Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2879/BTC-TCHQ
V/v thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, sản xuất suất ăn để cung ứng lên tàu bay XC

Hà Nội, ngày 06 tháng 03 năm 2017

 

Kính gửi:

- Tổng Công ty Hàng không Việt Nam;
(Đ/c: Số 200, phố Nguyễn Sơn, Phường Bồ Đề, Quận Long Biên, Hà Nội)
- Cục Hải quan các tỉnh, thành phố.

 

Trả lời công văn số 1343/TCTHK-ĐTMS ngày 10/11/2016 của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam đề nghị hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu để sản xuất suất ăn cung ứng lên tàu bay xuất cảnh (bao gồm tàu bay của hãng hàng không nước ngoài và tàu bay của hãng hàng không Việt Nam), Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục như sau:

I. Thủ tục hải quan

1. Hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu để sản xuất suất ăn cung ứng cho tàu bay xuất cảnh gồm: Dụng cụ, vật tư, vật phẩm, đồ uống, thực phẩm và suất ăn.

2. Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu quy định tại Mục 2 Chương III Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài Chính (loại hình gia công khai báo đối với hàng hóa cung ứng cho hãng hàng không nước ngoài và loại hình sản xuất xuất khẩu khai báo đối với hàng hóa cung ứng cho hãng hàng không Việt Nam), không cần hợp đồng gia công, không thực hiện thông báo cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu năng lực gia công quy định tại Thông tư 38/2015/TT-BTC và thực hiện thêm các quy định sau đây:

a) Doanh nghiệp sản xuất suất ăn cung cấp quy trình giao nhận, phiếu bàn giao cho Chi cục Hải quan nơi quản lý Doanh nghiệp sản xuất suất ăn và theo dõi quản lý:

+ Đối với dụng cụ, trang thiết bị, vật tư, vật phẩm, đồ uống, thực phẩm không qua chế biến tại doanh nghiệp theo lượng nhập, xuất, tồn thực tế (không xây dựng định mức).

+ Đối với nguyên liệu qua chế biến để sản xuất suất ăn theo lượng nhập, xuất, tồn (định mức do doanh nghiệp xây dựng và chịu trách nhiệm theo quy định tại Thông tư 38/2015/TT-BTC).

b) Doanh nghiệp sản xuất suất ăn nhập khẩu hàng hóa để sản xuất suất ăn cung ứng cho tàu bay xuất cảnh được thực hiện thủ tục nhập khẩu theo từng lô hàng, mở tờ khai theo loại hình tương ứng;

c) Doanh nghiệp sản xuất suất ăn tự quản lý đối với dụng cụ, đồ uống, suất ăn, vật tư, vật phẩm thu hồi từ tàu bay nhập cảnh, cơ quan Hải quan thực hiện giám sát, quản lý dựa trên áp dụng nguyên tắc rủi ro;

d) Dụng cụ, vật tư, vật phẩm, đồ uống và suất ăn cung ứng lên tàu bay xuất cảnh, doanh nghiệp thực hiện giao nhận trước với các hãng hàng không theo từng chuyến bay và đăng ký tờ khai hải quan sau, Doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cung ứng hàng hóa lên tàu bay xuất cảnh trên cơ sở theo mẫu Bảng tổng hợp suất ăn cung ứng lên tàu bay xuất cảnh theo từng Hãng hàng không gửi kèm theo công văn này. Doanh nghiệp thực hiện khai chi tiết trên tờ khai hải quan theo từng loại hàng hóa cung ứng: suất ăn, dụng cụ, vật tư, vật phẩm, đồ uống cho 01 (một) hãng hàng không.

- Mỗi lần giao nhận phải có chứng từ (phiếu giao nhận hàng hóa hoặc phiếu xuất kho) chứng minh việc giao nhận hàng hóa, có đủ các bên ký nhận gồm: doanh nghiệp, đại diện hãng hàng không. Doanh nghiệp sản xuất suất ăn phải lưu giữ chứng từ trong thời hạn 5 năm và xuất trình khi cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra;

đ) Doanh nghiệp sản xuất suất ăn thực hiện báo cáo quyết toán hàng hóa nhập khẩu để cung ứng lên tàu bay xuất cảnh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính của doanh nghiệp theo mẫu Báo cáo nhập, xuất, tồn gửi kèm công văn này;

e) Doanh nghiệp chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng đúng mục đích hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu để cung ứng trên các chuyến bay xuất cảnh;

3. Địa điểm làm thủ tục hải quan: Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

4. Chi cục Hải quan sân bay quốc tế tổ chức giám sát hàng hóa cung ứng lên tàu bay xuất cảnh, hàng hóa lưu giữ trong kho của doanh nghiệp thông qua hệ thống camera dựa trên áp dụng rủi ro; Thực hiện kiểm tra hàng tồn kho của doanh nghiệp định kỳ 1 lần/ năm và kiểm tra đột xuất dựa trên thông tin quản lý rủi ro.

5. Kho lưu giữ dụng cụ, trang thiết bị, vật tư, vật phẩm, đồ uống, thực phẩm của doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan, cụ thể như sau:

a) Nằm trong khu vực đã được cơ quan có thẩm quyền quy hoạch khu vực sân bay quốc tế;

b) Có hệ thống camera quan sát được các vị trí trong kho lưu giữ hàng hóa, khu vực bàn giao suất ăn khỏi nơi sản xuất, khu vực thu hồi, làm sạch dụng cụ từ các chuyến bay quốc tế, khu chế biến suất ăn, camera quan sát được tất cả các thời điểm trong ngày (24/24h), lưu giữ hình ảnh 1 năm. Hệ thống camera được kết nối trực tiếp với cơ quan hải quan.

II. Về kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất suất ăn và cung ứng lên tàu bay xuất cảnh:

Theo điểm 3 Nghị quyết 103/NQ-CP ngày 05/12/2016 của Chính phủ về việc thống nhất cho phép doanh nghiệp được miễn kiểm tra Nhà nước về an toàn thực phẩm, công bố hợp quy và công bố sự phù hợp quy định an toàn thực phẩm, miễn ghi nhãn tiếng Việt Nam đối với thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu vào Việt Nam chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu, không tiêu thụ tại thị trường trong nước và công văn hướng dẫn số 11933/TCHQ-GSQL ngày 21/12/2016 của Tổng cục Hải quan, theo đó trường hợp hàng hóa nhập khẩu để đưa vào sản xuất suất ăn và cung ứng lên tàu bay xuất cảnh (không đưa vào sử dụng tại Việt Nam) thì cơ quan hải quan không yêu cầu doanh nghiệp phải xuất trình giấy chứng nhận kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm khi nhập khẩu hàng hóa.

Doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng hàng hóa theo quy định của pháp luật.

Bộ Tài chính thông báo để các đơn vị biết, thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, TCHQ (3b).

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. TỔNG CỤ TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Vũ Ngọc Anh

 

PHỤ LỤC I

(Ban hành kèm công văn số 2879/BTC-TCHQ ngày 6 tháng 3 năm 2017)

Tên tổ chức/cá nhân............................
Mã số:......................................
Địa chỉ:...........................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

BẢNG TỔNG HỢP GIAO NHẬN SUẤT ĂN

STT

Tên hàng

Đơn vị tính

Số lượng

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

 

Suất ăn

 

 

 

 

Đồ uống

 

 

 

 

Trang thiết bị

 

 

 

 

Dụng cụ

 

 

 

 


Người lập
(Ký, ghi rõ họ tên)

...............Ngày         tháng        năm
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC II

(Ban hành kèm công văn số 2879/BTC-TCHQ ngày 6 tháng 3 năm 2017)

Tên tổ chức/cá nhân............................
Mã số:......................................
Địa chỉ:...........................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

BÁO CÁO NHẬP, XUẤT, TỒN DỤNG CỤ, TRANG THIẾT BỊ, ĐỒ UỐNG, THỰC PHẨM CUNG ỨNG CHO TÀU BAY XUẤT CẢNH
Năm.....

STT

Tên hàng

Đơn vị tính

Số lượng

Ghi chú

Tồn đầu kỳ (1/1/20..)

Nhập trong kỳ

Xuất trong kỳ

Tồn cuối kỳ

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

 

Dụng cụ, trang thiết bị (Chi tiết theo tên dụng cụ, trang thiết bị nhập khẩu, ví dụ: thìa, dĩa, khay...)

 

 

 

 

 

 

 

Đồ uống (Chi tiết theo chủng loại đồ uống nhập khẩu, ví dụ: rượu mạnh, rượu vang, nước hoa quả...)

 

 

 

 

 

 

 

Thực phẩm nhập khẩu (Chi tiết theo tên hàng nhập khẩu, ví dụ: thịt bò, cá, rau...)

 

 

 

 

 

 

 

Thực phẩm không qua chế biến tại doanh nghiệp (Chi tiết cụ thể tên hàng)

 

 

 

 

 

 

 


Người lập
(Ký, ghi rõ họ tên)

...............Ngày         tháng        năm
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

HƯỚNG DẪN LẬP BẢNG

1. Biểu mẫu trên áp dụng cho các doanh nghiệp cung ứng suất ăn cho tàu bay nước ngoài xuất cảnh; cơ quan hải quan chỉ quản lý, theo dõi đối với hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu, do các hãng hàng không cung cấp và thu hồi từ các chuyến bay nhập cảnh.

2. Tồn đầu kỳ tại cột số (3) là tổng lượng hàng hóa tồn tại kho doanh nghiệp trên sổ sách;

3. Nhập trong kỳ tại cột số (4) là tổng lượng hàng hóa nhập khẩu đưa vào kho, hàng thu hồi, hàng sản xuất đưa vào kho trong kỳ, bao gồm:

- Đối với thực phẩm, đồ uống là hàng hóa do doanh nghiệp nhập khẩu hoặc do hãng hàng không nước ngoài cung cấp;

- Đối với dụng cụ, trang thiết bị là hàng hóa do các hãng hàng không nước ngoài cung cấp và dụng cụ, trang thiết bị thu hồi từ các chuyến bay xuất cảnh;

4. Xuất trong kỳ lại cột số (5) là tổng lượng hàng hóa cung ứng cho máy bay xuất cảnh trong kỳ, hàng hóa hư hỏng, không đạt chất lượng;

5. Tồn cuối kỳ tại cột số (6) = Tồn đầu kỳ cột (3) + Nhập trong kỳ cột (4) - Xuất trong kỳ cột (5).

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 2879/BTC-TCHQ năm 2017 về thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập, xuất khẩu, sản xuất suất ăn để cung ứng lên tàu bay xuất cảnh do Bộ Tài chính ban hành

  • Số hiệu: 2879/BTC-TCHQ
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 06/03/2017
  • Nơi ban hành: Bộ Tài chính
  • Người ký: Vũ Ngọc Anh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản