- 1Luật Bảo hiểm xã hội 2006
- 2Nghị định 166/2007/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu chung
- 3Nghị định 167/2007/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2821/LĐTBXH-BHXH | Hà Nội, ngày 12 tháng 8 năm 2008 |
Kính gửi: Báo Người đại biểu Nhân dân
Trả lời công văn số 100/NĐBND ngày 12/6/2008 của quy Báo đề nghị giải đáp về mức lương tối thiểu làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thuộc Báo quản lý, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
1- Theo quy định tại khoản 1 Điều 94 Luật bảo hiểm xã hội quy định người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch bậc, cấp bậc, quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung.
2- Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 và khoản 1 Điều 3 Nghị định số 166/2007/NĐ-CP ngày 16/11/2007 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung thì các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, đơn vị sự nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; đơn vị sự nghiệp ngoài công lập được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật thuộc đối tượng áp dụng mức lương tối thiểu chung 540.000 đồng/tháng, không áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 166/2007/NĐ-CP và Nghị định số 167/2007/NĐ-CP ngày 16/11/2007 của Chính phủ.
Theo nội dung công văn số 100/NĐBND nêu trên, Báo Người đại biểu Nhân dân là cơ quan báo chí trực thuộc Văn phòng Quốc hội, hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần chi phí. Do vậy đối với người lao động làm việc tại Báo Người đại biểu Nhân dân thuộc đối tượng áp dụng mức lương tối thiểu chung (540.000 đồng/tháng) quy định tại Nghị định số 166/2007/NĐ-CP và được dùng làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã trả lời để quý Báo được biết./.
| TL. BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn số 1652/LĐTBXH-TBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc giải thích cách tính mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở tính lương hưu hàng tháng đối với người lao động
- 2Công văn số 04/BHXH-BT về việc mức lương tối thiểu làm căn cứ đóng, ghi sổ bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 1Công văn số 1652/LĐTBXH-TBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc giải thích cách tính mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở tính lương hưu hàng tháng đối với người lao động
- 2Luật Bảo hiểm xã hội 2006
- 3Nghị định 166/2007/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu chung
- 4Nghị định 167/2007/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động
- 5Công văn số 04/BHXH-BT về việc mức lương tối thiểu làm căn cứ đóng, ghi sổ bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
Công văn 2821/LĐTBXH-BHXH về mức lương tối thiểu làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 2821/LĐTBXH-BHXH
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 12/08/2008
- Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Người ký: Phạm Đỗ Nhật Tân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 12/08/2008
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực