Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 286/BYT-QLD | Hà Nội, ngày 18 tháng 01 năm 2023 |
Kính gửi: | - Bộ Thông tin và Truyền thông; |
Trong thời gian vừa qua, một số phương tiện truyền thông phản ánh một số cơ sở sản xuất, kinh doanh đã lợi dụng hình ảnh một số người nổi tiếng, sử dụng các danh hiệu như “nhà thuốc gia truyền”, “danh y”, “thần y” để quảng cáo các sản phẩm có tác dụng như thuốc để điều trị các bệnh mãn tính như xương khớp, huyết áp, tiểu đường, bệnh về mắt... trên các mạng xã hội, các sản phẩm này chưa được Bộ Y tế cấp phép sản xuất, lưu hành tại Việt Nam. Việc quảng cáo, sản xuất, buôn bán các loại sản phẩm này gây nguy hại cho sức khỏe, thiệt hại về kinh tế cho người tiêu dùng, gây bất an cho xã hội và vi phạm các quy định tại Luật dược số 105/2016/QH13.
Nhằm ngăn chặn và phòng ngừa việc quảng cáo, sản xuất, buôn bán, các loại sản phẩm không phải là thuốc nhưng được quảng cáo như thuốc chữa bệnh, Bộ Y tế trân trọng đề nghị các bộ, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị liên quan triển khai các hoạt động như sau:
1. Bộ Thông tin và Truyền thông:
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân đăng quảng cáo các sản phẩm có tác dụng như thuốc nhưng không phải thuốc; quảng cáo thuốc chưa được phép lưu hành; quảng cáo thuốc khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung. Có biện pháp xử lý mạnh với các trang mạng xã hội như facebook, tiktok, twitter,...các nền tảng quảng cáo trên google ads như youtube, coccoc, chrome,...và yêu cầu thực hiện nghiêm túc pháp luật của Việt Nam về quảng cáo.
- Rà soát quản lý chặt điều kiện cho phép mở các trang website, tên miền hoạt động nhằm đảm bảo khi phát hiện sai phạm về quảng cáo cần kịp thời tạm đóng tên miền hoặc đóng vĩnh viễn tên miền vi phạm; tăng cường quản lý hoạt động quảng cáo xuyên biên giới.
2. Bộ Công thương: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động quảng cáo các sản phẩm không phải là thuốc nhưng được quảng cáo như thuốc trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, các công ty bán hàng đa cấp kinh doanh các sản phẩm này. Có biện pháp giám sát các hoạt động đa cấp, đặc biệt là các buổi hội thảo phát triển thành viên của các Công ty để tránh việc quảng cáo truyền miệng sai sự thật. Có biện pháp, chế tài xử lý mạnh các sàn giao dịch thương mại điện tử.
3. Bộ Văn hóa thể thao và du lịch: Tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ tham gia quảng cáo các sản phẩm không phải là thuốc nhưng được quảng cáo như thuốc chữa bệnh, thổi phồng công dụng, nếu các thông tin chưa được kiểm chứng, quảng cáo các thuốc chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung.
4. Bộ Công an: Chỉ đạo kiểm tra, xử lý nghiêm các chủ tên miền quảng cáo trên các trang mạng xã hội vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo. Chủ trì phối hợp với các cơ quan của Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương điều tra, xử lý các tổ chức, cá nhân quảng cáo có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng.
5. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
5.1. Tiếp tục chỉ đạo Ban chỉ đạo 389 tỉnh, thành phố và các ngành liên quan nghiêm túc triển khai các nội dung tại công văn số 7173/BYT-QLD ngày 12/12/2022 của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm tra chất lượng thuốc; đấu tranh chống thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc. Trong đó chú trọng đến công tác điều tra, khám phá, xử lý các đường dây, cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc trái phép.
5.2. Chỉ đạo Sở Y tế:
- Phối hợp với Sở Văn hóa Thông tin và Du lịch, tổ chức tuyên truyền phổ biến cho người dân về tác hại của việc tự mua thuốc điều trị; tuyên truyền, vận động người dân đến khám bệnh và điều trị tại các cơ sở y tế và mua thuốc tại các cơ sở bán lẻ thuốc đã được cơ quan chức năng cấp phép hoạt động, tuân thủ phác đồ điều trị của thầy thuốc.
- Chủ động nắm bắt các thông tin về việc sản xuất, mua bán, quảng cáo thuốc bất hợp pháp trên các mạng xã hội và qua phản ảnh của các phương tiện thông tin truyền thông; phối hợp với các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra, xác minh thông tin, xử lý nghiêm các vi phạm trên địa bàn (nếu có). Công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng các tổ chức, cá nhân có vi phạm theo quy định hiện hành để người dân tránh mua phải các thuốc chưa được phép lưu hành.
6. Các cơ quan chủ quản của các đơn vị kinh doanh dịch vụ phát hành quảng cáo: Yêu cầu các đơn vị phát hành quảng cáo cần chủ động, có trách nhiệm kiểm tra, tải lên quảng cáo so với nội dung đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung và chỉ thực hiện quảng cáo đúng với nội dung đã được xác nhận. Các đơn vị chủ quản thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm về quảng cáo các sản phẩm không phải là thuốc nhưng được quảng cáo như thuốc chữa bệnh của các đơn vị kinh doanh dịch vụ phát hành quảng cáo thuộc lĩnh vực quản lý.
7. Các cơ quan truyền thông: Đẩy mạnh công tác truyền thông để người dân chỉ mua thuốc tại các cơ sở kinh doanh thuốc đã được cấp phép hoạt động theo quy định. Khi mua thuốc phải có nguồn gốc rõ ràng, có hóa đơn, chứng từ để có căn cứ, bằng chứng để các cơ quan chức năng xử lý khi có yêu cầu.
Xin trân trọng cảm ơn./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Quyết định 1424/QĐ-BTTTT năm 2017 về Kế hoạch kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo trong lĩnh vực báo chí, xuất bản, viễn thông và công nghệ thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 2Công văn 1504/BYT-ATTP năm 2022 về tăng cường phối hợp quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe do Bộ Y tế ban hành
- 3Công văn 664/BTTTT-VP năm 2023 về hoạt động quảng cáo do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 4Công văn 670/BTTTT-VP năm 2023 về giải pháp ngăn chặn, kiểm tra và chấn chỉnh các nội dung quảng cáo, thông tin không đúng sự thật; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 5Công văn 673/BTTTT-VP năm 2023 về kiểm soát chặt chẽ, chỉ cho phép quảng cáo thuốc đảm bảo chất lượng, đã được cơ quan chức năng công nhận do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 6Công văn 680/BTTTT-VP năm 2023 về tình trạng quảng cáo các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, quảng cáo thực phẩm chức năng trên một số trang thông tin điện tử, mạng xã hội do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 7Công văn 2132/BYT-K2ĐT năm 2024 tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng do Bộ Y tế ban hành
- 1Luật Dược 2016
- 2Quyết định 1424/QĐ-BTTTT năm 2017 về Kế hoạch kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo trong lĩnh vực báo chí, xuất bản, viễn thông và công nghệ thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 3Công văn 1504/BYT-ATTP năm 2022 về tăng cường phối hợp quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe do Bộ Y tế ban hành
- 4Công văn 7173/BYT-QLD năm 2022 về tăng cường công tác quản lý, kiểm tra chất lượng thuốc, đấu tranh chống thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc do Bộ Y tế ban hành
- 5Công văn 664/BTTTT-VP năm 2023 về hoạt động quảng cáo do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 6Công văn 670/BTTTT-VP năm 2023 về giải pháp ngăn chặn, kiểm tra và chấn chỉnh các nội dung quảng cáo, thông tin không đúng sự thật; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 7Công văn 673/BTTTT-VP năm 2023 về kiểm soát chặt chẽ, chỉ cho phép quảng cáo thuốc đảm bảo chất lượng, đã được cơ quan chức năng công nhận do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 8Công văn 680/BTTTT-VP năm 2023 về tình trạng quảng cáo các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, quảng cáo thực phẩm chức năng trên một số trang thông tin điện tử, mạng xã hội do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 9Công văn 2132/BYT-K2ĐT năm 2024 tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng do Bộ Y tế ban hành
Công văn 286/BYT-QLD năm 2023 về tăng cường công tác quản lý, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo, kinh doanh thuốc qua các mạng xã hội do Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 286/BYT-QLD
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 18/01/2023
- Nơi ban hành: Bộ Y tế
- Người ký: Đỗ Xuân Tuyên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra