- 1Luật Quy hoạch 2017
- 2Nghị định 37/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quy hoạch
- 3Nghị quyết 110/NQ-CP năm 2019 về Danh mục quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 59 Luật Quy hoạch do Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 295/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng đến năm 2040 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
BỘ XÂY DỰNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2754/BXD-QHKT | Hà Nội, ngày 22 tháng 7 năm 2022 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng
Bộ Xây dựng nhận được văn bản số 1053/UBND-TH ngày 06/5/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng đề nghị tham gia góp ý với Quy hoạch tỉnh Cao Bằng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (kèm theo hồ sơ nhận ngày 13/7/2022). Sau khi nghiên cứu, Bộ Xây dựng có ý kiến như sau:
1. Đề nghị rà soát, bổ sung các căn cứ (Luật, Nghị quyết của Đảng, Chính phủ liên...) liên quan đến lập Quy hoạch tỉnh Cao Bằng; xác định các cơ sở pháp lý của các Quy hoạch, định hướng chiến lược đang còn hiệu lực thuộc danh mục các quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo Nghị định số 110/NĐ-CP ngày 02/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục các quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điểm 59 Luật Quy hoạch.
2. Đối với nội dung phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện phát triển đặc thù của địa phương:
- Làm rõ vị trí, vai trò của tỉnh Cao Bằng trong các mối liên hệ vùng (vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, vùng Thủ đô Hà Nội...); bổ sung đánh giá về những thuận lợi và khó khăn trong mối liên kết vùng tỉnh Cao Bằng với các tỉnh lân cận và khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc (liên quan đến quốc phòng an ninh, cửa khẩu, môi trường, cảnh quan; hệ thống giao thông kết nối, chia sẻ hỗ trợ dịch vụ - du lịch, hạ tầng và phát triển đô thị...). Bổ sung đánh giá, so sánh một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng với 14 tỉnh trong vùng Trung du và Miền núi phía Bắc và với trung bình cả nước (tốc độ phát triển kinh tế, tỷ trọng - cơ cấu kinh tế, thu nhập bình quân, tỷ lệ đô thị hóa, khách du lịch, chỉ số cạnh tranh...) làm cơ sở xác định mục tiêu, trọng tâm, định hướng phát triển của một số ngành, lĩnh vực (công nghiệp, dịch vụ, thương mại, du lịch...).
- Bổ sung đánh giá tốc độ tăng dân số toàn tỉnh Cao Bằng (tăng tự nhiên và tăng cơ học) trong giai đoạn 2015-2020, sự dịch chuyển dân số.
- Phân tích và làm rõ, cụ thể hơn các bối cảnh phát triển quốc gia, bối cảnh vùng và địa phương tác động đến phát triển tỉnh Cao Bằng như điều kiện tự nhiên, xuất phát điểm, kinh tế cửa khẩu, hạ tầng kết nối ...(hạn chế đánh giá còn chung chung).
3. Đánh giá hiện trạng hệ thống đô thị và nông thôn:
- Đề nghị bổ sung phân tích, làm rõ hơn thực trạng phát triển từng vùng của tỉnh Cao Bằng, xác định các tiềm năng, thế mạnh của từng vùng để có cơ sở phân vùng phát triển; bổ sung đánh giá công tác thực hiện quy hoạch, chương trình, định hướng về phát triển của các quy hoạch ngành cấp trên tác động đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng; đánh giá hiệu quả, tồn tại vướng mắc công tác thực hiện, quản lý quy hoạch theo đồ án quy hoạch hệ thống đô thị và các điểm dân cư nông thôn, các quy hoạch xây dựng vùng tỉnh về hạ tầng kỹ thuật (giao thông, nền xây dựng, thoát nước mưa, nước thải và xử lý nước thải, thu gom và xử lý chất thải rắn, cấp nước...), Chương trình phát triển đô thị tỉnh Cao Bằng, Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030... đã được UBND tỉnh phê duyệt làm cơ sở đánh giá kết quả đạt được so với các chỉ tiêu cụ thể đã đề ra trong quy hoạch và những tồn tại, hạn chế cần khắc phục.
- Về đánh giá hiện trạng hạ tầng kỹ thuật: Tỉnh Cao Bằng là địa phương có nhiều sông suối, đã và đang chịu ảnh hưởng lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt tại đô thị...(do ảnh hưởng BĐKH, mưa lũ) nên cần có đánh giá cụ thể hơn về vị trí, quy mô, thời gian, mức ngập, bao gồm cả khu vực đô thị và nông thôn.
4. Quan điểm, mục tiêu và lựa chọn phương án phát triển:
- Đề nghị bám sát các mục tiêu phát triển chung của Trung ương và địa phương; bổ sung phân tích, làm rõ các bối cảnh trong nước, quốc tế và xem xét thực trạng thực tế phát triển của địa phương để đưa ra các luận cứ, cơ sở đề xuất các mục tiêu và phương án phát triển đối với tỉnh Cao Bằng. Nội dung quan điểm và các đột phá phát triển của Tỉnh còn mang tính chung chung, chưa làm rõ được các đặc trưng riêng (lưu ý hạn chế sử dụng các thuật ngữ mang tính khẩu hiệu).
- Bổ sung luận cứ lựa chọn phương án phát triển không gian; cần đưa ra tiêu chí để có căn cứ khoa học lựa chọn mô hình tối ưu trong định hướng phát triển không gian đô thị và kinh tế vùng.
- Đối với mục tiêu phát triển: Đề nghị nghiên cứu, xem xét cơ sở nâng tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2030 lên tới 44% (hiện trạng năm 2020 là 22%); đề nghị rà soát bổ sung thêm luận cứ đề xuất mục tiêu này để đảm bảo tính khả thi, phù hợp với điều kiện tự nhiên, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
5. Phương án phát triển đô thị, nông thôn và các khu chức năng:
- Về phương án phân vùng: Bổ sung luận cứ, cơ sở phân vùng; làm rõ sự cần thiết phân các tiểu vùng trong các phân vùng I, II, III (việc phân các tiểu vùng như đề xuất là chưa hợp lý, không làm rõ mối liên kết, cũng như mối quan hệ kinh tế - xã hội giữa các tiểu vùng hay giữa các khu vực đô thị, vùng nông thôn, khu kinh tế cửa khẩu và các khu du lịch dịch vụ...); việc xác định các phân vùng hay tiểu vùng phải dựa trên cơ sở các yếu tố điều kiện tự nhiên, ranh giới hành chính, hạ tầng giao thông kết nối, văn hóa, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng.
- Định hướng phân bố không gian phát triển kinh tế: Làm rõ định hướng phát triển nông lâm nghiệp, khai khoáng, du lịch, dịch vụ phù hợp với các quy hoạch ngành lĩnh vực. Đề nghị bám sát các định hướng, quy hoạch Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng đến năm 2040 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 295/QĐ-TTg ngày 02/3/2022 (liên quan đến vị trí, quy mô, tính chất các khu du lịch, thương mại, kinh tế cửa khẩu, khu - cụm công nghiệp...).
- Định hướng phát triển không gian hệ thống đô thị: Bổ sung luận cứ, dự báo dân số và lao động, trong đó làm rõ: Dịch cư dân số trong vùng Trung du và Miền núi phía Bắc và của Tỉnh, tốc độ tăng trưởng dân số toàn tỉnh và khu vực đô thị, luận cứ nhu cầu phát triển du lịch (loại hình du lịch, hệ thống điểm, tuyến du lịch...). Việc tăng tỷ lệ đô thị hóa (trong đó tăng dân số đô thị do mở rộng đô thị do sáp nhập các xã lân cận, đầu tư các xã đạt tiêu chuẩn đô thị cần xem xét cụ thể, đánh giá khả năng mở rộng sáp nhập, nâng loại khu vực nào (thành lập thị trấn, sức hút đầu tư, hình thành đô thị mới...), đảm bảo phù hợp với thực tiễn phát triển và nguồn lực của địa phương trong giai đoạn tới.
Đối với định hướng nâng loại các đô thị trên địa bàn Tỉnh (đặc biệt là khu vực đô thị Phục Hòa) cần nghiên cứu, đánh giá phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, phù hợp với định hướng phát triển đô thị quốc gia, đảm bảo tuân thủ theo các quy định pháp luật hiện hành.
6. Đối với chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng: Rà soát các quy hoạch ngành cấp trên làm cơ sở xác định quy mô, chỉ tiêu sử dụng đất cho từng khu chức năng và từng đô thị; đặc biệt xem xét cụ thể chỉ tiêu sử dụng đất xây dựng đô thị, đất dân dụng đảm bảo tuân thủ theo quy định QCVN 01:2021/BXD.
7. Về phương án bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên: Rà soát, tính toán nhu cầu phát triển vật liệu xây dựng, sử dụng tài nguyên (cát, đá, sỏi) từng giai đoạn đảm bảo phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và phát triển ngành vật liệu xây dựng bền vững.
8. Làm rõ tiêu chí lựa chọn các dự án có tính chất khung tạo không gian vùng, bao gồm các nhóm: Hạ tầng xã hội, khu công nghiệp, du lịch, giao thông, hạ tầng kỹ thuật và môi trường. Bổ sung bản đồ vị trí các dự án và thứ tự ưu tiên thực hiện theo Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch năm 2017.
Trên đây là ý kiến của Bộ Xây dựng, đề nghị UBND tỉnh Cao Bằng chỉ đạo các đơn vị có liên quan bổ sung, hoàn thiện theo quy định./.
| TL. BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 2281/BXD-QHKT năm 2022 hướng dẫn giải quyết các khó khăn vướng mắc trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Sơn La do Bộ Xây dựng ban hành
- 2Công văn 2776/BXD-QHKT năm 2022 về đồ án quy hoạch chung đô thị Đô Lương, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An do Bộ Xây dựng ban hành
- 3Công văn 2777/BXD-QHKT năm 2022 về đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 Khu công nghiệp số 19, Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa do Bộ Xây dựng ban hành
- 1Luật Quy hoạch 2017
- 2Nghị định 37/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quy hoạch
- 3Nghị quyết 110/NQ-CP năm 2019 về Danh mục quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 59 Luật Quy hoạch do Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 295/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng đến năm 2040 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Công văn 2281/BXD-QHKT năm 2022 hướng dẫn giải quyết các khó khăn vướng mắc trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Sơn La do Bộ Xây dựng ban hành
- 6Công văn 2776/BXD-QHKT năm 2022 về đồ án quy hoạch chung đô thị Đô Lương, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An do Bộ Xây dựng ban hành
- 7Công văn 2777/BXD-QHKT năm 2022 về đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 Khu công nghiệp số 19, Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa do Bộ Xây dựng ban hành
Công văn 2754/BXD-QHKT năm 2022 về tham gia góp ý với Quy hoạch tỉnh Cao Bằng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ Xây dựng ban hành
- Số hiệu: 2754/BXD-QHKT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 22/07/2022
- Nơi ban hành: Bộ Xây dựng
- Người ký: Trần Thu Hằng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/07/2022
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực