Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2619/KBNN-KTNN | Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2011 |
Kính gửi: | - Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương |
Thực hiện Chế độ kế toán Ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước theo Quyết định số 120/2008/QĐ-BTC ngày 22/12/2008, Chế độ kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (gọi tắt là TABMIS) theo Thông tư số 212/2009/TT-BTC ngày 06/11/2009, Kho bạc Nhà nước hướng dẫn bổ sung, sửa đổi tên một số tài khoản, chứng từ kế toán và phương pháp hạch toán như sau:
A. Bổ sung, sửa đổi tên tài khoản kế toán
I. Đối với các đơn vị KBNN chưa thực hiện triển khai TABMIS
- Đổi tên tài khoản 012 “Chứng chỉ có giá giữ hộ” và tài khoản 012.01 “Chứng chỉ có giá giữ hộ” (TK bậc III) thành tài khoản 012 “Giấy tờ có giá giữ hộ” và tài khoản 012.01 “Giấy tờ có giá giữ hộ” (TK bậc III).
- Đổi tên tài khoản 049 “Các loại ấn chỉ đặc biệt khác” và tài khoản 049.90 “Các loại ấn chỉ đặc biệt khác” (TK bậc III) thành tài khoản 049 “Các loại giấy tờ có giá khác” và tài khoản 049.90 “Các loại giấy tờ có giá khác” (TK bậc III).
2.1. Tài khoản 631 “Thanh toán vốn giữa KBNN tỉnh và KBNN huyện” được bổ sung thêm các tài khoản bậc III sau:
- Tài khoản 631.03 “Thanh toán vốn giữa KBNN tỉnh và KBNN huyện năm nay bằng ngoại tệ”: tài khoản này dùng để phản ánh quan hệ thanh toán vốn và điều chuyến đi, điều chuyến đến giữa KBNN tỉnh và KBNN huyện năm nay bằng ngoại tệ.
- Tài khoản 631.04 “Thanh toán vốn giữa KBNN tỉnh và KBNN huyện năm trước bằng ngoại tệ”: tài khoản này dùng để phản ánh quan hệ thanh toán vốn và điều chuyến đi, điều chuyến đến giữa KBNN tỉnh và KBNN huyện năm trước bằng ngoại tệ.
- Kết cấu tài khoản 631.03, 631.04: tương tự như tài khoản 63 “Thanh toán vốn giữa các KBNN”.
2.2. Tài khoản 902 “Tín phiếu, trái phiếu phát hành qua phương thức khác” bổ sung thêm tài khoản 902.90 “Trái phiếu Chính phủ được hoán đổi” (tài khoản bậc III).
- Tài khoản 902.90 “Trái phiếu Chính phủ được hoán đổi” dùng để phản ánh tình vay và trả nợ vay trái phiếu Chính phủ được hoán đổi theo Thông tư số 150/2011/TT-BTC ngày 09/11/2011 của Bộ Tài chính về hướng dẫn hoán đổi trái phiếu Chính phủ.
Tài khoản này được mở chi tiết theo từng năm, từng đợt phát hành, từng kỳ hạn, lãi suất, ...
- Kết cấu tài khoản 902.90 “Trái phiếu Chính phủ được hoán đổi”: tương tự như các tài khoản bậc III của tài khoản 902.
3. Không sử dụng các tài khoản sau
3.1. Sau ngày 31/12/2011, các tài khoản dưới đây sẽ bị đóng lại, không hoạt động:
- Tài khoản 620.01 “Séc bảo chi tài khoản chi ngân sách”.
- Tài khoản 620.02 “Séc bảo chi các tài khoản khác”.
- Tài khoản 630.05 “Thanh toán vốn giữa KBNN và KBNN tỉnh năm nay về tín phiếu, trái phiếu bằng ngoại tệ”.
- Tài khoản 630.06 “Thanh toán vốn giữa KBNN và KBNN tỉnh năm trước về tín phiếu, trái phiếu bằng ngoại tệ”.
- Tài khoản 631.05 “Thanh toán vốn giữa KBNN tỉnh và KBNN huyện năm nay về tín phiếu, trái phiếu bằng ngoại tệ”.
- Tài khoản 631.06 “Thanh toán vốn giữa KBNN tỉnh và KBNN huyện năm trước về tín phiếu, trái phiếu bằng ngoại tệ”.
3.2. Điều chỉnh số liệu
- Căn cứ số phát sinh hoặc số dư (Nợ/Có) trên TK 630.05 “Thanh toán vốn giữa KBNN và KBNN tỉnh năm nay về tín phiếu, trái phiếu bằng ngoại tệ”, TK 631.05 “Thanh toán vốn giữa KBNN tỉnh và KBNN huyện năm nay về tín phiếu, trái phiếu bằng ngoại tệ”: kế toán lập Phiếu điều chỉnh chuyển sang TK 630.03 “Thanh toán vốn giữa KBNN và KBNN tỉnh năm nay bằng ngoại tệ”, TK 631.03 “Thanh toán vốn giữa KBNN tỉnh và KBNN huyện năm nay bằng ngoại tệ”.
- Căn cứ số phát sinh hoặc số dư (Nợ/Có) trên TK 630.06 “Thanh toán vốn giữa KBNN và KBNN tỉnh năm trước về tín phiếu, trái phiếu bằng ngoại tệ”, TK 631.06 “Thanh toán vốn giữa KBNN tỉnh và KBNN huyện năm trước về tín phiếu, trái phiếu bằng ngoại tệ”, kế toán lập Phiếu điều chỉnh chuyển sang TK 630.04 “Thanh toán vốn giữa KBNN và KBNN tỉnh năm trước bằng ngoại tệ”, TK 631.04 “Thanh toán vốn giữa KBNN tỉnh và KBNN huyện năm trước bằng ngoại tệ”.
(Lưu ý: Kế toán điều chỉnh bằng cách ghi các bút toán “Đỏ, Đen” để tránh tăng doanh số).
II. Đối với các đơn vị KBNN đã thực hiện triển khai TABMIS
1.1. Bổ sung nhóm 14 - Tạm ứng chi ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi
1.1.1. Nhóm 14 - Tạm ứng chi ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi có tài khoản cấp 1 là tài khoản 1410 “Tạm ứng chi ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi”.
- Tài khoản 1410 “Tạm ứng chi ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi” dùng để phản ánh các khoản tạm ứng chi ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi và số được kết chuyển sang chi ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi.
- Căn cứ hạch toán vào tài khoản 1410 là chứng từ của cơ quan tài chính (Lệnh ghi thu, ghi chi ngân sách, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn vay, viện trợ đã ghi thu, ghi chi, …) của cơ quan tài chính.
- Tài khoản này không bị kiểm soát dự toán.
1.1.2. Kết cấu tài khoản:
Bên Nợ:
Phản ánh các khoản tạm ứng chi ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi phát sinh trong kỳ.
Bên Có:
+ Phản ánh các khoản giảm tạm ứng chi ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi do thu hồi tạm ứng.
+ Phản ánh các khoản chuyển từ tạm ứng chi ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi thành thực chi ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi.
Số dư Nợ: Phản ánh số tạm ứng chi ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi chưa được thanh toán.
1.1.3. Tài khoản 1410 “Tạm ứng chi ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi” được theo dõi chi tiết theo các đoạn mã:
+ Mã quỹ.
+ Mã nội dung kinh tế.
+ Mã cấp ngân sách.
+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách.
+ Mã địa bàn hành chính
+ Mã chương.
+ Mã ngành kinh tế.
+ Mã chương trình mục tiêu, dự án (nếu có).
+ Mã Kho bạc Nhà nước.
+ Mã nguồn ngân sách.
1.1.4. Tài khoản 1410 - Tạm ứng chi ngân sách theo hình thức ghi thu ghi chi có các tài khoản cấp 2 sau:
- Tài khoản 1414 “Tạm ứng chi thường xuyên từ vốn vay ngoài nước theo hình thức ghi thu, ghi chi”.
- Tài khoản 1415 “Tạm ứng chi thường xuyên từ vốn viện trợ theo hình thức ghi thu, ghi chi”.
- Tài khoản 1416 “Tạm ứng chi đầu tư từ vốn vay ngoài nước theo hình thức ghi thu, ghi chi”.
- Tài khoản 1417 “Tạm ứng chi đầu tư từ vốn viện trợ theo hình thức ghi thu, ghi chi”.
- Tài khoản 1419 “Tạm ứng chi ngân sách khác theo hình thức ghi thu, ghi chi”.
1.2. Nhóm TK 15 - Tạm ứng và ứng trước kinh phí chi TX
1.2.1. Bổ sung thêm tài khoản 1531 “Tạm ứng kinh phí chi thường xuyên không kiểm soát dự toán” (TK cấp 2).
Tài khoản này thay thế cho tài khoản 1599 “Tạm ứng kinh phí chi thường xuyên không kiểm soát dự toán”, dùng để phản ánh số kinh phí đã rút theo quy định trong các văn bản của cơ quan tài chính được ghi rõ tạm ứng kinh phí, nhưng không được kiểm soát số dự toán đã giao cho đơn vị; tài khoản này cũng dùng để hạch toán trong trường hợp tạm ứng cho các xã, phường khi chưa xác định được nội dung các khoản chi cụ thể.
1.2.2. Kết cấu tài khoản:
Bên Nợ:
Phản ánh các khoản tạm ứng kinh phí chi thường xuyên không kiểm soát dự toán phát sinh trong kỳ.
Bên Có:
+ Phản ánh giảm tạm ứng kinh phí thường xuyên không kiểm soát dự toán do thu hồi tạm ứng;
+ Chuyển từ tạm ứng thành thực chi ngân sách thường xuyên.
Số dư Nợ:
Phản ánh số còn tạm ứng chi thường xuyên không kiểm soát dự toán chưa thanh toán.
1.2.3. Tài khoản 1531 “Tạm ứng kinh phí chi thường xuyên không kiểm soát dự toán” được theo dõi chi tiết theo các đoạn mã tương tự như tài khoản 1410 “Tạm ứng chi ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi”.
1.3. Nhóm TK 17 - Tạm ứng và ứng trước kinh phí chi ĐTPT
1.3.1. Bổ sung các tài khoản cấp 2 sau:
- Tài khoản 1717 “Tạm ứng chi đầu tư không kiểm soát dự toán”, tài khoản này thay thế cho tài khoản 1799 “Tạm ứng chi đầu tư không kiểm soát dự toán”, dùng để phản ánh số kinh phí chi đầu tư phát triển đã rút theo quy định trong các văn bản của cơ quan tài chính được ghi rõ tạm ứng kinh phí nhưng không được kiểm soát số dự toán đã giao cho đơn vị; tài khoản này cũng dùng để hạch toán trong trường hợp tạm ứng chi đầu tư phát triển cho các xã, phường khi chưa xác định được các khoản chi cụ thể.
- Tài khoản 1757 “Tạm ứng chi đầu tư phát triển khác không kiểm soát dự toán” dùng để phản ánh số kinh phí chi đầu tư phát triển (ĐTPT) khác đã rút theo quy định trong các văn bản của cơ quan tài chính được ghi rõ tạm ứng kinh phí nhưng không được kiểm soát số dự toán đã giao cho đơn vị; tài khoản này cũng dùng để hạch toán trong trường hợp tạm ứng chi ĐTPT khác cho các xã, phường khi chưa xác định được các khoản chi cụ thể.
1.3.2. Kết cấu tài khoản, chi tiết các đoạn mã của TK 1717, 1757: tương tự như tài khoản 1410 “Tạm ứng chi ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi”.
1.4. Bổ sung tài khoản 3144 “Phải trả lãi vay đã thanh toán gốc”
1.4.1. Tài khoản 3141 “Phải trả về lãi vay” (TK cấp 2) bổ sung thêm tài khoản 3144 “Phải trả lãi vay đã thanh toán gốc” (TK cấp 3).
Tài khoản 3144 “Phải trả lãi vay đã thanh toán gốc” dùng để phản ánh các khoản cho vay đã thu hồi gốc, nhưng chưa thu được lãi; tài khoản này sẽ được tất toán khi chủ dự án, chủ hộ vay vốn nộp tiền lãi hoặc được xoá nợ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
1.4.2. Kết cấu tài khoản:
Bên Nợ:
+ Kết chuyển số tiền đã thu được về số lãi cho vay đã thanh toán gốc sang tài khoản phải trả lãi vay trong hạn, quá hạn.
+ Kết chuyển số lãi cho vay được xoá nợ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Bên Có:
Phản ánh số tiền phải trả về lãi cho vay đã thanh toán gốc tương ứng với số phải thu lãi cho vay.
Số dư Có:
Phản ánh số tiền phải trả về lãi cho vay đã thanh toán gốc tương ứng với số phải thu lãi cho vay chưa thu được.
1.4.3. Tài khoản 3144 “Phải trả lãi vay đã thanh toán gốc” được theo dõi chi tiết theo các đoạn mã sau:
+ Mã quỹ
+ Mã Kho bạc Nhà nước
1.5. Tài khoản 3810 “Thanh toán vốn” bổ sung các tài khoản:
1.5.1. Tài khoản 3824 “Thanh toán vốn giữa tỉnh với huyện năm nay bằng ngoại tệ”
- Tài khoản này phản ánh quan hệ thanh toán vốn điều chuyển đi, điều chuyển đến giữa KBNN tỉnh với KBNN quận, huyện năm nay bằng ngoại tệ.
- Kết cấu tài khoản:
Bên Nợ:
+ Phản ánh số vốn điều chuyển đi phát sinh trong kỳ.
+ Điều chỉnh tăng tỷ giá vốn điều chuyển đi bằng ngoại tệ.
+ Điều chỉnh giảm tỷ giá vốn điều chuyển đến bằng ngoại tệ.
+ Kết chuyển LKB số thanh toán LKB nội tỉnh hoặc thanh toán tập trung.
Bên Có:
+ Phản ánh số vốn điều chuyển đến phát sinh trong kỳ.
+ Điều chỉnh tăng tỷ giá vốn điều chuyển đến bằng ngoại tệ.
+ Điều chỉnh giảm tỷ giá vốn điều chuyển đi bằng ngoại tệ.
+ Kết chuyển số thanh toán LKB nội tỉnh hoặc thanh toán tập trung.
Số dư Nợ:
Phản ánh số vốn điều chuyển đi bằng ngoại tệ chưa được quyết toán.
Số dư Có:
Phản ánh số vốn điều chuyển đến bằng ngoại tệ chưa quyết toán.
- Tài khoản 3824 “Thanh toán vốn giữa tỉnh với huyện năm nay bằng ngoại tệ” được theo dõi chi tiết theo các đoạn mã:
+ Mã quỹ
+ Mã địa bàn hành chính
+ Mã Kho bạc Nhà nước
1.5.2. Tài khoản 3827 “Thanh toán vốn giữa tỉnh với huyện năm trước bằng ngoại tệ”
- Tài khoản này phản ánh quan hệ thanh toán vốn điều chuyển đi, điều chuyển đến giữa KBNN tỉnh với KBNN quận, huyện năm trước bằng ngoại tệ.
- Kết cấu tài khoản, chi tiết các đoạn mã: tương tự như tài khoản 3824 “Thanh toán vốn giữa tỉnh với huyện năm nay bằng ngoại tệ”.
1.6. Tài khoản 8950 “Chi ngân sách không kiểm soát dự toán”
1.6.1. Bổ sung tài khoản 8959 “Chi ngân sách khác theo hình thức ghi thu, ghi chi” (TK cấp 3).
- Tài khoản 8959 “Chi ngân sách khác theo hình thức ghi thu, ghi chi” dùng để phản ánh các khoản chi của NSNN khác theo hình thức ghi thu, ghi chi, trong đó các khoản chi NSNN không bị kiểm soát dự toán.
- Kết cấu tài khoản:
Bên Nợ:
Phản ánh các khoản chi ngân sách khác theo hình thức ghi thu, ghi chi phát sinh trong kỳ.
Bên Có:
Phản ánh các khoản giảm chi ngân sách khác theo hình thức ghi thu, ghi chi; thu hồi khoản chi ngân sách khác theo hình thức ghi thu, ghi chi phát sinh trong kỳ.
Số dư Nợ:
Phản ánh số chi ngân sách khác theo hình thức ghi thu, ghi chi chưa được quyết toán.
- Tài khoản 8959 được theo dõi chi tiết theo các đoạn mã tương tự như tài khoản 1410 “Tạm ứng chi ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi”.
1.6.2. Bổ sung tài khoản 8971 “Chi ngân sách khác không kiểm soát dự toán” (TK cấp 2); tài khoản này thay thế cho tài khoản 8959 “Chi ngân sách khác không kiểm soát dự toán” (TK cấp 2).
- Tài khoản 8971 “Chi ngân sách khác không kiểm soát dự toán” dùng để phản ánh các khoản chi của NSNN khác không được kiểm soát dự toán.
- Kết cấu tài khoản:
Bên Nợ:
Phản ánh các khoản chi ngân sách khác không kiểm soát dự toán phát sinh trong kỳ.
Bên Có:
Phản ánh các khoản giảm chi, thu hồi khoản chi ngân sách khác không kiểm soát dự toán phát sinh trong kỳ.
Số dư Nợ:
Phản ánh số chi ngân sách khác không kiểm soát dự toán chưa được quyết toán.
- Tài khoản 8971 “Chi ngân sách khác không kiểm soát dự toán” được theo dõi chi tiết theo các đoạn mã tương tự như tài khoản 1410 “Tạm ứng chi ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi”.
1.7. Bổ sung tài khoản 9933 “Ngoại tệ tiền mặt trong kho”
1.7.1. Tài khoản 9933 “Ngoại tệ tiền mặt trong kho” (TK cấp 2) dùng để phản ánh số lượng các loại ngoại tệ tiền mặt trong kho do KBNN quản lý.
1.7.2. Kết cấu tài khoản
Bên Nợ: Phản ánh số ngoại tệ tiền mặt nhập kho.
Bên Có: Phản ánh số ngoại tệ tiền mặt xuất kho.
Số dư Nợ: Phản ánh số ngoại tệ tiền mặt còn trong kho.
- Đổi tên tài khoản 8953 “Các khoản phí, lệ phí để lại ghi thu, ghi chi cho đơn vị” thành tài khoản 8953 “Chi thường xuyên từ các khoản phí, lệ phí để lại ghi thu, ghi chi cho đơn vị”.
- Đổi tên tài khoản 8958 “Chi ngân sách khác theo hình thức ghi thu, ghi chi” thành tài khoản 8958 “Chi đầu tư XDCB từ tài khoản tiền gửi”.
- Đổi tên tài khoản 9913 “Chứng chỉ có giá” thành tài khoản 9913 “Giấy tờ có giá giữ hộ”.
- Đổi tên tài khoản 9930 “Kim loại quý, đá quý do KBNN quản lý” thành tài khoản 9930 “Kim loại quý, đá quý, ngoại tệ do KBNN quản lý”.
- Đổi tên tài khoản 9940 “Ấn chỉ trắng, ấn chỉ đặc biệt” thành tài khoản 9940 “Giấy tờ có giá”.
- Đổi tên tài khoản 9945 “Ấn chỉ khác” thành tài khoản 9945 “Giấy tờ có giá khác”.
3.1. Các TK 3824, TK 3827 và TK 3144 được sử dụng từ năm 2011 (nếu có phát sinh).
3.2. Các TK 1599 “Tạm ứng kinh phí chi thường xuyên không kiểm soát dự toán”, TK 1799 “Tạm ứng chi đầu tư không kiểm soát dự toán”, TK 8958 “Chi NS khác theo hình thức ghi thu, ghi chi”, TK 8959 “Chi NS khác không kiểm soát dự toán” cũ chỉ được sử dụng từ năm ngân sách 2011 trở về trước.
3.3. Từ năm ngân sách 2012, kế toán sử dụng các tài khoản mới bổ sung, sửa đổi tên quy định trong Công văn này để hạch toán, theo dõi tiếp các nội dung liên quan.
3.4. Sau ngày 31/01/2012, căn cứ Phiếu điều chỉnh số liệu ngân sách (C2-08/NS) của cơ quan tài chính (CQTC) về nội dung chuyển số liệu tạm ứng chi NS không kiểm soát dự toán năm 2011 sang năm 2012 theo dõi tiếp, chuyên viên CQTC (đối với NS tỉnh, NS huyện), kế toán KBNN (đối với NSTW, NS xã) thực hiện trên phân hệ Quản lý sổ cái (GL):
- Tại kỳ năm trước (kỳ 13/2011):
Nợ TK 1392 - Phải thu trung gian - AR
Có TK 1599, 1799, 1984 - Tạm ứng kinh phí chi thường xuyên, chi đầu tư, kinh phí khác không kiểm soát dự toán
- Tại kỳ năm nay:
Nợ TK 1531, 1717, 1984, 1757 - Tạm ứng kinh phí chi thường xuyên, chi đầu tư, chi ĐTPT, kinh phí khác không kiểm soát dự toán
Có TK 1392 - Phải thu trung gian - AR
1. Bổ sung Giấy đề nghị điều chỉnh các khoản chi đầu tư XDCB (Mẫu số: C3-05/NS)
Mục đích:
Giấy đề nghị điều chỉnh các khoản chi đầu tư XDCB (Mẫu số: C3-05/NS) là chứng từ kế toán do phòng (bộ phận) Kiểm soát chi NSNN lập, đề nghị phòng (bộ phận) Kế toán Nhà nước hạch toán:
- Chuyển các khoản chi đầu tư XDCB, chi đầu tư phát triển (ĐTPT), vốn Chương trình mục tiêu, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư từ ứng trước bằng dự toán chưa đủ điều kiện thanh toán, ứng trước bằng dự toán đã đủ điều kiện thanh toán sang tạm ứng bằng dự toán.
- Chuyển các khoản từ ứng trước bằng dự toán chưa đủ điều kiện thanh toán sang ứng trước bằng dự toán đã đủ điều kiện thanh toán.
- Điều chỉnh sai lầm các đoạn mã (COA) được phát hiện trong quá trình đối chiếu số liệu với Chủ đầu tư, phòng (bộ phận) Kế toán Nhà nước.
Phương pháp và trách nhiệm ghi chép:
- Cán bộ phòng (bộ phận) Kiểm soát chi NSNN lập 02 liên Giấy đề nghị điều chỉnh các khoản chi đầu tư XDCB (Mẫu số: C3-05/NS):
+ Ghi đầy đủ nội dung, thông tin trên Giấy đề nghị điều chỉnh các khoản chi đầu tư XDC;.
+ Ký vào các chức danh “Kiểm soát”, “Phụ trách” (ghi rõ họ, tên); trình Lãnh đạo (phụ trách) ký.
+ Chuyển phòng (bộ phận) Kế toán Nhà nước theo đường nội bộ.
- Căn cứ 02 liên Giấy đề nghị điều chỉnh các khoản chi đầu tư XDCB (Mẫu số: C3-05/NS) đã có chữ ký kiểm soát của phòng (bộ phận) Kiểm soát chi NSNN và Lãnh đạo ký duyệt: kế toán hạch toán; ghi ngày, tháng, năm; định khoản và ghi các yếu tố trên chứng từ (mã quỹ, mã địa bàn hành chính, mã KBNN); ký (ghi rõ họ, tên) và trình Kế toán trưởng.
- Kế toán trưởng kiểm soát các nội dung trên chứng từ giấy và số liệu hạch toán trên máy tính: ký xác nhận trên chứng từ giấy và số liệu hạch toán trên máy tính nếu thấy khớp đúng.
Luân chuyển chứng từ:
02 liên Giấy đề nghị điều chỉnh các khoản chi đầu tư XDCB (Mẫu số: C3-05/NS) được xử lý như sau:
- 01 liên: Kế toán hạch toán và lưu.
- 01 liên: gửi phòng (bộ phận) Kiểm soát chi NSNN.
2. Sửa đổi Giấy rút vốn đầu tư (Mẫu số: C3-01/NS)
- Từ ngày 01/01/2012, phòng (bộ phận) Kiểm soát chi NSNN có trách nhiệm hướng dẫn các chủ đầu tư lập Giấy rút vốn đầu tư (Mẫu số: C3-01/NS) đã được sửa đổi và quy định tại Công văn số 17848/BTC-TCT ngày 29/12/2011 của Bộ Tài chính về việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC:
+ Số tiền ghi bằng số tại cột “Tổng số tiền” (cột 6) phải bằng số tiền ghi bằng số tại cột “Thanh toán cho nhà thầu” (cột 7) cộng (+) số tiền ghi bằng số tại cột “Thuế GTGT” (cột 8).
+ Số tiền ghi bằng số tại cột 6, 7 và 8 phải khớp đúng với số tiền ghi bằng chữ tại các dòng “Tổng số tiền ghi bằng chữ”, “Số tiền thanh toán cho nhà thầu” và “Số tiền thuế GTGT”.
- Nhận Giấy rút vốn đầu tư (Mẫu số: C3-01/NS) quy định tại Công văn số 17848/BTC-TCT từ phòng (bộ phận) Kiểm soát chi NSNN chuyển đến, kế toán kiểm tra, kiểm soát theo quy định hiện hành:
+ Chuyển tiền cho nhà thầu theo số tiền ghi tại cột “Thanh toán cho nhà thầu” (cột 7).
+ Căn cứ số thuế giá trị gia tăng được khấu trừ ghi tại cột “Thuế GTGT” (cột 8), kế toán kiểm tra sự khớp đúng giữa số tiền bằng số và bằng chữ ghi trên chứng từ; lập thủ công Giấy nộp tiền vào NSNN (đối với các đơn vị KBNN chưa triển khai Chương trình TCS) hoặc Giấy nộp tiền vào NSNN từ Chương trình TCS (đối với các đơn vị KBNN đã triển khai Chương trình TCS) để hạch toán thu NSNN hoặc báo Có về KBNN, nơi nhà thầu có nghĩa vụ nộp thuế GTGT.
+ Kế toán trả chủ đầu tư 01 liên Giấy nộp tiền vào NSNN để chủ đầu tư trả cho nhà thầu; nếu chủ đầu tư thấy cần thiết phải lưu 01 liên chứng từ Giấy nộp tiền vào NSNN để đối chiếu với nhà thầu, thì chủ đầu tư tự sao chụp để lưu giữ.
(Tuỳ từng trường hợp cụ thể, kế toán lập đủ số liên Giấy nộp tiền vào NSNN để 01 liên hạch toán và lưu; 01 liên trả cho chủ đầu tư; 01 liên gửi cơ quan thu; ...).
I. Kế toán các khoản vay và trả nợ vay
1. Xác định quy tắc mặc định tỷ lệ phân chia của tài khoản vay
- Trên phân hệ Quản lý thu (TABMIS - AR), Trưởng phòng Kế toán Nhà nước KBNN tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Sở Giao dịch (KBNN) thực hiện:
(1) Hết hiệu lực quy tắc mặc định tỷ lệ phân chia tài khoản 36xx với mã tỷ lệ phân chia là “0” (phân chia 100% vào TK 36xx).
(2) Thực hiện tạo mới Quy tắc mặc định tỷ lệ phân chia tài khoản 36xx:
+ Phân chia 100% cho NSTW với khoản thu vay cho NSTW theo Quy tắc mặc định tỷ lệ phân chia: Mã KBNN, Chương 160, Ngành 345, Mã nội dung kinh tế, TK 36xx, Mã tỷ lệ phân chia.
+ Phân chia 100% cho ngân sách tỉnh với khoản thu vay cho ngân sách tỉnh theo Quy tắc mặc định tỷ lệ phân chia: Mã KBNN, Chương 560, Ngành 345, Mã nội dung kinh tế, TK 36xx, Mã tỷ lệ phân chia.
- Chương trình TABMIS tự động mặc định Mã cấp ngân sách (1, 2) tương ứng khoản thu vay được phân chia cho các cấp ngân sách vào tổ hợp TK 36xx khi sinh bút toán hạch toán.
2.1. Đối với các khoản vay (phát hành tín phiếu, trái phiếu, …)
2.1.1. Đối với các khoản vay bằng Đồng Việt Nam:
Căn cứ chứng từ (bảng kê phát hành trái phiếu, công trái, giấy báo Có của ngân hàng, …), kế toán ghi (AR):
Nợ TK 1112, 1132, …
Có TK 3619, 3633, …
(Căn cứ mã Chương tương ứng tại TABMIS - AR, chương trình sẽ mặc định mã cấp ngân sách là 1 hoặc 2 ).
Đồng thời lập Phiếu chuyển khoản, ghi (GL):
Nợ TK 1381 - Thanh toán gốc vay
Có TK 5311 - Chênh lệch cân đối thu chi và nợ vay chờ xử lý
2.1.2. Đối với các khoản vay (trong nước, ngoài nước) bằng ngoại tệ
2.1.2.1. Các khoản vay nợ bằng ngoại tệ được hạch toán chi tiết theo từng loại nguyên tệ và quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán (tỷ giá do Bộ Tài chính hoặc KBNN công bố hàng tháng).
2.1.2.2. Riêng các khoản vay (kể cả khoản trả nợ vay) nước ngoài bằng ngoại tệ do Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) theo dõi tại hệ thống DMFAS, KBNN hạch toán bằng Đồng Việt Nam (không theo dõi chi tiết theo nguyên tệ), việc điều chỉnh chênh lệch tỷ giá được thực hiện theo văn bản của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại.
Căn cứ văn bản điều chỉnh chênh lệch tỷ giá của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (đối với số vay nợ bằng ngoại tệ do Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại theo dõi và KBNN hạch toán bằng đồng Việt Nam), kế toán lập Phiếu chuyển khoản và hạch toán theo hướng dẫn tại tiết 2.1.2.3, điểm 2.1.2 dưới đây.
2.1.2.3. Định kỳ, vào ngày đầu tháng, căn cứ số dư Có TK 36xx và tỷ giá hạch toán mới, kế toán thực hiện điều chỉnh chênh lệch tỷ giá:
a. Trường hợp tỷ giá hạch toán mới cao hơn tỷ giá hạch toán cũ (chênh lệch tỷ giá tăng), ghi (GL):
(1) Nợ TK 5421 - Chênh lệch tỷ giá đánh giá lại khoản mục tiền tệ
Có TK TK 3633, 3643, …
(2) Đồng thời lập Phiếu chuyển khoản, ghi (GL):
Nợ TK 1381 - Thanh toán gốc vay
Có TK 5311 - Chênh lệch cân đối thu chi và nợ vay chờ xử lý
(3) Kết chuyển số chênh lệch tỷ giá vào Chi NSNN, ghi (GL):
Nợ TK 8971 - Chi NS khác không kiểm soát dự toán (TM 7751 - Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ NSNN, Mã cấp NS: 1, 2)
Có TK 5421 - Chênh lệch tỷ giá đánh giá lại khoản mục tiền tệ
b. Trường hợp tỷ giá hạch toán mới thấp hơn tỷ giá hạch toán cũ (chênh lệch tỷ giá giảm), ghi (GL):
(1) Đỏ Có TK 3633, 3643, …
Đen Có TK 5421 - CL tỷ giá đánh giá lại khoản mục tiền tệ
(2) Đồng thời lập Phiếu chuyển khoản ghi (GL):
Đỏ Nợ TK 1381 - Thanh toán gốc vay
Đỏ Có TK 5311 - Chênh lệch cân đối thu chi và nợ vay chờ xử lý
(3) Kết chuyển số chênh lệch tỷ giá vào Thu NSNN (GL):
Nợ TK 5421 - Chênh lệch tỷ giá đánh giá lại khoản mục tiền tệ
Có TK 7111- Thu NSNN (TM 4901 - Thu chênh lệch tỷ giá ngoại tệ của NS, Mã cấp NS: 1, 2)
Lưu ý:
- Phiếu chuyển khoản có thể được lập vào cuối ngày để hạch toán tổng hợp cho nhiều khoản vay nợ, trả nợ vay theo từng cấp ngân sách.
- Việc hạch toán chi tiết tại hệ thống phụ (Chương trình KTKB2008): thực hiện theo quy định hiện hành.
2.2. Đối với trái phiếu Chính phủ (TPCP) được hoán đổi
2.2.1. Tại Chương trình TABMIS
a) Trường hợp tổng mệnh giá của loại TPCP được hoán đổi lớn hơn tổng mệnh giá của các loại trái phiếu bị hoán đổi:
- Căn cứ văn bản của Vụ Huy động vốn về việc hoán đổi trái phiếu Chính phủ, kế toán lập Phiếu chuyển khoản và ghi (GL):
(1) Đỏ Có TK 3633 (MLNSNN của loại TPCP bị hoán đổi)
Đen Có TK 3633 (MLNSNN của loại TPCP được hoán đổi)
Đồng thời:
(2) Nợ TK 5431 - Chênh lệch giá phát hành trái phiếu (Số chênh lệch)
Có TK 3633 (MLNSNN của loại TPCP được hoán đổi)
(3) Nợ TK 1381 - Thanh toán gốc vay (Số chênh lệch)
Có TK 5311 - Chênh lệch cân đối thu chi và nợ vay chờ XL (Số chênh lệch)
- Căn cứ chứng từ (Uỷ nhiệm chi, Giấy báo Có, …) nộp tiền của chủ sở hữu trái phiếu (số chênh lệch), kế toán ghi (GL):
Nợ TK 3751, 1132, … (Số chênh lệch)
Có TK 5431 - Chênh lệch giá phát hành trái phiếu (Số chênh lệch)
b) Trường hợp tổng mệnh giá của loại trái phiếu được hoán đổi nhỏ hơn tổng mệnh giá của các loại trái phiếu bị hoán đổi:
- Căn cứ văn bản của Vụ Huy động vốn về việc hoán đổi trái phiếu Chính phủ, kế toán lập Phiếu chuyển khoản và ghi (GL):
(1) Đỏ Có TK 3633 (MLNSNN của loại TPCP bị hoán đổi)
Đen Có TK 3633 (MLNSNN của loại TPCP được hoán đổi)
Đồng thời:
(2) Đỏ Có TK 3633 (MLNSNN của loại TPCP bị hoán đổi)
Đen Có TK 5431 - CL giá phát hành trái phiếu (Số chênh lệch)
(3) Đỏ Nợ TK 1381 - Thanh toán gốc vay (Số chênh lệch)
Đỏ Có TK 5311 - Chênh lệch cân đối thu chi và nợ vay chờ xử lý (Số chênh lệch)
- Căn cứ số tiền chênh lệch giữa loại trái phiếu được hoán đổi và tổng mệnh giá của các loại trái phiếu bị hoán đổi phải trả lại cho chủ sở hữu, kế toán lập Uỷ nhiệm chi trả cho Chủ sở hữu trái phiếu:
+ Trường hợp chủ sở hữu mở tài khoản tại ngân hàng, kế toán ghi (AP):
Nợ TK 5431 - CL giá phát hành trái phiếu (Số chênh lệch)
Có TK 3392 - Phải trả trung gian -AP
Và áp thanh toán (AP):
Nợ TK 3392 - Phải trả trung gian - AP
Có TK 1132, 1133, …
+ Trường hợp chủ sở hữu mở tài khoản tiền gửi tại Sở Giao dịch, kế toán ghi (GL):
Nợ TK 5431 - CL giá phát hành trái phiếu (Số chênh lệch)
Có TK 3713, 3751, …
2.2.2. Tại hệ thống phụ (Chương trình KTKB2008)
a) Trường hợp tổng mệnh giá của loại trái phiếu được hoán đổi lớn hơn tổng mệnh giá của các loại trái phiếu bị hoán đổi, kế toán ghi:
Đỏ Có TK 902 (chi tiết loại TPCP bị hoán đổi)
Đen Có TK 902.90 (tổng mệnh giá của TPCP bị hoán đổi)
Đồng thời:
Nợ TK 888.01 (Số chênh lệch)
Có TK 902.90 (Số chênh lệch)
b) Trường hợp tổng mệnh giá của loại trái phiếu được hoán đổi nhỏ hơn tổng mệnh giá của các loại trái phiếu bị hoán đổi, kế toán ghi:
Đỏ Có TK 902 (chi tiết loại TPCP bị hoán đổi)
Đen Có TK 902.90 (tổng mệnh giá của TPCP được hoán đổi)
Đồng thời:
Nợ TK 902 (chi tiết loại TPCP bị hoán đổi)
Có TK 888.01 (Số chênh lệch)
2.2.3. Đối chiếu số liệu
- Định kỳ (cuối tháng, cuối năm), kế toán thực hiện đối chiếu khớp đúng số liệu trên tài khoản 36xx (Chương trình TABMIS) với số liệu trên tài khoản 90x (Chương trình KTKB2008) chi tiết theo từng loại TPCP, từng đợt phát hành, kỳ hạn, lãi suất, ...
- Việc đối chiếu số liệu các khoản vay, trả nợ vay TPCP được hoán đổi giữa Vụ Huy động vốn và Sở Giao dịch được thực hiện theo quy định hiện hành.
Kế toán trả nợ vay: thực hiện theo quy định hiện hành (lưu ý: hạch toán theo mã cấp ngân sách tương ứng).
4. Điều chỉnh số liệu trên tài khoản vay
4.1. Căn cứ số phát sinh Có, số dư Có TK 36xx (không có mã cấp ngân sách), kế toán lập Phiếu điều chỉnh, ghi (GL):
Đỏ Có TK 36xx (không có mã cấp ngân sách)
Đen Có TK 36xx (mã cấp ngân sách: 1, 2)
4.2. Căn cứ số phát sinh Nợ TK 36xx (không có mã cấp ngân sách), kế toán lập Phiếu điều chỉnh, ghi (GL):
Đỏ Nợ TK 36xx (không có mã cấp ngân sách)
Đen Nợ TK 36xx (mã cấp ngân sách: 1, 2)
4.3. Sau khi điều chỉnh xong (nếu có), số dư Có TK 36xx (mã cấp NS 1, 2) sẽ bằng số dư Nợ TK 1381 theo mã cấp ngân sách tương ứng.
II. Kế toán hồi thu nợ vay theo mục tiêu chỉ định và chuyển nguồn về KBNN cấp trên
1. Đối với các đơn vị KBNN chưa thực hiện triển khai TABMIS
- Phương pháp hạch toán nhận nguồn vốn vay, cho vay, trả nợ Gốc, Lãi, xoá nợ Gốc, …: thực hiện theo hướng dẫn tại Chương IV. Kế toán vay theo mục tiêu chỉ định tại Công văn số 2714/KBNN-KT ngày 30/12/2008 của KBNN hướng dẫn Chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN.
- Căn cứ số dư Có TK 871 “Nguồn vốn vay từ ngân sách trung ương”, TK 872 “Nguồn vốn vay từ ngân sách địa phương” và Lệnh chuyển vốn về KBNN tỉnh, thành phố của bộ phận Kiểm soát chi NSNN, kế toán KBNN quận, huyện lập Phiếu chuyển khoản và báo Có về KBNN tỉnh, thành phố.
- Căn cứ số dư Có TK 871 “Nguồn vốn vay từ ngân sách trung ương” (gồm số dư Có TK 871 tại Văn phòng KBNN tỉnh và số nhận từ KBNN quận, huyện) và Lệnh chuyển vốn về Sở Giao dịch - KBNN của phòng Kiểm soát chi NSNN, kế toán Văn phòng KBNN tỉnh lập Phiếu chuyển khoản và báo Có về Sở Giao dịch - KBNN.
2. Đối với các đơn vị KBNN đã thực hiện triển khai TABMIS
2.1. Quy định về việc hạch toán chi tiết mã N=9
Kế toán chi tiết nguồn vốn vay từ ngân sách trung ương (NSTW), ngân sách địa phương (NSĐP), lãi cho vay nguồn NSTW và NSĐP được thực hiện như sau:
- Tài khoản 3991 - Tài khoản phải trả khác (Chi tiết nguồn vốn vay từ NSTW) được kết hợp với mã đơn vị có quan hệ với ngân sách: N = 9057877.
- Tài khoản 3991 - Tài khoản phải trả khác (Chi tiết nguồn vốn vay từ NSĐP) được kết hợp với mã đơn vị có quan hệ với ngân sách: N = 9057878.
- Tài khoản 3991 - Tài khoản phải trả khác (Chi tiết Lãi cho vay nguồn NSTW) được kết hợp với mã đơn vị có quan hệ với ngân sách: N = 9057879.
- Tài khoản 3991 - Tài khoản phải trả khác (Chi tiết Lãi cho vay nguồn NSĐP) được kết hợp với mã đơn vị có quan hệ với ngân sách: N = 9057880.
2.2. Tại KBNN quận, huyện
(1) Căn cứ số dư Có TK 871Z, 872Z, kế toán lập Phiếu điều chỉnh và ghi (GL):
Đỏ Có TK 871Z, 872Z
Đen Có TK 3991 - Tài khoản phải trả khác (Chi tiết nguồn vốn vay từ NSTW, NSĐP, mã N = 9)
(2) Căn cứ chứng từ về số tiền thu hồi nợ (Bảng kê biên lai thu nợ kiêm giấy nộp tiền vào tài khoản, Phiếu thu, Giấy báo Có từ Ngân hàng, Lệnh chuyển Có,…), kế toán ghi (GL):
- Đối với số Gốc:
Nợ TK 1112, 1133, 3856, ...
Có TK 2212, 2222, 2232, …- Cho vay trong hạn, quá hạn, khoanh nợ từ vốn ngân sách, vay khác
- Đối với số Lãi:
Nợ TK 1112, 1133, 3856, ...
Có TK 3142, 3143 - Phải trả lãi vay trong hạn, quá hạn
(3) Trường hợp nợ quá hạn, nếu chủ dự án, chủ hộ vay có khó khăn, chưa trả được cả gốc và lãi cùng 1 thời điểm, nhưng có nhu cầu trả nợ gốc trước:
- Đối với số gốc: căn cứ chứng từ, kế toán hạch toán thu nợ gốc như hướng dẫn nêu trên.
- Đối với số nợ lãi vay, căn cứ số tính lãi của cán bộ tín dụng (bộ phận Kiểm soát chi NSNN) và biên nhận nợ của chủ dự án, chủ hộ vay vốn, kế toán lập Phiếu chuyển khoản và ghi (GL):
Nợ TK 1331 - Phải thu lãi cho vay
Có TK 3144 - Phải trả lãi vay đã thanh toán gốc
- Khi chủ dự án, chủ hộ vay thanh toán số lãi còn nợ, căn cứ chứng từ, kế toán ghi (GL):
Nợ TK 1112, 1133, 3856, ...
Có TK 1331 - Phải thu lãi cho vay
Đồng thời lập Phiếu chuyển khoản và ghi (GL):
Nợ TK 3144 - Phải trả lãi vay đã thanh toán gốc
Có TK 3142, 3143 - Phải trả lãi vay trong hạn, quá hạn
(4) Định kỳ cuối tháng, kế toán lập Phiếu chuyển khoản chuyển số lãi thu được về KBNN tỉnh, thành phố và ghi (GL):
Nợ TK 3142, 3143 - Phải trả lãi vay trong hạn, quá hạn
Có TK 3853 - Liên kho bạc đi - LCC
(5) Căn cứ Thông báo xoá nợ do bộ phận Kiểm soát chi NSNN chuyển đến, kế toán lập Phiếu chuyển khoản và ghi (GL):
- Xoá nợ gốc:
Nợ TK 3991 - Tài khoản phải trả khác (Chi tiết nguồn vốn vay từ NSTW, NSĐP, mã N = 9)
Có TK 2212, 2222, 2232, …- Cho vay trong hạn, quá hạn, khoanh nợ từ vốn ngân sách, vay khác
- Xoá nợ lãi:
Nợ TK 3142, 3143, 3144
Có TK 1331 - Phải thu lãi cho vay
(6) Căn cứ Lệnh chuyển vốn về KBNN tỉnh, thành phố của bộ phận Kiểm soát chi NSNN, kế toán lập Phiếu chuyển khoản và ghi (GL):
Nợ TK 3991 - Tài khoản phải trả khác (Chi tiết nguồn vốn vay từ NSTW, NSĐP, mã N = 9)
Có TK 3853 - Liên kho bạc đi - LCC
(7) Sau khi chuyển hết số dư Có TK 3991 - Tài khoản phải trả khác (Chi tiết nguồn vốn vay từ NSTW, NSĐP, mã N = 9) về KBNN tỉnh, trường hợp không thu hồi được vốn vay và được xoá nợ gốc theo quyết định của cấp có thẩm quyền: kế toán lập Phiếu chuyển khoản, báo Nợ về KBNN tỉnh và ghi (GL):
Nợ TK 3852 - Liên kho bạc đi - LCN
Có TK 2212, 2222, 2232, …- Cho vay trong hạn, quá hạn, khoanh nợ từ vốn ngân sách, vay khác
2.3. Tại KBNN tỉnh, thành phố
(1) Việc điều chỉnh số dư Có TK 871Z, 872Z, hạch toán thu hồi Gốc, Lãi các khoản vay tại Văn phòng KBNN tỉnh, thành phố: thực hiện tương tự như KBNN quận, huyện.
(2) Căn cứ số lãi thu được tại KBNN tỉnh, thành phố, kế toán lập Phiếu chuyển khoản và ghi (GL):
Nợ TK 3142, 3143 - Phải trả lãi vay trong hạn, quá hạn
Có TK 3991 - Tài khoản phải trả khác (Chi tiết lãi cho vay, mã N = 9)
(3) Căn cứ Lệnh chuyển Có về số lãi cho vay do KBNN các quận, huyện chuyển về, kế toán ghi (GL):
Nợ TK 3856 - Liên kho bạc đến - LCC
Có TK 3959 - Thanh toán vãng lai khác
Đồng thời (GL):
Nợ TK 3959 - Thanh toán vãng lai khác
Có 3991 - Tài khoản phải trả khác (Chi tiết lãi cho vay, mã N = 9)
(4) Căn cứ Lệnh chuyển số lãi cho vay về Sở Giao dịch - KBNN, kế toán lập Phiếu chuyển khoản và ghi (GL):
Nợ TK 3991 - Tài khoản phải trả khác (Chi tiết lãi cho vay, mã N = 9)
Có TK 3863 - Liên kho bạc đi - LCC
(5) Căn cứ Lệnh chuyển Có về nguồn vốn vay do KBNN các quận, huyện chuyển về, kế toán ghi (GL):
Nợ TK 3856 - Liên kho bạc đến - LCC
Có TK 3991 - Tài khoản phải trả khác (Chi tiết nguồn vốn vay từ NSTW, NSĐP, mã N = 9)
(6) Căn cứ Lệnh chuyển Nợ về số gốc vay đã được xoá nợ từ KBNN quận, huyện chuyển về, kế toán ghi (GL):
Nợ TK 3991 - Tài khoản phải trả khác (Chi tiết nguồn vốn vay từ NSTW, NSĐP, mã N = 9)
Có TK 3855 - Liên kho bạc đến - LCN
(7) Căn cứ văn bản xử lý của cơ quan tài chính về nguồn vốn vay từ NSĐP, kế toán lập Phiếu chuyển khoản, ghi (GL):
Nợ TK 3991 - Tài khoản phải trả khác (Chi tiết nguồn vốn vay từ NSĐP, mã N = 9)
Có TK 7111 - Thu NSNN (Cấp NS: 2)
(8) Căn cứ Lệnh chuyển vốn (nguồn vay từ NSTW) về Sở Giao dịch - KBNN, kế toán lập Phiếu chuyển khoản và ghi (GL):
Nợ TK 3991 - Tài khoản phải trả khác (Chi tiết nguồn vốn vay từ NSTW, mã N = 9)
Có TK 3863 - Liên kho bạc đi - LCC
(9) Sau khi chuyển hết số dư Có TK 3991 - Tài khoản phải trả khác (Chi tiết nguồn vốn vay từ NSTW, mã N = 9) về Sở Giao dịch, trường hợp không thu hồi được vốn vay và được xoá nợ gốc theo quyết định của cấp có thẩm quyền: kế toán lập Phiếu chuyển khoản, báo Nợ về Sở Giao dịch và ghi (GL):
Nợ TK 3862 - Liên kho bạc đi - LCN
Có TK 2212, 2222, 2232, …- Cho vay trong hạn, quá hạn, khoanh
nợ từ vốn ngân sách, vay khác
2.4. Tại Sở Giao dịch - KBNN
(1) Căn cứ số dư Có TK 871Z, kế toán lập Phiếu điều chỉnh, ghi (GL):
Đỏ Có TK 871Z
Đen Có TK 3991 - Tài khoản phải trả khác (Chi tiết nguồn vốn vay từ NSTW, mã N = 9)
(2) Căn cứ Lệnh chuyển Có số gốc, lãi cho vay do KBNN các tỉnh, thành phố chuyển về, kế toán ghi (GL):
- Đối với số Gốc:
Nợ TK 3866 - Liên khi bạc đến - LCC
Có TK 3991 - Tài khoản phải trả khác (Chi tiết nguồn vốn vay từ NSTW, mã N = 9)
- Đối với số Lãi:
Nợ TK 3866 - Liên khi bạc đến - LCC
Có TK 3991 - Tài khoản phải trả khác (Chi tiết lãi vay từ NSTW, mã N = 9)
(3) Căn cứ Lệnh chuyển Nợ về số gốc vay đã được xoá nợ từ KBNN tỉnh, thành phố chuyển về, kế toán ghi (GL):
Nợ TK 3991 - Tài khoản phải trả khác (Chi tiết nguồn vốn vay từ NSTW, mã N = 9)
Có TK 3865 - Liên kho bạc đến - LCN
(4) Căn cứ Lệnh chuyển kinh phí quản lý từ lãi cho vay từ nguồn vốn NSNN, kế toán lập Uỷ nhiệm chi chuyển tiền cho đơn vị hưởng (GL):
Nợ TK 3991 - Tài khoản phải trả khác (Chi tiết lãi vay, mã N = 9)
Có TK 3863 - Liên kho bạc đi - LCC
Hoặc (AP):
Nợ TK 3991 - Tài khoản phải trả khác (Chi tiết lãi vay, mã N = 9)
Có TK 3392 - Phải trả trung gian - AP
Và áp thanh toán (AP):
Nợ TK 3392 - Phải trả trung gian - AP
Có TK 1132, 1134, …
(5) Số dư Có TK 3991 (Chi tiết nguồn vốn vay từ NSTW) được xử lý sau khi có ý kiến bằng văn bản của cấp có thẩm quyền (Bộ Tài chính, KBNN).
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phản ánh về Kho bạc Nhà nước (Vụ Kế toán Nhà nước) để nghiên cứu, giải quyết./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG GIÁM ĐỐC |
- 1Công văn số 40/TCHQ-KTTT về việc ủy quyền ký chứng từ kế toán do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2Công văn số 4682/TCHQ-KTTT về việc xử lý chứng từ phi kế toán trên hệ thống KT559 do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Công văn số 2685/NHNN-KTTC về việc hướng dẫn quy trình hạch toán, luân chuyển chứng từ, mở sổ kế toán tại Phòng/ Điểm giao dịch của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 4Công văn số 3452/TCHQ-KTTT về việc vướng mắc biểu mẫu chứng từ kế toán do Tổng cục Hải quan ban hành
- 5Công văn số 4938/TCT-CS về việc ấn định thuế đối với doanh nghiệp tư nhân thi công xây dựng không thực hiện đúng và đầy đủ chứng từ hóa đơn, sổ sách kế toán do Tổng cục Thuế ban hành
- 6Thông tư 38/2013/TT-NHNN quy định về dịch chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài khi sử dụng để ghi sổ kế toán, cách viết chữ số trên chứng từ kế toán và lưu trữ chứng từ điện tử tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 7Công văn 1846/KBNN-KQ năm 2011 đối chiếu số liệu giữa kế toán và kho quỹ khi kiểm quỹ tiền mặt cuối ngày do Kho bạc Nhà nước ban hành
- 1Quyết định 120/2008/QĐ-BTC về Chế độ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 212/2009/TT-BTC hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho hệ thống thông tin quản lý ngân sách và nghiệp vụ kho bạc (TABMIS) do Bộ Tài chính ban hành
- 1Công văn số 40/TCHQ-KTTT về việc ủy quyền ký chứng từ kế toán do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2Công văn số 4682/TCHQ-KTTT về việc xử lý chứng từ phi kế toán trên hệ thống KT559 do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Công văn số 2685/NHNN-KTTC về việc hướng dẫn quy trình hạch toán, luân chuyển chứng từ, mở sổ kế toán tại Phòng/ Điểm giao dịch của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 4Công văn số 3452/TCHQ-KTTT về việc vướng mắc biểu mẫu chứng từ kế toán do Tổng cục Hải quan ban hành
- 5Công văn số 4938/TCT-CS về việc ấn định thuế đối với doanh nghiệp tư nhân thi công xây dựng không thực hiện đúng và đầy đủ chứng từ hóa đơn, sổ sách kế toán do Tổng cục Thuế ban hành
- 6Thông tư 150/2011/TT-BTC hướng dẫn hoán đổi trái phiếu Chính phủ do Bộ Tài chính ban hành
- 7Công văn 17848/BTC-TCT về khấu trừ thuế giá trị gia tăng theo Thông tư 28/2011/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành
- 8Thông tư 38/2013/TT-NHNN quy định về dịch chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài khi sử dụng để ghi sổ kế toán, cách viết chữ số trên chứng từ kế toán và lưu trữ chứng từ điện tử tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 9Công văn 1846/KBNN-KQ năm 2011 đối chiếu số liệu giữa kế toán và kho quỹ khi kiểm quỹ tiền mặt cuối ngày do Kho bạc Nhà nước ban hành
Công văn 2619/KBNN-KTNN sửa đổi tên tài khoản chứng từ kế toán và phương pháp hạch toán do Kho bạc Nhà nước ban hành
- Số hiệu: 2619/KBNN-KTNN
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 30/12/2011
- Nơi ban hành: Kho bạc Nhà nước Trung ương
- Người ký: Nguyễn Đại Trí
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra