ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 262/UB-CN | TP. Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 01 năm 1991 |
Theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố tại chỉ thị 51/CT-UB ngày 2 tháng 11 năm 1985, văn bản 4371/UB-CN ngày 31 tháng 10 năm 1987 và văn bản 4227/UB-CN ngày 10/11/1988, việc sản xuất rượu, cồn, bia, nước giải khát trên địa bàn thành phố nói chung đã được quy hoạch lại và việc quản lý sản xuất kinh doanh các loại thực phẩm này đã được củng cố tốt hơn.
Nhưng thời gian gần đây trên địa bàn một số quận, huyện việc sản xuất kinh doanh rượu, cồn, bia, nước giải khát đã có những biểu hiện vi phạm các quy định của Ủy ban nhân dân thành phố ở một số mặt sau đây:
1/ Nhiều quận huyện đã cấp giấy phép sản xuất kinh doanh cho các cơ sở ngoài quốc doanh sản xuất và tiêu thụ cồn (kể cả cồn tinh luyện) trái với quy định của Nhà nước và của thành phố.
2/ Tình trạng phát triển mất trật tự trong sản xuất và tiêu thụ rượu nhẹ, nước giải khát của nhiều cơ sở ngoài quốc doanh hoặc núp bóng quốc doanh, đang có chiều hướng gia tăng.
3/ Nhiều loại thức uống được sản xuất và tiêu thụ bừa bãi, không đăng ký chất lượng sản phẩm. Hàng gian, hang giả, lậu thuế, trốn thuế đang phát triển…
Để chấn chỉnh tình hình trên, ngăn chặn những sản phẩm thức uống không bảo đảm chất lượng làm ảnh hường sức khoẻ người tiêu dùng, kiên quyết chống thất thu ngân sách Nhà nước trên lĩnh vực này, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các ngành, các cấp thành phố phải nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của thành phố trong việc sản xuất thức uống; Các ngành chức năng cần tăng cường quản lý sản xuất kinh doanh thức uống, phát hiện kịp thời và xử lý thích đáng những nơi vi phạm chỉ thị 51, văn bản 4371 và 4227 đã nêu trên, chủ yếu nhằm vào kiểm tra thực hiện các nội dung sau đây:
1- Chỉ có cơ sở quốc doanh, do thành phố cho phép, mới được sản xuất rượu, cồn thực phẩm.
2- Các cơ sở quốc doanh (hoặc hợp doanh quận, huyện) chỉ được sản xuất rượu không quá 03 loại (3 nhãn hiệu) với độ rượu dưới 300GL và mỗi cơ sở sản xuất chỉ được triển khai sản xuất không quá 03 địa điểm.
3- Các cơ sở sản xuất ngoài quốc doanh không được sản xuất rượu, cồn thực phẩm, rượu nhẹ có gaz (trừ những nơi được Ủy ban nhân dân thành phố cho phép). Cấm dùng cồn để tạo nước giải khát có gaz.
Các quận, huyện chỉ được cấp giấy phép sản xuất kinh doanh cho những cơ sở sản xuất nước giải khát (không pha cồn) và sản xuất cồn công nghiệp sau khi có sự kiểm tra và có ý kiến chính thức của Sở Công nghiệp, Chi cục Đo lường tiêu chuẩn thành phố.
Cụ thể là:
- Sở Công nghiệp, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Phòng công nghiệp quận, huyện phải tăng cường quản lý Nhà nước về sản xuất thức uống, có trách nhiệm kiểm tra nhắc nhở các cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện đúng các quy định của thành phố nhằm lặp lại trật tự rong sản xuất kinh doanh thức uống ở thành phố hiện nay.
- Chi cục Tiểu chuẩn Đo lường Chất lượng, Công an kinh tế, Ban quản lý thị trường và ngành thuế thành phố cần có biện pháp tăng cường kiểm tra, kiểm soát, kiên quyết xử lý những nơi vi phạm, nhất là những cơ sở sản xuất cồn, rượu là loại thực phẩm không khuyến khích sản xuất và sử dụng (trừ cồn công nghiệp sản xuất theo kế hoạch).
- Đối với nước giải khát, cần tiến hành kiểm tra lại chất lượng sản phẩm ở các cơ sở có giấy phép sản xuất kinh doanh hợp pháp; đình chỉ sản xuất và xử lý vi phạm theo quy định hiện hành đối với cơ sở không có giấy phép hợp lệ, không đăng ký chất lượng sản phẩm.
- Các ngành các cấp cần có phối hợp đồng bộ để ổn định lại tình hình sản xuất thức uống trên địa bàn thành phố, có biện pháp chống thất thu ngân sách trong lĩnh vực này.
Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các ngành các cấp và các cơ quan chức năng nghiên cứu triển khai thực hiện tốt văn bản này.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
Công văn 262/UB-CN về việc chấn chỉnh tình hình sản xuất kinh doanh thức uống trên địa bàn thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 262/UB-CN
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 19/01/1991
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Nguyễn Văn Huấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 19/01/1991
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực