Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2627/QLCL-TTPC
V/v theo dõi tình hình thi hành pháp luật về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2015

 

Kính gửi: Vụ Pháp chế (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Thực hiện văn bản số 840/PC ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Vụ Pháp chế về việc báo cáo theo dõi tình hình thi hành pháp luật chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản báo cáo theo đề cương hướng dẫn như sau:

I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH VÀ TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

1. Ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành.

Cục được giao soạn thảo “Đề án kiểm soát ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất”; hiện Đề án đang được hoàn thiện để trình Bộ trình Chính phủ.

2. Tuyên truyền, phổ biến và tập huấn để thực hiện các quy định của pháp luật về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Cục cử Lãnh đạo và chuyên viên của Cục tham gia đầy đủ các cuộc họp của Ban Chỉ đạo 389 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

3. Bảo đảm nguồn lực để thi hành các quy định của pháp luật về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

a) Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản là thành viên Ban chỉ đạo 389 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

b) Cục giao 01 công chức của Phòng Thanh tra, Pháp chế làm đầu mối và là thành viên Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo 389 của Bộ;

c) Các phòng chức năng của Cục có trách nhiệm phối hợp, tham mưu giúp Lãnh đạo Cục tổ chức, thực hiện công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong phạm vi, nhiệm vụ được giao.

II. TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIẢ

1. Tình hình thực hiện pháp luật về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

a) Triển khai thực hiện Chỉ thị 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm có chứa tạp chất theo phạm vi, chức năng nhiệm vụ được giao;

b) Xây dựng, trình Chính phủ ban hành Đề án “Kiểm soát ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất”;

c) Ký hợp đồng với 04 Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang triển khai thực hiện tuyên truyền ngăn chặn tạp chất trong nguyên liệu thủy sản;

d) Phối hợp với Cục An ninh Kinh tế Nông lâm Ngư nghiệp (A86) và Cục Cảnh sát Môi trường (C49) triển khai kế hoạch kiểm tra liên ngành đột xuất và xử lý vi phạm các quy định về tạp chất;

đ) Qua hoạt động tiếp công dân (Bà Nguyễn Thị Nhuận, địa chỉ: Nhân Chính, Hà Nội) Cục nhận được đề nghị xác minh mẫu vi cá mập (nghi ngờ giả) do được người quen tặng để sử dụng; qua kết quả phân tích của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cho thấy hàm lượng chất phosphorus tổng số trong mẫu nghi ngờ: 0%; hàm lượng Nitrogen tổng số 34% (cao hơn gấp 3 lần báo cáo đánh giá giá trị dinh dưỡng vi cá mập của 6 loài khác nhau (14-14.6%) của Viện Công nghệ sau thu hoạch Sri Lanka (2003). Kết quả này có thể kết luận mẫu vi cá do người dân cung cấp là giả mạo, Cục đã thông báo kết quả này tới cá nhân gửi đề nghị xác minh.

2. Đánh giá về tính đầy đủ, thống nhất, đồng bộ, khả thi của hệ thống văn bản quy định về an toàn thực phẩm đối với hệ thống văn bản quy định về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

a) Hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản đã được ban hành tương đối đầy đủ tạo điều kiện giúp các cơ quan quản lý nhà nước trong việc chống các hành vi về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả;

b) Cục tiếp tục hoàn thiện “Đề án kiểm soát ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất”; dự thảo Thông tư hướng dẫn giám sát ATTP nông lâm thủy sản (thay thế Thông tư số 05/2010/TT-BNNPTNT, Thông tư số 61/2012/TT-BNNPTNT); hoàn thiện dự thảo ”Đề án tăng cường giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của ngành nông nghiệp và PTNT”.

III. TÌNH HÌNH PHỐI HỢP LIÊN NGÀNH TRONG VIỆC CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIẢ

1. Việc phối hợp chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả được thực hiện theo Quyết định 3467/QĐ-BNN-TTr ngày 27/8/2015 của Bộ trưởng ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

2. Cục cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ trong phạm vi, nhiệm vụ về công tác chống buôn lậu, GLTM và hàng giả:

a) Hàng tháng Cục có báo cáo Bộ (qua Thanh tra Bộ, cơ quan thường trực BCĐ 389 của Bộ) theo chế độ báo cáo tháng;

b) Báo cáo đột xuất khi được yêu cầu.

3. Cục đã có văn bản và kế hoạch gửi C49 Bộ Công an nắm tình hình trước khi tiến hành Thanh tra đột xuất hành vi tiêm tạp chất vào tôm (theo kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 41/NQ-CP của Chính phủ).

IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

1. Thanh tra Bộ sớm trình Bộ trưởng ban hành thông tư quy định về trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra chuyên ngành lĩnh vực nông nghiệp và PTNT; trong đó hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra và hình thức thanh tra đột xuất chuyên ngành đúng quy định, bảo đảm hiệu quả.

2. Tăng cường phối hợp liên ngành trong việc cung cấp thông tin, xử lý vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả giữa các cơ quan có liên quan; có cơ chế khuyến khích các tổ chức, cá nhân phát hiện và tố giác các hành vi vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Kính chuyển Vụ Pháp chế tổng hợp./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Cục trưởng (để b/c);
- Thanh tra Bộ (để p/h);
- Lưu VT, PC.

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Lê Bá Anh

 

Phụ lục 1.

TÌNH HÌNH PHỔ BIẾN, TUYÊN TRUYỀN, TẬP HUẤN PHÁP LUẬT

Stt

Các văn bản đã được phổ biến

Đối tượng phổ biến

Số lượng người

được phổ biến

Hình thức phổ biến

1

Hệ thống các văn bản về quản lý chất lượng thủy sản, nông lâm sản

Công chức, viên chức các cơ quan quản lý nhà nước về QLCL NLTS tại các tỉnh, thành phố

 

1350 người

Tổ chức lớp đào tạo (đã tổ chức 30 lớp)

2

Hệ thống các văn bản về thanh tra chuyên ngành và xử lý vi phạm hành chính

 

Phụ lục 2.

TÌNH HÌNH BẢO ĐẢM CÁC NGUỒN LỰC TRIỂN KHAI THI HÀNH VĂN BẢN

Stt

Tên văn bản

Các quy định cần bố trí nguồn lực để thực hiện

Nguồn lực cần thiết

Nguồn lực thực tế

được bố trí

Con người

Máy móc, thiết bị

Kinh phí triển khai

Con người

Máy móc, thiết bị

Kinh phí triển khai

1

Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT

Kiểm tra + cấp giấy chứng nhận lô hàng ATTP

x

x

x

x

x

x

2

Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT

Kiểm tra, đánh giá, phân loại; thẩm định và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP

x

 

x

x

 

x (còn hạn chế)

3

Thông tư 51/2014/TT-BNNPTNT

Việc giám sát việc thực hiện cam kết của các cơ sở SXKD nhỏ lẻ với cơ quan địa phương

x

 

x

x (còn hạn chế)

 

x (còn hạn chế)

4

Thông tư 25/2010/TT-BNNPTNT; Thông tư 12/2015/TT-BNNPTNT

Kiểm tra; thẩm định hồ sơ công nhận quốc gia, công nhận cơ sở đủ điều kiện nhập khẩu vào Việt Nam

x

 

x

x

 

x

5

Thông tư 75/2011/TT-BNNPTNT

Việc thẩm định hồ sơ và xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm

x

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 3:

HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT CHỦ YẾU

Stt

Hành vi vi phạm pháp luật phổ biến

Số lượng vi phạm

Nguyên nhân

Ghi chú

2014

2015

Văn bản không đảm bảo thống nhất, đồng bộ

Văn bản chưa được tổ chức thi hành hiệu quả

Ý thức chấp hành của cơ quan, tổ chức, cá nhân

1

Vi phạm điều kiện đảm bảo ATTP cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản

271

cơ sở

2811

cơ sở

-

-

Chưa chấp hành tốt quy định

Cơ sở xếp loại C

 

Phụ lục 4:

DANH MỤC CÁC VĂN BẢN KHÔNG ĐẢM BẢO TÍNH THỐNG NHẤT, ĐỒNG BỘ, KHẢ THI

STT

Tên văn bản

Điều, khoản quy định không đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, khả thi

Lý do

Tình trạng xử lý

Ghi chú

Đã xử lý theo thẩm quyền

Đã kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý

Chưa xử lý

1

Không có

Không có

-

-

-

-

-

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 2627/QLCL-TTPC năm 2015 theo dõi tình hình thi hành pháp luật về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả do Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản ban hành

  • Số hiệu: 2627/QLCL-TTPC
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 15/10/2015
  • Nơi ban hành: Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
  • Người ký: Lê Bá Anh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 15/10/2015
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản