp về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí cho các cấp địa phương, khoản 2 Điều 33 Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 22 Điều 2 Nghị định số 14/2022/NĐ-CP ngày 27/01/2022[1]) đã quy định cụ thể về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông.

Câu 2: Đtạo điều kiện thực hiện nhiệm Chuyển đổi đề nghị có các chính sách cụ thể để thu hút, đào tạo nguồn nhân lực Công nghệ thông tin, chính sách khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã tham gia chuyển đổi số.

Sau khi nghiên cứu, Bộ TT&TT có ý kiến trả lời như sau:

* Về đào tạo nguồn nhân lực Công nghệ thông tin:

- Bộ TT&TT đã xây dựng và triển khai Nền tảng học trực tuyến mở đại trà tại địa chỉ https://onetouch.mic.gov.vn (Nền tảng OneTouch). Đến nay, đã tổ chức bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số cho 204.397 lượt cán bộ, công chức, viên chức của các bộ, ngành, địa phương; bồi dưỡng, tập huấn cho 255.545 thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng (CNSCĐ); phổ cập kỹ năng số cho người dân đạt trên 13,4 triệu lượt truy cập. Tổng số lượt cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành khóa học, cả trực tuyến và trực tiếp là 27.855, vượt chỉ tiêu 10.000 cán bộ, công chức, viên chức năm 2022 đặt ra.

- Ngày 13/01/2022, Bộ TT&TT tổ chức Hội nghị phổ biến, chia sẻ câu chuyện chuyển đổi số của 63 tỉnh, thành phố. Đồng thời, Bộ đã ra mắt Cổng thông tin T63 - Câu chuyện chuyển đổi số của 63 tỉnh, thành phố tại địa chỉ t63.mic.gov.vn. Bộ TT&TT đã lựa chọn 21 câu chuyện chuyển đổi số thành công của năm 2021, biên tập thành sách in để các bộ, ngành, địa phương tham khảo.

- Năm 2022, Bộ TT&TT đã chủ trì, phối hợp với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai Tổ CNSCĐ tại các địa phương. Tổ CNSCĐ có nhiệm vụ là cầu nối của chính quyền địa phương để thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác chuyển đổi số đến nhân dân; trực tiếp hỗ trợ, hướng dẫn người dân sử dụng các ứng dụng công nghệ thông minh, thương mại điện tử, dịch vụ hành chính công; tham gia thực hiện chuyển đổi số trong từng lĩnh vực của đời sống, từ đó cùng chính quyền xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số tại địa phương. Tính đến hết năm 2022, cả nước đã có 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thành lập Tổ CNSCĐ (trong đó, 6/63 tỉnh, thành phố đã hoàn thành thành lập 100% Tổ CNSCĐ đến cấp xã); số Tổ CNSCĐ đã được thành lập: 68.933 tổ và số người tham gia Tổ CNSCĐ: 320.839 thành viên.

Trong thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức, đào tạo kỹ năng số cho người dân, doanh nghiệp góp phần hiện thực hóa chủ trương chuyển đổi số quốc gia của Đảng, Nhà nước.

* Về các chính sách để thu hút nguồn nhân lực Công nghệ thông tin:

- Tại Điều 21, khoản 3, Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước có quy định: “Thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định định mức phân bổ và chế độ, tiêu chuẩn, định mức chỉ tiêu ngân sách:...Quyết định các chế độ chi ngân sách đối với một số nhiệm vụ chi có tính chất đặc thù ở địa phương ngoài các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách địa phương, ngân sách trung ương không hỗ trợ. Riêng những chế độ chi có tính chất tiền lương, tiền công, phụ cấp, trước khi quyết định phải có ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ quản lý ngành, lĩnh vực trực tiếp”.

- Điểm 4, mục III, Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương tại Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII) về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp có nêu: “Bãi bỏ các khoản chi ngoài lương của cán bộ, công chức, viên chức có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước...”. Thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo tại văn bản số 8476/VPCP-KTTH ngày 06/9/2019 của Văn phòng Chính phủ: “Từ nay đến khi ban hành các văn bản quy định chế độ tiền lương mới để thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, không xem xét ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các chế độ, chính sách tiền lương hiện hành”.

Vì vậy, để có chính sách ưu đãi hỗ trợ đặc thù cho cán bộ làm về công tác công nghệ thông tin, tỉnh xem xét xây dựng Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đảm bảo phù hợp tinh thần của Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nêu trên; đồng thời căn cứ quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, tổng hợp ý kiến các bộ, cơ quan có liên quan, trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định từ nguồn ngân sách địa phương, đảm bảo đúng quy định.

* Về chính sách khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã tham gia chuyển đổi số.

Để khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã tham gia chuyển đổi số, ngày 26/3/2021, Bộ TT&TT đã ban hành Quyết định số 377/QĐ- BTTTT phê duyệt Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số (SMEdx). Đến nay, chương trình đã chọn được nhiều nền tảng số "Make in Vietnam" xuất sắc[2] để công bố, giới thiệu tới các doanh nghiệp qua trang web Smedx.vn. Trong thời gian tới, Bộ TT&TT dự định sẽ tiếp tục lựa chọn các nền tảng số xuất sắc để trợ giúp các doanh nghiệp SME chuyển đổi số.

Câu 3: Đối với Tiểu dự án 2 - Dự án 10 (ứng dụng công nghệ thống hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu svà miền núi) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 2030: Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông có hướng dẫn cụ thể để thực hiện các nội dung thuộc Tiểu dự án theo phân công nhiệm vụ tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Sau khi nghiên cứu, Bộ TT&TT có ý kiến trả lời như sau:

Thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021, Bộ TT&TT đã có văn bản số 1310/BTTTT-KHTC ngày 03/4/2022 gửi Ủy ban Dân tộc, đề nghị Ủy ban Dân tộc - Cơ quan chủ trì thực hiện chương trình (và là cơ quan đề xuất nhiệm vụ này) báo cáo Thủ tướng Chính phủ những bất cập khi thực hiện thiết lập điểm ứng dụng CNTT hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tại Ủy ban nhân dân cấp xã và đề xuất giải pháp xử lý; Bộ TT&TT cũng đã có Tờ trình số 63/TTr-BTTTT ngày 22/6/2022 báo cáo Thủ tướng Chính phủ về những bất cập trong quá trình nghiên cứu, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ.

Ngày 04/8/2022, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 698/CĐ-TTg giao Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu, khảo sát thực tế tại một số địa phương về việc thực hiện nhiệm vụ nêu trên và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo trước khi hướng dẫn thực hiện.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ TT&TT đã thành lập đoàn khảo sát liên ngành để nghiên cứu, khảo sát và đề xuất giải pháp cụ thể thực hiện nhiệm vụ. Trên cơ sở tổng hợp, nghiên cứu đề xuất của các địa phương, Bộ TT&TT đã có Công văn số 5356/BTTTT-KHTC ngày 31/10/2022 báo cáo thực hiện nhiệm vụ được giao tại Công điện số 698/CĐ-TTg ngày 04/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó dự kiến phương án xử lý thực hiện nhiệm vụ nêu trên.

Hiện nay, Bộ TT&TT đang tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan để thống nhất phương án cụ thể, báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo Thủ tướng Chính phủ.

Trên đây là nội dung trả lời của Bộ TT&TT đối với kiến nghị của cử tri tỉnh Gia Lai, trân trọng gửi tới Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai để trả lời cử tri./..

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Ban Dân nguyện - Ủy ban TVQH;
- Ủy ban TWMTTQVN;
- Vụ QHĐP (VPCP);
- Vụ Dân nguyện (VPQH);
- Tổng Thư ký Quốc hội;
- Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng;
- Thứ trưởng Phạm Đức Long;
- Trung tâm Thông tin (để đăng lên Cổng TTĐT của Bộ);
- Lưu: VT, VP, TKTH.

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Mạnh Hùng

 



[1] Nghị định số 14/2022/NĐ-CP ngày 27/01/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử và Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản.

[2] (Nền tảng thương mại điện từ Vỏ Sò của Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel; Bộ thiết bị Mesh Wifi 5/6 Access Point và Hệ thống quản lý ONE Mesh của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; Công cụ tìm kiếm Cốc Cốc của Công ty TNHH Cốc Cốc; Azota - Nền tảng tạo đề thi, bài tập online của Công ty TNHH Công nghệ Giáo dục AZOTA...)

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 29/BTTTT-VP năm 2023 về sửa đổi Luật Báo chí 2016 và nâng cao chất lượng hoạt động báo chí, công tác quản lý nhà nước về báo chí tại địa phương do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành

  • Số hiệu: 29/BTTTT-VP
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 04/01/2023
  • Nơi ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông
  • Người ký: Nguyễn Mạnh Hùng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản