ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 27/BVSTBPNTP | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 10 năm 2020 |
Kính gửi: | - Các Sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố; |
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Công văn số 3665/LĐTBXH-BĐG ngày 23 tháng 9 năm 2020 và Ủy ban nhân dân thành phố tại Công văn số 8333/VP-VX ngày 29 tháng 9 năm 2020 về hướng dẫn triển khai “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2020” (viết tắt là Tháng hành động);
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị các đơn vị căn cứ tình hình thực tế của địa phương, đơn vị để xây dựng kế hoạch triển khai Tháng hành động đảm bảo đầu ra các hoạt động của Tháng hành động gắn kết với nội dung chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố tại Quyết định số 2568/QĐ-UBND ngày 23 tháng 5 năm 2017 về triển khai Đề án “Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” và hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Công văn số 3665/LĐTBXH-BĐG ngày 23 tháng 9 năm 2020. Việc xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động của Tháng hành động, như sau:
1. Tuân thủ các quy định và khuyến cáo của cơ quan y tế về phòng, chống dịch bệnh Covid-19, đảm bảo an toàn, phù hợp với diễn biến của dịch bệnh và tình hình thực tế tại địa phương, đơn vị.
2. Tận dụng thế mạnh và nguồn lực sẵn có tại địa phương, đơn vị để triển khai các hoạt động/sự kiện truyền thông thiết thực, hiệu quả hướng về cộng đồng; trong quá trình triển khai có thể gắn với các sự kiện khác tạo hiệu ứng truyền thông sâu rộng, truyền cảm hứng cho mọi người, đặc biệt là huy động nam giới tham gia hành động thúc đẩy bình đẳng giới vì lợi ích chung của cả nam và nữ trong phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới.
3. Về chủ đề, thời gian và các hoạt động chính Tháng hành động:
a) Chủ đề “Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em”.
b) Thời gian thực hiện các hoạt động Tháng hành động từ ngày 15 tháng 11 đến ngày 15 tháng 12 năm 2020.
c) Bộ nhận diện và các thông điệp truyền thông:
Tiếp tục sử dụng bộ nhận diện chính thức của Tháng hành động và các thông điệp truyền thông trong năm trước đây1; ngoài ra, tùy đặc thù của địa phương, có thể bổ sung một số thông điệp mới nhằm nhấn mạnh về một số hình thức bạo lực trên cơ sở giới cần được quan tâm trong bối cảnh dịch Covid-19 (đính kèm Phụ lục 1, 2 theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Công văn số 3665/LĐTBXH-BĐG ngày 23 tháng 9 năm 2020).
d) Các hoạt động chính của Tháng hành động thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Công văn số 3665/LĐTBXH- BĐG ngày 23 tháng 9 năm 2020 (đính kèm).
4. Đề nghị các đơn vị báo cáo kết quả hoạt động Tháng hành động (Phụ lục 3 đính kèm) trước ngày 20 tháng 12 năm 2020 về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ và Bình đẳng giới thành phố) qua địa chỉ email bvcstebdg.sldtbxh@tphcm.gov.vn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Trong quá trình triển khai, nếu có vướng mắc thông tin kịp thời về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (thông qua Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Bình đẳng giới), điện thoại 38.207.865 để phối hợp và đề xuất giải quyết./.
| KT. TRƯỞNG BAN |
THÔNG ĐIỆP TUYÊN TRUYỀN HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI NĂM 2020
(Kèm theo Công văn số 3665/LĐTBXH-BĐG ngày 23 tháng 9 năm 2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
I. Chủ đề Tháng hành động:
Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em
II. Các khẩu hiệu, thông điệp truyền thông:
1. Hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2020.
2. Hưởng ứng Ngày quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ 25/11/2020.
3. Bình đẳng giới là chìa khoá để chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.
4. Chủ động phòng ngừa và ứng phó với bạo lực, xâm hại tình dục đối với phụ nữ và trẻ em.
5. Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương.
6. Gia đình cùng vui, đẩy lùi COVID-19.
7. Giãn cách xã hội, kết nối yêu thương.
8. Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.
9. Hãy tố cáo hành vi bạo lực, xâm hại tình dục phụ nữ và trẻ em.
10. Hãy hành động vì cộng đồng an toàn, bình đẳng, không bạo lực, xâm hại.
11. Hãy hành động để chấm dứt xâm hại tình dục phụ nữ và trẻ em.
12. Im lặng không phải là cách để bảo vệ bản thân và nạn nhân bị bạo lực, xâm hại.
13. Xâm hại tình dục phụ nữ và trẻ em là tội ác nghiêm trọng.
14. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc cản trở sự tham gia của phụ nữ trong lao động.
15. Hãy tố cáo khi bị quấy rối tình dục.
16. Pháp luật nghiêm trị mọi hành vi bạo lực, xâm hại, quấy rối tình dục đối với với phụ nữ và trẻ em.
17. Hãy lên tiếng khi bị bạo lực. Mọi người sẽ giúp bạn!
BỘ NHẬN DIỆN TRUYỀN THÔNG CỦA THÁNG HÀNH ĐỘNG BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI
(Kèm theo Công văn số 3665/LĐTBXH-BĐG ngày 23 tháng 9 năm 2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
1. HÌNH ẢNH:
| - Nhìn thoáng là 1 trái tim. - Ngắm kỹ là một con người được ghép từ 2 hình người đang ôm nhau, hòa nhập thành một. - Hình ảnh biểu đạt cảm xúc yêu thương, gắn kết khăng khít, gần gũi. - Hai cánh tay ôm nhau kết thành hình ảnh chiếc ruy băng trắng - là biểu tượng của chiến dịch toàn cầu lớn nhất của nam giới, bắt đầu từ năm 1991, nhằm chống lại bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới. Hiện nay, chiến dịch đã được thực hiện tại hơn 57 quốc gia trên thế giới. |
2. MÀU SẮC:
- Màu cam đã được Liên hiệp quốc lựa chọn là màu biểu tượng cho chiến dịch toàn cầu về xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.
- Ruy băng màu trắng là biểu tượng của chiến dịch truyền thông của nam giới nhằm kêu gọi xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái trên toàn thế giới.
KẾT QUẢ THỰC HIỆN THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI NĂM 2020
(Kèm theo Công văn số 3665/LĐTBXH-BĐG ngày 23 tháng 9 năm 2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Công tác chỉ đạo, ban hành kế hoạch triển khai
2. Phát động Tháng hành động
3. Nội dung hoạt động đã triển khai
4. Kinh phí tổ chức
a) Ngân sách nhà nước
b) Ngân sách vận động
(Bảng tổng hợp số liệu kèm theo)
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Những kết quả đã đạt được, bài học kinh nghiệm
2. Những khó khăn, tồn tại
3. Kiến nghị, đề xuất
III. TỔNG HỢP SỐ LIỆU
Kết quả thực hiện Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2020
1. Tổ chức phát động và các hoạt động hưởng ứng, kiểm tra, giám sát...
STT | Hoạt động | Số cuộc/ Đoàn | Số người tham gia | Cấp triển khai | |
Nam | Nữ | ||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Kết quả truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin cơ sở
STT | Nội dung | Số lượng | Số người tiếp cận | Cấp triển khai | |
Nam | Nữ | ||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Sản xuất, phát hành các sản phẩm truyền thông
STT | Sản phẩm | Số lượng | Số người tiếp cận | Cấp triển khai | |
Nam | Nữ | ||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 Clip “Thông điệp truyền thông hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới” do Ban Vì Sự tiến bộ phụ nữ và Bình đẳng giới Thành phố thực hiện năm 2017, 2018 và 2019.
- 1Kế hoạch 227/KH-UBND năm 2022 triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 2Quyết định 73/QĐ-UBND năm 2023 về Đề án “Tuyên truyền nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và kiến thức pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số giai đoạn 2022-2025” trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 3Kế hoạch 862/KH-UBND năm 2022 thực hiện Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số” giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh An Giang
- 1Kế hoạch 227/KH-UBND năm 2022 triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 2Quyết định 73/QĐ-UBND năm 2023 về Đề án “Tuyên truyền nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và kiến thức pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số giai đoạn 2022-2025” trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 3Kế hoạch 862/KH-UBND năm 2022 thực hiện Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số” giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh An Giang
Công văn 27/BVSTBPNTP về đề nghị triển khai "Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2020" do Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ và Bình đẳng giới Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 27/BVSTBPNTP
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 19/10/2020
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Lê Minh Tấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 19/10/2020
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định